Kính gửi Nhà văn Phạm
Viết Đào,
Tôi là Ngô Ngọc Trai,
nghề nghiệp Luật sư, là độc giả thường xuyên của blog Nhà văn Phạm Viết Đào,
mới đây thấy trên blog của Nhà văn có đưa tin về một vụ án oan tại Quảng Ninh.
Hiện tôi cũng đang kêu oan cho một bị cáo đang chờ thi hành án tử hình, đơn thư
gửi đi các nơi nhưng chưa được giải quyết. Sự tình nghiêm trọng, thời gian gấp
gáp, nay kính gửi tới Nhà văn thông tin về vụ án, kính mong được đăng tải trên
blog để thông tin về vụ án có thể đến được với những người có trách nhiệm.
Kính mong được quan tâm
cứu giúp
Xin trân trọng cảm ơn.
Lời dẫn nhập về vụ án
oan Hàn Đức Long
Điều gì đã khiến một
con người phải khai báo nhận tội mà họ không hề phạm? Điều gì đã khiến buộc một
người nhận tội mà mức án là tử hình? Điều gì đã buộc một người không chỉ nói
bằng miệng mà còn phải viết bằng tay những lời nhận tội mà mình không hề phạm?
Vụ án oan Hàn Đức Long cho thấy việc truy bức nhục hình là đặc biệt nghiêm
trọng.
Hiện nay Ban chỉ đạo
cải cách tư pháp trung ương do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đứng đầu đang hoạt
động và đã tạo hy vọng sẽ có chuyển biến tích cực trong lĩnh vực tư pháp nước
nhà. Trọng tâm của cải cách tư pháp là hoạt động điều tra và xét xử của tòa án,
đây là hai mảng hoạt động còn nhiều bất cập và khiếm khuyết nhất của hệ thống
tư pháp, nhiều vụ án oan sai nghiêm trọng làm mất niềm tin của nhân dân vào sự
công minh của luật pháp.
Hiện tại Ban nội chính
Trung ương đã đi vào hoạt động, chúng tôi được biết thẩm quyền của Ban nội
chính trung ương là: Nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, định hướng
lớn của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, về tổ chức và hoạt động của các cơ
quan nội chính (được xác định gồm viện kiểm sát, tòa án, tư pháp và các cơ quan
có chức năng tư pháp trong công an, quân đội). Đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ
việc, vụ án.
Chúng tôi thấy rằng
Ban nội chính trung ương có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét lại vụ án oan sai
Hàn Đức Long vì vụ án này có liên quan đến hoạt động của các cơ quan thuộc khối
nội chính (gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án), và liên quan đến sửa
đổi một số quy định khiếm khuyết của bộ luật tố tụng hình sự thuộc công tác xây
dựng pháp luật.
Vụ án oan khuất mà bị
cáo Hàn Đức Long bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên án tử hình về tội giết người và
hiếp dâm trẻ em là một mẫu mực cho tình trạng truy bức nhục hình trong giai
đoạn điều tra, và trong giai đoạn xét xử thì tòa án đã họp duyệt án từ trước
không căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.
Vụ án có cơ sở oan sai
rõ ràng nếu được Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương lưu tâm và xử lý thích
hợp gắn với chương trình cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước thì sẽ là một sự
kết hợp rất tích cực. Từ một vụ án oan điển hình sẽ tạo cơ sở đổi mới nền tư
pháp. Vụ án cũng thuộc thẩm quyền xem xét của Ban nội chính Trung ương, chúng
tôi kính mong Ban nội chính trung ương nhận lãnh trách nhiệm xem xét cứu vớt bị
cáo trong vụ án oan sai này.
Trân trọng cảm ơn.
LS
Ngô Ngọc Trai
ĐOÀN LUẬT SƯ TỈNH NAM ĐỊNH
VĂN
PHÒNG LUẬT SƯ
NGÔ
NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ
Số:
02/2013/CV-VPLS
V/v Công văn kêu cứu khẩn cấp
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
--------o0o---------
Nam Định, ngày 16 tháng 01 năm 2013 |
Kính
gửi:
|
- CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG
- CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
- VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
|
Văn
phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự cùng một số tổ chức hành nghề luật sư
kính gửi tới Quý ông lời chào trân trọng, kính mong được cứu giúp một việc như
sau:
Chúng
tôi nhận được đề nghị cứu giúp khẩn cấp từ người thân của bị cáo Hàn Đức Long,
người đã bị Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Giang tuyên án tử hình về tội giết
người và hiếp dâm trẻ em, hiện bị cáo đang chờ thi hành án. Xét thấy mặc dù bản
án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên vụ việc có cơ sở oan sai rõ
ràng, thời gian gấp gáp, sự tình nghiêm trọng nên chúng tôi căn cứ vào Điều 274
của Bộ luật tố tụng hình sự:
Điều 274. Phát hiện bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi
công dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng
nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này.
Chúng
tôi đồng lòng kiến nghị tới Quý ông mong mỏi được quan tâm cứu giúp.
I/ NỘI DUNG VỤ ÁN OAN SAI
Khoảng
7 giờ một tối mùa hè năm 2005 vợ chồng anh Sơn, chị Liễu (thuộc huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) đi làm đồng về không thấy con
đâu, cháu gái được 5 tuổi, mọi người đổ xô đi tìm. Sáng hôm sau người dân đi
làm sớm phát hiện thấy xác cháu tại mương nước ngoài đồng cách nhà khoảng 1km.
Khám nghiệm dấu vết hiện trường và tử thi cho thấy cháu bị hiếp dâm sau đó bị
giết chết. Khám nghiệm tử thi cho kết quả: Phổi
xung huyết, diện cắt có dịch bọt màu đỏ lẫn máu chảy ra. Lòng khí phế quản xung
huyết có dị vật lẫn bùn đất. Kết luận xác định: Nạn nhân chết do ngạt nước.
Sau khoảng 4 tháng
không tìm ra manh mối thủ phạm, phải chịu nhiều áp lực, cơ quan điều tra phát
động nhân dân tố giác tội phạm, đề nghị bà con trình báo về những sự việc từ
trước nay có ai bị hiếp dâm, hoặc biết được hành vi tình dục bất thường của ai
đó. Cơ quan điều tra nhận được đơn tố cáo của hai mẹ con, một bà cụ 70 tuổi và
người con gái 50 tuổi đều tố cáo bị người cùng thôn là Hàn Đức Long hiếp dâm.
Cơ quan điều tra bắt giam Hàn Đức Long để điều tra, trong quá trình hỏi cung
Hàn Đức Long đã thú nhận chính hắn là thủ phạm hiếp giết cháu bé 5 tuổi.
Tòa án nhân dân
(TAND) tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm tuyên án tử hình Hàn Đức Long, tòa phúc thẩm
TAND tối cao xử phúc thẩm tuyên y án tử hình. Sau đó Hội đồng thẩm phán TAND
tối cao xử giám đốc thẩm tuyên hủy hai bản án yêu cầu điều tra lại. Đến năm
2011 TAND tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm lần hai vẫn tuyên án tử hình, tòa phúc thẩm
TAND tối cao xử phúc thẩm lần 2 cũng tuyên án tử hình, hiện đang chờ thi hành
án.
Hồ sơ điều tra thể
hiện bị cáo đã thú nhận tội, nhưng mọi khi ra tòa bị cáo đều chối tội. Bị cáo
khai rằng mình bị đánh đập bức cung nhục hình ép phải nhận tội. Hội đồng xét xử
cho rằng bị cáo chối tội là do sợ chết và tin vào lời khai nhận tội của bị cáo
trong hồ sơ nhưng không tin vào lời khai của bị cáo tại tòa.
Trong thời gian điều
tra lại vụ án, một lãnh đạo cơ quan điều tra bị chết, kiểm tra tủ hồ sơ của ông
này thì thấy có 49 bút lục tài liệu liên quan đến vụ án Hàn Đức Long nhưng
không được đưa vào hồ sơ vụ án. Các tài liệu cho thấy trước thời điểm tố cáo bị
hiếp dâm, gia đình hai mẹ con nạn nhân và gia đình Hàn Đức Long đã xảy ra mâu
thuẫn đánh nhau vì tranh chấp đất đai. Hàn Đức Long đã đánh gây thương tích cho
con trai của bà cụ và vợ của anh này, chính quyền địa phương đã xử phạt buộc
Hàn Đức Long bồi thường cho gia đình bị hại 1,6 triệu đồng. Người con dâu bị
đánh chính là người đã viết đơn cho mẹ chồng và chị chồng tố cáo bị hiếp dâm.
Tại phiên tòa khi
luật sư chất vấn về sự việc này thì đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc
Giang cho rằng vụ việc đánh nhau là một sự việc độc lập đã được chính quyền
giải quyết kết thúc nên thấy rằng không cần phải đưa vào hồ sơ.
Chúng tôi cho rằng đó
chỉ là lời bao biện không xác đáng, thực chất các tài liệu này đặt ra nghi vấn
về mức độ khả tín, tính trung thực của nội dung tố cáo của hai mẹ con. Phải
chăng do mâu thuẫn gia đình, thù hằn cá nhân nên có việc vu oan giá họa? Đối
với cơ quan điều tra thì sự việc này chính là điểm mốc để bắt Hàn Đức Long và
qua đó có được thông tin bị cáo thú nhận là người giết hiếp cháu bé 5 tuổi. Nếu
không kết tội được bị cáo hiếp dâm hai mẹ con thì không có cơ sở kết tội bị cáo
hiếp giết cháu bé 5 tuổi. Bị cáo Hàn Đức Long khi ra tòa đã nhiều lần phủ nhận
việc hiếp dâm hai mẹ con và cho đó là sự trả thù cá nhân nhưng không được các
cơ quan lưu tâm.
Trong thời gian điều
tra lại, phía gia đình bà cụ đã xin rút lại nội dung tố cáo Hàn Đức Long hiếp
dâm, tuy nhiên sau đó cán bộ điều tra tiếp tục làm việc với gia đình, lấy lại
lời khai thì người con trai đại diện cho bà cụ khai báo lại giữ nguyên nội dung
tố cáo.
Sự thật khách quan
chỉ có một, nếu đúng thủ phạm là Hàn Đức Long thì các tình tiết sự việc, diễn
biến hành vi phạm tội, các thao tác hành động sẽ logic và phù hợp với nhau.
Trong vụ án này, hồ sơ mô tả hành vi phạm tội chứa đựng nhiều điểm mâu thuẫn,
các tình tiết vênh nhau vô lý, chứng tỏ tội phạm đã được thực hiện theo một
diễn biến cách thức khác và thủ phạm là một người khác. Có nhiều điểm chỉ ra
điều đó, dưới đây chúng tôi chỉ ra hai điểm như sau:
Điểm mâu thuẫn vô lý thứ nhất:
Hồ
sơ kết luận điều tra mô tả khi bị cáo bế cháu bé ra cánh đồng“…Long đặt cháu Yến ngồi trên bờ mương bên
trái, hai chân buông thõng xuống lòng mương. Long ngồi bờ mương đối diện, 2
chân đặt dưới lòng mương. Lúc này cháu Yến đã bất tỉnh nên tay phải Long giữ
vai cháu Yến, tay trái tụt quần cháu Yến và ném xuôi theo dòng nước. Sau đó
Long dùng 3 ngón tay giữa của bàn tay trái lách vào âm hộ cháu Yến…”
Tài
liệu điều tra không làm rõ cháu Yến bị bất tỉnh ở thời điểm nào, vì lý do gì mà
chỉ nêu rằng lúc này cháu Yến bất tỉnh. Trước đó bị cáo chỉ bế cháu bé không có
hành vi đánh đập. Nếu cháu không bị bất tỉnh hoặc chỉ bị ngất ở mức độ nào đó
thì khi bị đau đớn cháu sẽ kêu la, sẽ rất nguy hiểm bởi cánh đồng trống trải
khi đó, ruộng vừa mới cấy, không gian thông thoáng, thời tiết mùa hè lúc trước
7 giờ chiều trời còn sáng.
Trường
hợp cháu ngất thật sự thì tại sao bị cáo lại để cháu ngồi mà không đặt cháu nằm
ra bờ mương cho dễ thực hiện các thao tác? Cháu ngồi bệt ở bờ mương như thế thì
với một tay giữ vai, tay kia làm sao cởi được quần cháu ra? Thực tế cháu phải đứng
hoặc nằm thì mới cởi được quần, ngồi thì làm sao cởi quần lại chỉ với một tay?
Và tư thế cháu ngồi như vậy thì âm hộ cháu áp sát vào bờ mương bê tông, làm sao
bị cáo móc 3 ngón tay vào được? Bàn tay của bị cáo sẽ bị cọ sát với bờ mương bê
tông thô ráp, không thể móc vào âm hộ. Nếu cháu Yến ngửa người ra phía sau, bị
cáo móc tay vào được thì khả năng âm hộ bị rách, sẽ rách về đằng trước. Đằng
này âm hộ cháu bị rách rộng thêm một phần da tầng sinh môn về phía sau (cáo trạng
trang 5).
Nguyên
một đoạn mô tả hành vi phạm tội đã cho thấy một loạt điểm bất hợp lý, không phù
hợp với logic khách quan cho thấy nhiều khả năng tội phạm được thực hiện với tư
thế diễn biến cách thức khác, có thể ở một địa điểm khác. Bị cáo Hàn Đức Long
không phải là thủ phạm trong vụ án này, mô tả trong hồ sơ chỉ là kết quả của sự
tưởng tượng hình dung của cán bộ điều tra.
Điểm mâu thuẫn vô lý thứ hai:
Hồ sơ vụ án mô tả: Bị cáo sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm
tại bờ mương bê tông đã bế cháu bé tới một đoạn mương nước bờ đất, đặt cháu bé
ngồi trên bờ rồi đẩy cháu ngã xuống nước, bị cáo quay đầu bỏ chạy về nhà.
Kiểm tra mương nước
cho thấy: lòng mương rộng 1,6m, có nhiều
cỏ và khoai nước, sâu 35cm, từ mặt nước lên bờ mương 40cm. Hai bên bờ mương
bằng đất rộng trung bình 1,2m. Trong khi đó cháu bé 5 tuổi có chiều cao
1,07m. Với mực nước 35cm thì không thể làm chết đuối cháu bé có chiều cao
1,07m. Khám nghiệm tử thi thấy trong phế quản có dị vật lẫn bùn đất, chứng tỏ
trước khi chết cháu đã hít thở rất mạnh, chứng tỏ bị dìm cho chết ngạt. Theo
kết luận điều tra và cáo trạng thì bị cáo đã đẩy cháu bé ngã xuống mương rồi bỏ
chạy về, không dìm cháu bé, như thế hành vi mô tả trong hồ sơ không phù hợp với
kết luận giám định pháp y, không phù hợp với phân tích khoa học đưa đến nguyên
nhân cái chết cho cháu bé. Đây là một tình tiết đặc biệt quan trọng cho thấy
tội phạm đã được thực hiện theo một diễn biến cách thức khác, không đúng với mô
tả trong hồ sơ. Thủ phạm là một người khác. Một lần nữa cho thấy diễn biến mô
tả trong hồ sơ chỉ là kết quả của sự tưởng tượng hình dung của phía cơ quan
điều tra.
Vụ việc oan sai là sự thực
Hồ sơ kết tội bị cáo
không đưa ra được bất cứ chứng cứ trực tiếp nào cho thấy bị cáo có liên quan và
là thủ phạm. Bị cáo bị bắt sau khi vụ việc đã diễn ra 4 tháng và dựa vào lời tố
cáo hiếp dâm của hai mẹ con bà cụ, tuy nhiên nội dung tố cáo hiếp dâm cũng
không có bất kỳ chứng cứ nào, chỉ dựa vào lời tố cáo xuất phát từ mâu thuẫn hằn
thù gia đình. Với lý do bắt như vậy cộng với hàng loạt điểm mâu thuẫn vô lý
trong hồ sơ cho thấy bị cáo bị bắt oan là sự thực.
Vụ án đã qua 5 phiên
tòa xét xử, nhiều điểm vô lý đã được chỉ ra nhưng hội đồng xét xử vẫn không
chấp nhận. Chúng tôi cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng lo sợ phải chịu
trách nhiệm trong trường hợp bị cáo Hàn Đức Long được minh oan. Nhiều cán bộ
giải quyết vụ này hiện đang giữ các cương vị lãnh đạo.
II/ KÍNH MONG ĐƯỢC CỨU GIÚP
- Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang là Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.
Chúng tôi hiểu rằng trọng tâm của cải cách tư pháp là hoạt động điều tra, xét xử.
Vụ việc oan sai này chính là một điển hình cho thấy trong điều tra còn hiện tượng
bức cung nhục hình, trong hoạt động xét xử còn mang nặng yếu tố họp duyệt án từ
trước, kết quả tuyên án chưa dựa vào kết quả tranh luận tại phiên tòa.
Đức
phật dạy rằng cứu một mạng người phúc đẳng hà sa, Kính mong Chủ tịch nước ân giảm
án tử hình cho bị cáo Hàn Đức Long, thời gian gấp gáp, có người đang mong cho bị
cáo chết sớm để vụ việc được khép lại. Kính mong chủ tịch nước cứu giúp.
- Kính mong Chánh án
TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao căn cứ Điều 273 Bộ luật tố tụng hình
sự, ra quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với hai lý do: 1. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không
phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2.Có sự vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;
Trên
đây là mấy nội dung kiến nghị, xin được quan tâm cứu giúp!
Chúng
tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thông
tin xin liên hệ: Văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự, địa chỉ: 106/1
Lương Thế Vinh, phường Trần Đăng Ninh, TP Nam Định. Luật sư Ngô Ngọc Trai, điện
thoại 0906117641
VĂN
PHÒNG LUẬT SƯ
NGÔ
NGỌC TRAI VÀ CỘNG SỰ
Đã
ký
Luật
sư NGÔ NGỌC TRAICopy từ: NV Phạm Viết Đào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét