Bài viết này trình bày
một lược đồ tư duy, dựa trên giả thiết là những thông tin từ internet mà
tôi đã trích dẫn là đúng. Tất nhiên, một số thông tin từ internet có
thể sai, khi đó kết luận rút ra có thể cũng sai theo.
Một trong những mục đích
của bài này là để góp ý cho những người có trách nhiệm tiếp cận thêm
một cách nhìn, để hạn chế bớt chủ quan, dẫn đến việc bênh vực các thành
viên của bộ máy cầm quyền một cách quá thái và vùi dập người dân một
cách quá đáng.
Tôi chỉ trao đổi một số
khía cạnh mà tôi e rằng những người khác chưa nói, hoặc nói chưa đủ. Còn
việc đưa ra những lập luận toàn diện, nhất là những lập luận có lợi cho
phía chính quyền và có thể có hại cho gia đình họ Đoàn, thì đã có bộ
máy ăn lương khổng lồ làm, tôi không có ý định làm thay.
*
* *
Một thực tế tệ hại hay tái diễn trên "công đường" thời nay là:
- Luật sư giỏi thì chưa chắc đã được phép tiếp cận vụ án;
- Có thể luật sư được … cài, để bào chữa cho… công an và làm hại cho thân chủ;
- Luật sư muốn tranh luận thì chưa chắc đã được nói, hoặc bị cản trở bằng khống chế thời gian;
- Nếu luật sư được nói thì chưa chắc quan tòa đã nghe ;
- Nếu quan tòa có để ý nghe, thì chưa chắc đã làm theo, vì bản án đã được cấp trên ấn định từ trước.
Để khắc phục hiện trạng này, nên chăng sử dụng hình thức "bào chữa công khai" trên mạng internet và trên đài báo. Ưu điểm của hình thức này là:
- Quan tòa không cản trở được và không có khống chế thời gian;
- Không nhất thiết phải có giấy hành nghề luật sư, mà cần có đủ năng lực trí tuệ;
- Nhiều người có thể cùng tham gia bào chữa, không phụ thuộc vào không gian, địa điểm;
- Phía tòa án có đủ thời gian xem xét để chấp nhận những lập luận hợp lý;
- Những người thực sự quyết định kết cục của vụ án có đủ thời gian để cân nhắc và hiệu chỉnh mệnh lệnh điều khiển "robot công đường", tức là sửa lại các "bản án bỏ túi" trước khi trao cho "diễn viên" trình diễn tại "công đường";
- Nếu tòa án không chấp nhận những lập luận hợp lý và kết tội một cách phi lý, thì dư luận sẽ có cơ sở để phán xét và lên án.
Bài viết này là một thử nghiệm theo hướng tiếp cận "bào chữa công khai". Tại nhiều chỗ trong bài, tôi đã thử đóng vai trò "bào chữa", khi đó tất nhiên tôi chỉ trình bày những tình tiết có lợi cho "thân chủ",
mặc dù trên thực tế tôi không hề biết những người họ Đoàn là ai và thật
ra họ có sai phạm gì không, ngoài những thông tin đọc được từ internet.
Có thể sẽ nẩy sinh câu hỏi rằng ai trả cho tôi tiền "bào chữa". Xin trả lời: Gia đình ông Vươn không trả tiền cho tôi! Bằng việc "bào chữa không công",
tôi chỉ trả một phần món nợ mà tôi đã nợ bấy lâu, đó là khoản tiền mà
Nhân dân đã góp cùng bố mẹ tôi, để nuôi tôi ăn học thành người. Trong
đóng góp ấy, phần lớn nhất là của những người Nông dân (giống như gia
đình ông Vươn), những Ân nhân của tôi, như tôi đã gửi gắm trong hai bài "Vô tư"40 và "Đừng đuổi ân nhân".41
Để
bảo vệ dân oan thì phải cương quyết tấn công tội phạm liên quan, nhất
là khi tội phạm ấy xuất phát từ những người thuộc bộ máy cầm quyền.
Đối với vụ Tiên Lãng, những tội phạm liên quan xuất phát từ những người
thuộc bộ máy cầm quyền được trình bày ở phần 3 của bài viết này. Xét về
phương diện tấn công tội phạm liên quan, phương thức "bào chữa công khai" có cái lợi nổi trội, là quan tòa sẽ không thể dùng lý do kinh điển rằng vấn đề luật sư đề cập "nằm ngoài khuôn khổ vụ án đang xét" để gạt đi, nhằm kết án bằng được theo kịch bản định sẵn.
*
* *
Vừa rồi có một cuộc tranh luận sôi nổi, đôi khi quá gay gắt và thiếu công bằng, về vai trò phản biện của trí thức. Tôi không muốn tham gia cuộc tranh luận ấy, mà chỉ gửi gắm tâm sự của mình qua bài "Trí thức",42 với khổ đầu là:
"Trí thức là biết đau
Đau nỗi đau đồng loại
Đau sớm hơn người khác
Khi mọi người chưa đau."
Vâng, tôi đã viết hai
bài liên quan đến vụ Tiên Lãng bằng những nỗi đau – nỗi đau ứ máu không
cầm nổi – nỗi đau chung với những người dân cùng cực, không chỉ ở bờ
biển Tiên Lãng – nỗi đau mà tôi muốn chia sẻ với mọi người, để cho đỡ
đau…
Chú thích:
1 VietNamNet 10/02/2012: Toàn văn kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế
2 Giáo dục Việt Nam 17/01/2012 – Tuệ Minh: Phó chủ tịch TP. Hải Phòng: Nhà ông Vươn bị... dân bức xúc mà phá
3 VTC News 06/02/2012: Giám đốc CA Hải Phòng: Nhà ông Vươn chỉ là cái chòi
4 Người lao động 07/02/2012 – Thế Dũng, Mai Phương: Vụ thu hồi đất Tiên Lãng: Nhà bị phá, phải báo chứ (!)
10 Hoàng Xuân Phú 28/01/2012: Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ
11 Dân Việt 13/01/2012 – Vũ Hải, Mạnh Thắng, Mai Trang: Quyết định một nơi, cưỡng chế một nẻo
12 Dân Việt 14/01/2012 – Mạnh Thắng: Đương sự vụ cưỡng chế sẽ tố giác hành vi hủy hoại tài sản
13 Nguyễn Quang Vinh 20/01/2012: Chuyện động trời ở Tiên Lãng – Thông tin lần đầu công bố
14 Nguyễn Quang Vinh 06/02/2012: Vụ Tiên Lãng – Kỳ 1: Chuyện con chó ướt sũng lông và căn nguyên đối đầu ở Tiên Lãng
16 VnExpress 12/01/2012 – Nguyễn Hưng: 'Ngôi nhà xảy ra nổ súng có thể nằm ngoài đất cưỡng chế'
17 Đất Việt 12/01/2012 – Đặng Hồ, Quốc Tuấn: Ông Vươn và 5 người thân bị khởi tố tội 'giết người'
18 An ninh Thủ đô 21:17 05/01/2012 – Nguyên Lê: Truy bắt đối tượng dùng mìn, súng hoa cải tấn công lực lượng cưỡng chế
19 An ninh Thủ đô 06/01/2012 07:00 – Nguyên Lê: Manh động gây nổ và xả súng tấn công người thi hành công vụ
20 Ảnh lấy từ VnExpress 06/01/2012 – Nguyên Lê: Cận cảnh vụ cố thủ trong nhà, bắn trọng thương 4 cảnh sát
21 An ninh Thủ đô 05/01/2012 15:15 – Nguyên Lê: Dùng vũ khí nóng tấn công lực lượng cưỡng chế, 5 công an, bộ đội trọng thương
22 VnExpress 06/01/2012 – Nguyên Lê: Cận cảnh vụ cố thủ trong nhà, bắn trọng thương 4 cảnh sát
23 Dân trí 27/12/2006 – Lê Bảo Trung: Mua súng dễ như mua rau
24 Dân trí 15/08/2005 – Võ Khối: Mua bán súng đạn qua biên giới
25 VnExpress 09/01/2012 – Hà Anh: 'Cảnh báo của tôi về súng hoa cải không được coi trọng'
26 VTV1 05/01/2012: Bản tin thời sự
27 Trương Duy Nhất 10/02/2012: Những con chó trong vụ Tiên Lãng
28 Đất Việt 05/02/2009 – Thu Trinh: Loạn súng đạn 'hoa cải'
29 Đất Việt 04/05/2011 – Hiền Minh: Những tình tiết mới vụ chết người ở trụ sở công an huyện
30 VTV1 05/01/2012: Bản tin thời sự
31 VnExpress 08/01/2012 – Hà Anh: Giám đốc Công an Hải Phòng không hài lòng về vụ cưỡng chế
32 VnMedia 08/01/2012 – Song Linh: Giám đốc CA Hải Phòng: "Bất ngờ với vụ nổ súng ở Tiên Lãng"
33 Giáo dục Việt Nam 17/01/2012 – Tuệ Minh: Phó chủ tịch TP. Hải Phòng: Nhà ông Vươn bị... dân bức xúc mà phá
34 YouTube: Bà Nguyễn Thị Thương trả lời phỏng vấn
35 Tuổi trẻ online 09/09/2006 – N. V. Hải, Trọng Phú: Lãnh đạo Hải Phòng: "răn đe là chính"!
36 Đất Việt 16/02/2012 – Đ. Hồ - M. Ngọc: Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Lãnh đạo Hải Phòng hứa xử lý rốt ráo
37 Trần Đình Nhu 08/02/2012: Sai phạm nghiêm trọng nhất của Huyện ủy Tiên Lãng: Tập trung ba trăm đảng viên để tuyên truyền điều ngược ngạo
38 Nguyễn Quang Vinh 12/02/2012: Vụ Tiên Lãng - Kỳ 7: Hải Phòng thách thức dư luận và thách thức Thủ tướng
39 Phunutoday 07/02/2012 Hà Linh: Công an báo nhầm luật sư bào chữa cho ông Vươn
40 Hoàng Xuân Phú 04.02.2012: Vô tư
41 Hoàng Xuân Phú 04.02.2012: Đừng đuổi ân nhân
42 Hoàng Xuân Phú 02/02/2012: Trí thức
_____________________________
Nguyễn Xuân Diện xin phép giới thiệu đôi dòng về tác giả Hoàng Xuân Phú:
Giáo sư Tiến sỹ khoa học HOÀNG XUÂN PHÚ (ảnh) công tác tại Viện Toán học, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ông là Viện sĩ thông tấn của hai Viện Hàn Lâm khoa học:
- Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg
- Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria
*
Ông cũng đã từng vài lần tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội, và có một bộ ảnh rất đẹp gửi tặng Nguyễn Xuân Diện - Blog, tại đây:
Lắng nghe đồng bào tôi nói: Chùm 1- Chùm 2 - Chùm 3
**Ông là tác giả của loạt bài về Điện Hạt nhân (trong mục Bài quan trọng của Blog này). Loạt bài này đã được gửi tới 63 đoàn Đại biểu Quốc hội Khóa XIII:
Bài 1: Mạn đàm về an toàn điện hạt nhân
- Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg
- Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria
*
Ông cũng đã từng vài lần tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội, và có một bộ ảnh rất đẹp gửi tặng Nguyễn Xuân Diện - Blog, tại đây:
Lắng nghe đồng bào tôi nói: Chùm 1- Chùm 2 - Chùm 3
**Ông là tác giả của loạt bài về Điện Hạt nhân (trong mục Bài quan trọng của Blog này). Loạt bài này đã được gửi tới 63 đoàn Đại biểu Quốc hội Khóa XIII:
Bài 1: Mạn đàm về an toàn điện hạt nhân
Bài 3: Phiêu lưu điện hạt nhân
Ông còn là tác giả của bài viết: Quyền Biểu tình của công dân, đăng trên NXD-Blog.
*Liên quan đến chủ đề Vụ án Đoàn Văn Vươn, tác giả Hoàng Xuân Phú có bài viết:
Nhân vụ Tiên Lãng bàn về công vụ
Bài xuất bản lần đầu: 17.2.2012.
Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét