Luật gia Lê Hiếu Đằng: Việt Nam đừng bỏ lỡ cơ hội thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc
Luật gia Lê Hiếu Đằng
RFI/Capdevielle
Thế nhưng nếu Trung Quốc hàng năm rầm rộ tổ chức kỷ niệm cái gọi là «
cuộc chiến phản kích tự vệ quân xâm lược Việt Nam ở Quảng Tây », thì
phía chính quyền Việt Nam lại hoàn toàn im lặng trong suốt hơn ba chục
năm qua. Thậm chí các hoạt động tưởng niệm của một số nhân sĩ và công dân ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mới đây còn bị ngăn trở.
Như chúng ta đã biết, ngày 17/02/1979, Trung Quốc đã xua hơn
30 vạn quân trang bị hùng hậu tràn vào xâm chiếm 5 tỉnh biên giới phía
bắc Việt Nam. Tuy bị bất ngờ và lực lượng yếu hơn, nhưng phía Việt Nam
đã chống trả mãnh liệt, khiến quân Trung Quốc phải rút về nước ngày
18/03/1979.
RFI Việt ngữ đã trao đổi về vấn đề này với Luật gia Lê Hiếu
Đằng Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
RFI : Kính
chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, đã 34 năm qua trôi qua, nhưng
cuộc chiến tran thểh biên giới 1979 vẫn ít được nhắc đến trên các phương
tiện truyền thông cũng như trong sách giáo khoa tại Việt Nam, như thể
đây là một cuộc chiến « phi nghĩa » ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Vừa qua chúng tôi có đưa ra lời kêu gọi cả nước có những hoạt động để tưởng nhớ những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh để bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Có thể nói đây là một cuộc chiến do bành trướng Trung Quốc chủ động mở ra xâm lược, mà Đặng Tiểu Bình gọi là « cho Việt Nam một bài học ». Chính việc họ bất ngờ tấn công làm cho phía Việt Nam tổn thất khá nhiều, kể cả chiến sĩ và nhân dân. Nhưng rõ ràng là chiến sĩ và đồng bào ở các tỉnh biên giới chiến đấu rất là dũng cảm, và cuối cùng cũng đẩy lui được cuộc tiến công quân sự rất rầm rộ này của Trung Quốc. Họ tính là sẽ giành thắng lợi, nhưng cuối cùng phải rút lui.
Đây là một cuộc chiến đấu rất dũng cảm, đã bảo vệ được phần đất ở biên giới phía Bắc của tổ quốc chúng ta. Do đó sự hy sinh của đồng bào và chiến sĩ phải được ghi nhận, được tổ chức tưởng niệm hàng năm, chứ không thể nào lãng quên. Mà chúng ta nhớ là sau chiến tranh biên giới năm 1979, chúng ta đã đưa vào Hiến pháp Việt Nam « Trung Quốc là kẻ thù chính và trực tiếp ». Nhưng bây giờ thì lại hàng năm không kỷ niệm. Ví dụ năm nay chẳng hạn, nhà nước không có một hoạt động nào để tưởng niệm các đồng bào chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến biên giới năm 1979. Đến nỗi mà chúng tôi với tư cách công dân phải ra lời kêu gọi các địa phương trong cả nước, vì vậy tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Hà Nội và một số địa điểm khác cũng có tiến hành một số hoạt động. Nhưng mà điều tệ hại là lại bị ngăn cản.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh thì không đến nỗi bị cản trở, nhưng sau đó không biết họ sợ cái gì mà họ lại đến gỡ bỏ chữ « Trung Quốc xâm lược », chỉ còn lại mấy cái vòng hoa ở tượng Đức Trần Hưng Đạo. Nhưng ở Hà Nội thì họ ngăn cản, làm cho những nhân sĩ trí thức và đại diện các tầng lớp nhân dân thủ đô do nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc dẫn đầu cũng không được vô khu vực Đài tưởng niệm chiến sĩ ở Hà Nội, phải đứng xa nhìn vào để tưởng niệm. Tôi cho đó là một việc làm hết sức là vô ơn bạc nghĩa.
Ai phải chịu trách nhiệm về việc này ? Và ai phải trả lời trước thanh niên về sự vô ơn đó ? Đây là một việc làm cần phải lên án. Lẽ ra nhà nước phải đứng ra tổ chức.
Như chúng ta đã biết, trong Hội nghị Thành Đô lúc ông Nguyễn Văn Linh còn làm Bí thư, tôi nghe nhiều người nói có cam kết là không nhắc lại chiến tranh biên giới. Tôi cho đây là một cam kết hết sức sai lầm. Tại sao với Pháp, với Mỹ, những trận như Điện Biên Phủ hay trận chiến trên không 12 ngày đêm thì chúng ta tổ chức kỷ niệm rầm rộ, nhưng đối với trận chiến biên giới năm 1979 thì chúng ta lại im lặng ? Như vậy chứng tỏ chúng ta không khách quan.
Lịch sử là lịch sử ! Trong thời điểm đó, nhà cầm quyền Trung Quốc có thể nói là rất phản động khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc của chúng ta. Đó là một giai đoạn lịch sử, chúng ta phải nhìn nhận, và phải nhắc nhở con cháu chúng ta nhớ mãi những hình ảnh này. Nhớ mãi cái dã tâm xâm lược của bọn bành trướng Bắc Kinh, để làm một bài học cảnh giác, không để cho những hành động như năm 1979 xảy ra nữa.
Chứ nếu nhà nước Việt Nam lờ đi và không có những hoạt động kỷ niệm để nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ và đồng bào đã nằm xuống ở biên giới phía Bắc, thì đó là một hành động rất vô ơn, gây công phẫn, bất bình đối với nhân dân Việt Nam. Và nhân dân thế giới người ta cũng chê cười.
Ví dụ Liên Xô chẳng hạn. Người ta vẫn kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới năm 1960 giữa Trung Quốc và Liên Xô, tức là Nga bây giờ. Thế thì tại sao chúng ta lại không làm một cách công khai minh bạch ? Theo tôi, nếu Trung Quốc có nói thì chúng ta cần rõ ràng : cái giai đoạn đó anh sai lầm, và đã gây cho dân tộc tôi, cho đồng bào tôi ở một bộ phận lãnh thổ những cảnh đau thương tang tóc như vậy. Tôi có quyền - đầy đủ chủ quyền của một nước độc lập - để mà tiến hành các cuộc kỷ niệm đó !
Những nghĩa trang của chiến sĩ, đồng bào ở biên giới phía Bắc đến ngày thương binh liệt sĩ, theo tôi biết là cũng không có một vòng hoa viếng ! Việc này làm cho người dân không thể nào hiểu nổi vì sao lại có sự im lặng đáng sợ như vậy. Trong đợt 17/2 vừa qua, trên mạng nhiều cán bộ chiến sĩ, nhiều anh em đã chiến đấu cũng nói lên nỗi niềm đó. Người ta đã hy sinh biết bao xương máu để rồi bây giờ nhà nước lại làm ngơ, không tiến hành những hoạt động để tưởng nhớ đến những người đã nằm xuống. Đó là một điều không thể chấp nhận được !
RFI : Chính quyền Việt Nam không chỉ im lặng mà còn ngăn trở các hoạt động tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới 1979, theo ông có thể giải thích thái độ đó như thế nào ?
Tôi cho có thể giải thích là : Họ sợ Trung Quốc. Nhưng một chính sách ngoại giao hòa hiếu có nghĩa là phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Chứ không thể nào chúng ta lại sợ đến nỗi mà không kỷ niệm một giai đoạn lịch sử một cách khách quan như vậy, sợ là Trung Quốc có phản ứng thế này thế kia. Tôi nghĩ là chúng ta phải đủ bản lĩnh để trả lời nếu Trung Quốc đặt vấn đề khi chúng ta kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, và có trách nhiệm trước dân để trả lời với ban lãnh đạo Bắc Kinh. Không có gì phải sợ hãi cả. Đó là điều rất bình thường, bởi vì lịch sử là lịch sử.
Có nhiều người đề nghị là phải đưa giai đoạn chiến tranh biên giới vào sách sử cho các em, các cháu học. Đó là vấn đề giáo dục truyền thống mà các vị lãnh đạo Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thường nhắc nhở. Thế thì rõ ràng cuộc chiến tranh biên giới với thắng lợi rất là oanh liệt như vậy, tại sao không đưa vào sử sách để giáo dục truyền thống ? Chẳng những im lặng mà lại cản trở nữa, thì đó là một việc làm hoàn toàn không đúng đắn. Nói cách khác là trái với đạo lý của những người đang sống, được sống nhờ sự hy sinh xương máu của những đồng bào, chiến sĩ đã nằm xuống.
RFI : Nhìn một cách tổng quát, phải chăng đã đến lúc phải xác định bạn và thù, trong cục diện địa chính trị mới ?
Vấn đề theo tôi là tình hình thế giới đã thay đổi. Cuộc chiến tranh lạnh không còn nữa, và vấn đề ý thức hệ không còn như trước nữa. Bởi vì ngay một nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và các nước Đông Âu thì cũng đã sụp đổ. Thế thì chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề căn bản hiện nay, trong đó có chính sách ngoại giao. Ví dụ nhà nước chúng ta cũng nêu chính sách ngoại giao là đa phương hóa đối với các nước, thế thì tình hình hiện nay rất là thuận lợi. Có thể nói đây là thời cơ để chúng ta thực hiện chính sách ngoại giao đó.
Có nghĩa là chúng ta không dựa vào Trung Quốc, và không sợ Trung Quốc, bởi vì chúng ta được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều nước thuộc khối ASEAN, rồi Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả Mỹ. Tôi nghĩ là thái độ chúng ta phải rõ ràng. Chúng ta không dựa vào nước nào để chống nước nào, nhưng vì lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước, phải có thái độ là nếu ai tốt với chúng ta, không xâm lược ta thì chúng ta phải đứng về phía họ để chống lại bọn xâm lược, để bảo vệ.
Chứ thật ra bây giờ về mặt quân sự mà nói thì Việt Nam chúng ta với một nền kinh tế như thế này dù có trang thiết bị quân sự tối tân đến đâu cũng không đủ sức. Mà cái thế của chúng ta là cái thế lòng dân – đang sôi sục phẫn nộ trước những hành động xâm lược của Trung Quốc. Và cái thế thứ hai là cái thế của quốc tế, của thời đại.
Hiện nay dòng chảy của thời đại là xu thế dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới. Mà Trung Quốc thì ngược lại - một nước trỗi dậy về mặt kinh tế nhưng đồng thời lại có những hành động có thể nói là hết sức xấc láo : xâm lược, đe dọa nước này nước kia. Thì tôi nghĩ là họ phải bị cô lập.
Vì vậy mà chúng ta phải có một đường lối rõ ràng, chứ không thể nào cứ mập mờ như thế này. Sẽ bỏ qua mất thời cơ để chúng ta dứt khoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, để trở thành một nước độc lập thực sự, một nước có nền ngoại giao bình đẳng với tất cả các nước. Trên cơ sở đó chúng ta không phải sợ một ai cả. Chúng ta đủ bản lĩnh để mà quan hệ với tất cả các nước một cách bình đẳng, để bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
RFI : Nếu chiến tranh với Trung Quốc nổ ra, thì theo ông Việt Nam có thuận lợi và bất lợi gì so với năm 1979 trước đây ?
Trước hết, theo tôi nghĩ chúng ta phải hết sức tránh xảy ra chiến tranh. Bởi vì đất nước Việt Nam cũng đã trải qua nhiều năm chiến tranh rồi. Và nói như nhà thơ Nguyễn Duy, trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, thì thất bại cũng là nhân dân mà thôi. Do đó phải hết sức tránh chiến tranh.
Nhưng tôi đánh giá tình hình hiện nay khác với năm 1979 ở chỗ là, năm 1979 chúng ta đang bị cô lập, trong khi hiện nay chúng ta đã là thành viên của khối ASEAN và là thành viên của nhiều định chế khác nữa. Hơn nữa, trào lưu tiến bộ, trào lưu dân chủ trên thế giới hiện nay đang bao trùm.
Vì vậy với tình hình như thế này, theo tôi Trung Quốc họ cũng không dại gì mà gây chiến với chúng ta. Hơn nữa, tình hình nội bộ của họ cũng rất rối ren, và kinh tế cũng vậy. Họ phát triển nóng, thành ra họ đứng trước những khó khăn về nguyên liệu, về đủ thứ chuyện, chứ không phải suông sẻ. Tình hình quốc nội và quốc tế của Trung Quốc không cho phép họ tiến hành một cuộc chiến tranh như năm 1979.
Còn nếu vạn bất đắc dĩ, họ lấn lướt, ép chúng ta, rồi có thể cuối cùng họ đi đến một cuộc chiến tranh cục bộ, ví dụ đánh chiếm đảo, thì chúng ta cũng phải cương quyết bảo vệ. Và lúc đó chúng ta cũng phải kêu gọi các nước trên thế giới ủng hộ cuộc chiến đấu của chúng ta.
Nhất là lúc đó Trung Quốc sẽ phải lòi mặt ra. Nó cũng có cái lợi là để giới lãnh đạo Việt Nam thấy được cái bản chất, thấy được cái bộ mặt thật của Trung Quốc là như thế nào, để từ đó mà không còn « bốn tốt, mười sáu chữ vàng ». Để Trung Quốc bộc lộ cái bộ mặt họ ra ! Chứ còn tôi nghĩ chiến tranh lớn thì khó xảy ra, và chúng ta hết sức tránh.
RFI : Có lẽ giới lãnh đạo Việt Nam không phải là không biết bộ mặt thật của Trung Quốc, nhưng nhiều khi đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi đất nước ?
Thì họ có thấy, nhưng mà theo tôi, họ thấy chưa đầy đủ. Bởi vì đúng là bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân, của gia đình, và nhất là họ không đặt lợi ích của đất nước, của Tổ quốc lên trên. Họ sợ nếu mà không dựa vào Trung Quốc thì sẽ sụp đổ chế độ.
Nhưng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không nắm ngọn cờ dân tộc, không nắm ngọn cờ dân chủ, thì chính tự bản thân mình gây khó cho mình. Tự bản thân mình sẽ tạo những điều kiện để đi đến chỗ suy yếu, rồi mất lòng dân, và sụp đổ, nếu không chịu thay đổi.
Vì vậy vừa rồi chúng tôi, một số nhân sĩ đã soạn dự thảo Hiến pháp 2013 để mong Đảng và Nhà nước Việt Nam thấy được cái tình hình này mà tự điều chỉnh. Tự thoát khỏi những hạn chế vì quyền lợi cục bộ của mình, để đặt lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân lên trên, và có những thái độ căn cơ để từ đó làm cho đất nước Việt Nam nhanh chóng phát triển và hòa nhập chung với dòng chảy tiến bộ và dân chủ hiện nay trên thế giới.
Chúng tôi rất mong như vậy. Do đó cuộc đấu tranh hiện nay của nhân sĩ trí thức hay các tầng lớp đồng bào khác ở Việt Nam là đấu tranh bất bạo động, ôn hòa, dùng những biện pháp để thức tỉnh những người lãnh đạo ở Việt Nam thấy được các vấn đề của đất nước, của dân tộc như thế nào để tự điều chỉnh.
Có thể nói nếu Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện được điều đó, thì với cái quá khứ chống xâm lược thành công, và hiện nay nếu có chuyển đổi thuận lòng dân như vậy, thì uy tín vẫn giữ được. Còn nếu cứ đi theo con đường hiện nay là mất dân chủ, rồi tham nhũng, nội bộ đấu đá nhau theo kiểu đó, thì dần dần sẽ không còn chỗ đứng trong lòng dân tộc Việt Nam nữa.
Đó là cái nguy cơ mà họ thường nói là làm sụp đổ chế độ, chứ không ai khác. Chính họ là những người sẽ tự đào mồ chôn họ, nếu không thấy đây là thời cơ để thay đổi. Nếu mà để lỡ thời cơ một lần nữa, thì nguy cơ sụp đổ của chế độ sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Mà chúng tôi thì không mong như vậy. Chúng tôi muốn là các vị lãnh đạo của Việt Nam sáng suốt, có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với xu thế hiện nay trên thế giới, đặt lợi ích đất nước và dân tộc lên trên.
RFI : Trước đây những trận đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược có yếu tố lòng dân rất lớn như Hội nghị Diên Hồng chẳng hạn. Nhưng bây giờ sau những sự kiện như trấn áp các cuộc biểu tình chống hành động bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông, thì không ít người yêu nước đã tỏ ra chán ngán. Trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc, liệu người dân có một lòng ủng hộ chính quyền hay không ?
Tôi cho rằng chính các lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ về điều đó. Nếu xảy ra chiến tranh dù là với bất cứ nước nào kể cả Trung Quốc thì ai là người sẽ cầm súng ? Ai sẽ là người đứng ra bảo vệ đất nước ? Chỉ có dân thôi, chứ không phải mấy ông lãnh đạo – trong đó có thanh niên. Thế thì vấn đề ở chỗ là nếu làm cách nào đó, cái nhuệ khí, cái niềm tin họ đã mất nơi người lãnh đạo, thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chiến đấu khi bị xâm lược.
Nhưng tôi vẫn tin rằng, như lịch sử chúng ta đã chứng minh, là trong tình hình như vậy sẽ xuất hiện người lãnh đạo. Sẽ xuất hiện những vị anh hùng để lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên chống bọn xâm lược mới dù là ở đâu – ví dụ bọn bành trướng Bắc Kinh chẳng hạn. Sẽ xuất hiện những người yêu nước. Ngay trong quân đội nhân dân Việt Nam cũng sẽ xuất hiện những vị tướng để có thể đứng ra lãnh đạo cuộc chiến đấu này.
Tôi nghĩ là không phải ai cũng bán mình cho quỷ sứ cả, mà sẽ còn những người căn bản là tốt, người tốt trong nhà nước, cùng với nhân dân chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược. Bởi vì cái truyền thống của dân tộc Việt Nam là như vậy. Khi có xâm lăng sẽ đoàn kết lại với nhau chiến đấu để mà chiến thắng kẻ thù.
RFI : Xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Vừa qua chúng tôi có đưa ra lời kêu gọi cả nước có những hoạt động để tưởng nhớ những đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh để bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Có thể nói đây là một cuộc chiến do bành trướng Trung Quốc chủ động mở ra xâm lược, mà Đặng Tiểu Bình gọi là « cho Việt Nam một bài học ». Chính việc họ bất ngờ tấn công làm cho phía Việt Nam tổn thất khá nhiều, kể cả chiến sĩ và nhân dân. Nhưng rõ ràng là chiến sĩ và đồng bào ở các tỉnh biên giới chiến đấu rất là dũng cảm, và cuối cùng cũng đẩy lui được cuộc tiến công quân sự rất rầm rộ này của Trung Quốc. Họ tính là sẽ giành thắng lợi, nhưng cuối cùng phải rút lui.
Đây là một cuộc chiến đấu rất dũng cảm, đã bảo vệ được phần đất ở biên giới phía Bắc của tổ quốc chúng ta. Do đó sự hy sinh của đồng bào và chiến sĩ phải được ghi nhận, được tổ chức tưởng niệm hàng năm, chứ không thể nào lãng quên. Mà chúng ta nhớ là sau chiến tranh biên giới năm 1979, chúng ta đã đưa vào Hiến pháp Việt Nam « Trung Quốc là kẻ thù chính và trực tiếp ». Nhưng bây giờ thì lại hàng năm không kỷ niệm. Ví dụ năm nay chẳng hạn, nhà nước không có một hoạt động nào để tưởng niệm các đồng bào chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến biên giới năm 1979. Đến nỗi mà chúng tôi với tư cách công dân phải ra lời kêu gọi các địa phương trong cả nước, vì vậy tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Hà Nội và một số địa điểm khác cũng có tiến hành một số hoạt động. Nhưng mà điều tệ hại là lại bị ngăn cản.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh thì không đến nỗi bị cản trở, nhưng sau đó không biết họ sợ cái gì mà họ lại đến gỡ bỏ chữ « Trung Quốc xâm lược », chỉ còn lại mấy cái vòng hoa ở tượng Đức Trần Hưng Đạo. Nhưng ở Hà Nội thì họ ngăn cản, làm cho những nhân sĩ trí thức và đại diện các tầng lớp nhân dân thủ đô do nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc dẫn đầu cũng không được vô khu vực Đài tưởng niệm chiến sĩ ở Hà Nội, phải đứng xa nhìn vào để tưởng niệm. Tôi cho đó là một việc làm hết sức là vô ơn bạc nghĩa.
Ai phải chịu trách nhiệm về việc này ? Và ai phải trả lời trước thanh niên về sự vô ơn đó ? Đây là một việc làm cần phải lên án. Lẽ ra nhà nước phải đứng ra tổ chức.
Như chúng ta đã biết, trong Hội nghị Thành Đô lúc ông Nguyễn Văn Linh còn làm Bí thư, tôi nghe nhiều người nói có cam kết là không nhắc lại chiến tranh biên giới. Tôi cho đây là một cam kết hết sức sai lầm. Tại sao với Pháp, với Mỹ, những trận như Điện Biên Phủ hay trận chiến trên không 12 ngày đêm thì chúng ta tổ chức kỷ niệm rầm rộ, nhưng đối với trận chiến biên giới năm 1979 thì chúng ta lại im lặng ? Như vậy chứng tỏ chúng ta không khách quan.
Lịch sử là lịch sử ! Trong thời điểm đó, nhà cầm quyền Trung Quốc có thể nói là rất phản động khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc của chúng ta. Đó là một giai đoạn lịch sử, chúng ta phải nhìn nhận, và phải nhắc nhở con cháu chúng ta nhớ mãi những hình ảnh này. Nhớ mãi cái dã tâm xâm lược của bọn bành trướng Bắc Kinh, để làm một bài học cảnh giác, không để cho những hành động như năm 1979 xảy ra nữa.
Chứ nếu nhà nước Việt Nam lờ đi và không có những hoạt động kỷ niệm để nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ và đồng bào đã nằm xuống ở biên giới phía Bắc, thì đó là một hành động rất vô ơn, gây công phẫn, bất bình đối với nhân dân Việt Nam. Và nhân dân thế giới người ta cũng chê cười.
Ví dụ Liên Xô chẳng hạn. Người ta vẫn kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới năm 1960 giữa Trung Quốc và Liên Xô, tức là Nga bây giờ. Thế thì tại sao chúng ta lại không làm một cách công khai minh bạch ? Theo tôi, nếu Trung Quốc có nói thì chúng ta cần rõ ràng : cái giai đoạn đó anh sai lầm, và đã gây cho dân tộc tôi, cho đồng bào tôi ở một bộ phận lãnh thổ những cảnh đau thương tang tóc như vậy. Tôi có quyền - đầy đủ chủ quyền của một nước độc lập - để mà tiến hành các cuộc kỷ niệm đó !
Những nghĩa trang của chiến sĩ, đồng bào ở biên giới phía Bắc đến ngày thương binh liệt sĩ, theo tôi biết là cũng không có một vòng hoa viếng ! Việc này làm cho người dân không thể nào hiểu nổi vì sao lại có sự im lặng đáng sợ như vậy. Trong đợt 17/2 vừa qua, trên mạng nhiều cán bộ chiến sĩ, nhiều anh em đã chiến đấu cũng nói lên nỗi niềm đó. Người ta đã hy sinh biết bao xương máu để rồi bây giờ nhà nước lại làm ngơ, không tiến hành những hoạt động để tưởng nhớ đến những người đã nằm xuống. Đó là một điều không thể chấp nhận được !
RFI : Chính quyền Việt Nam không chỉ im lặng mà còn ngăn trở các hoạt động tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới 1979, theo ông có thể giải thích thái độ đó như thế nào ?
Tôi cho có thể giải thích là : Họ sợ Trung Quốc. Nhưng một chính sách ngoại giao hòa hiếu có nghĩa là phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Chứ không thể nào chúng ta lại sợ đến nỗi mà không kỷ niệm một giai đoạn lịch sử một cách khách quan như vậy, sợ là Trung Quốc có phản ứng thế này thế kia. Tôi nghĩ là chúng ta phải đủ bản lĩnh để trả lời nếu Trung Quốc đặt vấn đề khi chúng ta kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, và có trách nhiệm trước dân để trả lời với ban lãnh đạo Bắc Kinh. Không có gì phải sợ hãi cả. Đó là điều rất bình thường, bởi vì lịch sử là lịch sử.
Có nhiều người đề nghị là phải đưa giai đoạn chiến tranh biên giới vào sách sử cho các em, các cháu học. Đó là vấn đề giáo dục truyền thống mà các vị lãnh đạo Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thường nhắc nhở. Thế thì rõ ràng cuộc chiến tranh biên giới với thắng lợi rất là oanh liệt như vậy, tại sao không đưa vào sử sách để giáo dục truyền thống ? Chẳng những im lặng mà lại cản trở nữa, thì đó là một việc làm hoàn toàn không đúng đắn. Nói cách khác là trái với đạo lý của những người đang sống, được sống nhờ sự hy sinh xương máu của những đồng bào, chiến sĩ đã nằm xuống.
RFI : Nhìn một cách tổng quát, phải chăng đã đến lúc phải xác định bạn và thù, trong cục diện địa chính trị mới ?
Vấn đề theo tôi là tình hình thế giới đã thay đổi. Cuộc chiến tranh lạnh không còn nữa, và vấn đề ý thức hệ không còn như trước nữa. Bởi vì ngay một nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô và các nước Đông Âu thì cũng đã sụp đổ. Thế thì chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề căn bản hiện nay, trong đó có chính sách ngoại giao. Ví dụ nhà nước chúng ta cũng nêu chính sách ngoại giao là đa phương hóa đối với các nước, thế thì tình hình hiện nay rất là thuận lợi. Có thể nói đây là thời cơ để chúng ta thực hiện chính sách ngoại giao đó.
Có nghĩa là chúng ta không dựa vào Trung Quốc, và không sợ Trung Quốc, bởi vì chúng ta được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều nước thuộc khối ASEAN, rồi Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả Mỹ. Tôi nghĩ là thái độ chúng ta phải rõ ràng. Chúng ta không dựa vào nước nào để chống nước nào, nhưng vì lợi ích của dân tộc, lợi ích của đất nước, phải có thái độ là nếu ai tốt với chúng ta, không xâm lược ta thì chúng ta phải đứng về phía họ để chống lại bọn xâm lược, để bảo vệ.
Chứ thật ra bây giờ về mặt quân sự mà nói thì Việt Nam chúng ta với một nền kinh tế như thế này dù có trang thiết bị quân sự tối tân đến đâu cũng không đủ sức. Mà cái thế của chúng ta là cái thế lòng dân – đang sôi sục phẫn nộ trước những hành động xâm lược của Trung Quốc. Và cái thế thứ hai là cái thế của quốc tế, của thời đại.
Hiện nay dòng chảy của thời đại là xu thế dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới. Mà Trung Quốc thì ngược lại - một nước trỗi dậy về mặt kinh tế nhưng đồng thời lại có những hành động có thể nói là hết sức xấc láo : xâm lược, đe dọa nước này nước kia. Thì tôi nghĩ là họ phải bị cô lập.
Vì vậy mà chúng ta phải có một đường lối rõ ràng, chứ không thể nào cứ mập mờ như thế này. Sẽ bỏ qua mất thời cơ để chúng ta dứt khoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc, để trở thành một nước độc lập thực sự, một nước có nền ngoại giao bình đẳng với tất cả các nước. Trên cơ sở đó chúng ta không phải sợ một ai cả. Chúng ta đủ bản lĩnh để mà quan hệ với tất cả các nước một cách bình đẳng, để bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
RFI : Nếu chiến tranh với Trung Quốc nổ ra, thì theo ông Việt Nam có thuận lợi và bất lợi gì so với năm 1979 trước đây ?
Trước hết, theo tôi nghĩ chúng ta phải hết sức tránh xảy ra chiến tranh. Bởi vì đất nước Việt Nam cũng đã trải qua nhiều năm chiến tranh rồi. Và nói như nhà thơ Nguyễn Duy, trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, thì thất bại cũng là nhân dân mà thôi. Do đó phải hết sức tránh chiến tranh.
Nhưng tôi đánh giá tình hình hiện nay khác với năm 1979 ở chỗ là, năm 1979 chúng ta đang bị cô lập, trong khi hiện nay chúng ta đã là thành viên của khối ASEAN và là thành viên của nhiều định chế khác nữa. Hơn nữa, trào lưu tiến bộ, trào lưu dân chủ trên thế giới hiện nay đang bao trùm.
Vì vậy với tình hình như thế này, theo tôi Trung Quốc họ cũng không dại gì mà gây chiến với chúng ta. Hơn nữa, tình hình nội bộ của họ cũng rất rối ren, và kinh tế cũng vậy. Họ phát triển nóng, thành ra họ đứng trước những khó khăn về nguyên liệu, về đủ thứ chuyện, chứ không phải suông sẻ. Tình hình quốc nội và quốc tế của Trung Quốc không cho phép họ tiến hành một cuộc chiến tranh như năm 1979.
Còn nếu vạn bất đắc dĩ, họ lấn lướt, ép chúng ta, rồi có thể cuối cùng họ đi đến một cuộc chiến tranh cục bộ, ví dụ đánh chiếm đảo, thì chúng ta cũng phải cương quyết bảo vệ. Và lúc đó chúng ta cũng phải kêu gọi các nước trên thế giới ủng hộ cuộc chiến đấu của chúng ta.
Nhất là lúc đó Trung Quốc sẽ phải lòi mặt ra. Nó cũng có cái lợi là để giới lãnh đạo Việt Nam thấy được cái bản chất, thấy được cái bộ mặt thật của Trung Quốc là như thế nào, để từ đó mà không còn « bốn tốt, mười sáu chữ vàng ». Để Trung Quốc bộc lộ cái bộ mặt họ ra ! Chứ còn tôi nghĩ chiến tranh lớn thì khó xảy ra, và chúng ta hết sức tránh.
RFI : Có lẽ giới lãnh đạo Việt Nam không phải là không biết bộ mặt thật của Trung Quốc, nhưng nhiều khi đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi đất nước ?
Thì họ có thấy, nhưng mà theo tôi, họ thấy chưa đầy đủ. Bởi vì đúng là bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân, của gia đình, và nhất là họ không đặt lợi ích của đất nước, của Tổ quốc lên trên. Họ sợ nếu mà không dựa vào Trung Quốc thì sẽ sụp đổ chế độ.
Nhưng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam không nắm ngọn cờ dân tộc, không nắm ngọn cờ dân chủ, thì chính tự bản thân mình gây khó cho mình. Tự bản thân mình sẽ tạo những điều kiện để đi đến chỗ suy yếu, rồi mất lòng dân, và sụp đổ, nếu không chịu thay đổi.
Vì vậy vừa rồi chúng tôi, một số nhân sĩ đã soạn dự thảo Hiến pháp 2013 để mong Đảng và Nhà nước Việt Nam thấy được cái tình hình này mà tự điều chỉnh. Tự thoát khỏi những hạn chế vì quyền lợi cục bộ của mình, để đặt lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân lên trên, và có những thái độ căn cơ để từ đó làm cho đất nước Việt Nam nhanh chóng phát triển và hòa nhập chung với dòng chảy tiến bộ và dân chủ hiện nay trên thế giới.
Chúng tôi rất mong như vậy. Do đó cuộc đấu tranh hiện nay của nhân sĩ trí thức hay các tầng lớp đồng bào khác ở Việt Nam là đấu tranh bất bạo động, ôn hòa, dùng những biện pháp để thức tỉnh những người lãnh đạo ở Việt Nam thấy được các vấn đề của đất nước, của dân tộc như thế nào để tự điều chỉnh.
Có thể nói nếu Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện được điều đó, thì với cái quá khứ chống xâm lược thành công, và hiện nay nếu có chuyển đổi thuận lòng dân như vậy, thì uy tín vẫn giữ được. Còn nếu cứ đi theo con đường hiện nay là mất dân chủ, rồi tham nhũng, nội bộ đấu đá nhau theo kiểu đó, thì dần dần sẽ không còn chỗ đứng trong lòng dân tộc Việt Nam nữa.
Đó là cái nguy cơ mà họ thường nói là làm sụp đổ chế độ, chứ không ai khác. Chính họ là những người sẽ tự đào mồ chôn họ, nếu không thấy đây là thời cơ để thay đổi. Nếu mà để lỡ thời cơ một lần nữa, thì nguy cơ sụp đổ của chế độ sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Mà chúng tôi thì không mong như vậy. Chúng tôi muốn là các vị lãnh đạo của Việt Nam sáng suốt, có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với xu thế hiện nay trên thế giới, đặt lợi ích đất nước và dân tộc lên trên.
RFI : Trước đây những trận đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược có yếu tố lòng dân rất lớn như Hội nghị Diên Hồng chẳng hạn. Nhưng bây giờ sau những sự kiện như trấn áp các cuộc biểu tình chống hành động bành trướng của Bắc Kinh tại Biển Đông, thì không ít người yêu nước đã tỏ ra chán ngán. Trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc, liệu người dân có một lòng ủng hộ chính quyền hay không ?
Tôi cho rằng chính các lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ về điều đó. Nếu xảy ra chiến tranh dù là với bất cứ nước nào kể cả Trung Quốc thì ai là người sẽ cầm súng ? Ai sẽ là người đứng ra bảo vệ đất nước ? Chỉ có dân thôi, chứ không phải mấy ông lãnh đạo – trong đó có thanh niên. Thế thì vấn đề ở chỗ là nếu làm cách nào đó, cái nhuệ khí, cái niềm tin họ đã mất nơi người lãnh đạo, thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức chiến đấu khi bị xâm lược.
Nhưng tôi vẫn tin rằng, như lịch sử chúng ta đã chứng minh, là trong tình hình như vậy sẽ xuất hiện người lãnh đạo. Sẽ xuất hiện những vị anh hùng để lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên chống bọn xâm lược mới dù là ở đâu – ví dụ bọn bành trướng Bắc Kinh chẳng hạn. Sẽ xuất hiện những người yêu nước. Ngay trong quân đội nhân dân Việt Nam cũng sẽ xuất hiện những vị tướng để có thể đứng ra lãnh đạo cuộc chiến đấu này.
Tôi nghĩ là không phải ai cũng bán mình cho quỷ sứ cả, mà sẽ còn những người căn bản là tốt, người tốt trong nhà nước, cùng với nhân dân chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược. Bởi vì cái truyền thống của dân tộc Việt Nam là như vậy. Khi có xâm lăng sẽ đoàn kết lại với nhau chiến đấu để mà chiến thắng kẻ thù.
RFI : Xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét