Vận hành khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ. (Ảnh: Hà Thái/TTXVN)
Với mục tiêu đạt 25,2 triệu tấn dầu khí khai thác
quy đổi, đảm bảo gia tăng trữ lượng 30-40 triệu tấn quy dầu trong năm
2013, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang phải đối mặt với nhiều thách
thức.
Sản lượng khai thác dầu khí tại mỏ lớn nhất bị sụt giảm, các mỏ mới
phát triển chưa cho hiệu quả cao trong khi các dự án đầu tư tìm kiếm dầu
khí ở nước ngoài cũng không hề thuận lợi.
Dồn dập các khó khăn
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2013 của PVN mới đây, Tổng Giám đốc Liên doanh Vietsovpetro (VSP) Nguyễn Văn Tuyến thừa nhận mặc dù nhiều giải pháp ứng phó đã được triển khai quyết liệt nhưng sản lượng khai thác tại mỏ dầu khí lớn nhất là “Bạch Hổ” đang sụt giảm mạnh và tiềm ẩn nguy cơ “kiệt sức” do tình trạng ngập nước ở một số giếng tầng móng Bạch Hổ tiếp tục có xu hướng gia tăng.
Trong khi đó, kế hoạch tìm kiếm thăm dò dầu khí năm 2013 vẫn chưa có tín hiệu lớn về gia tăng trữ lượng so với sản lượng dầu khai thác do thời tiết biển trong khu vực ngày càng diễn biến phức tạp khó dự đoán.
Khó khăn vẫn tiếp tục tăng thêm khi hệ thống các công trình ngoài biển đã đưa vào sử dụng nhiều năm đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động khai thác dầu khí. Vì vậy, năm 2013, sản lượng dầu khai thác của VSP được xác định giảm 0,7 triệu tấn so với năm 2012.
Cũng gặp nhiều thách thức trong triển khai kế hoạch 2013, đại diện PVEP-đơn vị chủ lực của PVN trong thăm dò và khai thác dầu khí lại cho biết các dự án đầu tư phát triển dầu khí của PVEP ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, dự án mỏ Bir Seba-lô 433a & 416b – Algeria đã đi vào khai thác đúng tiến độ, dự kiến tháng 6/2014 sẽ cho 20.000 thùng/ngày, sau tăng lên 40.000 thùng/ngày nhưng đây là vùng sa mạc khắc nghiệt, cộng thêm tình hình chính trị bất ổn nên việc khai thác không thuận lợi.
Cùng đó, việc triển khai dự án mỏ Junin 2 tại Venezuela cũng gặp thách thức lớn do lạm phát của nước chủ nhà tăng phi mã, khiến tỷ giá giữa đồng nội tệ/USD ngoài chợ đen gấp 4 lần tỷ giá chính thức quy định trong ngân hàng, làm giá thành chi phí mọi hoạt động tăng cao.
Trong khi đó, do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, việc huy động vốn đầu tư là cực kỳ gian nan vì mới chỉ vay 300 triệu USD, PVEP đã phải huy động từ 17 ngân hàng quốc tế.
Vì vậy, chỉ tiêu gia tăng trữ lượng năm 2013 là 12,5 triệu tấn sẽ rất khó hoàn thành trừ khi PVEP được đặc cách thu hồi mỏ mới trong thời gian ngắn, Tổng Giám đốc PVEP Đỗ Văn Khạnh khẳng định.
Phải chung tay tháo gỡ
Theo Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu, để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đầy thách thức trong năm 2013, cùng với việc tích cực thăm dò dầu khí trong nước, nhất là ở khu vực cận thăm dò bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nhạy cảm, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò, đẩy mạnh đàm phán mua mỏ mới tại nước ngoài, đảm bảo con số gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn.
Cũng trong năm 2013, PVN sẽ đưa thêm một số chương trình vào khai thác mới, dự án dầu và condenser Biển Đông, mỏ dầu Hải Sư Trăng, Hải Sư Đen và một số mỏ nhỏ khác; đẩy mạnh khai thác mỏ dầu mới ở khu tự trị Nhenhetxki (Nga), Junin 2(Venezuela); đưa mỏ lớn Hải Thạch-Mộc Tinh vào khai thác trong tháng 6 tới nhằm quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu khai thác 16 triệu tấn dầu thô và 9,2 tỷ m3 khí trong năm 2013.
Khẳng định quyết tâm bù sản lượng suy giảm tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng, Tổng Giám đốc VSP Nguyễn Hữu Tuyến cho biết VSP tiếp tục tăng tốc đầu tư khoan thăm dò dầu khí với khối lượng năm 2013 bằng khối lượng trong 3 năm từ 2006-2008, phấn đấu “phát hiện năm nay thì năm sau đưa vào khai thác.”
Cũng trong năm 2013, bên cạnh việc lắp đặt và xây dựng giàn khoan phục vụ khai thác tại mỏ Thỏ Trắng đảm bảo cho dòng dầu đầu tiên vào quý 2 năm 2013, VSP sẽ xây dựng các giàn khoan BK 16, BK 17 theo phương thức vừa đánh giá trữ lượng, vừa tổ chức đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị để khi báo cáo đánh giá trữ lượng được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, các công trình được đưa vào sớm nhất, bù sản lượng trong 1-3 năm tới cho mỏ Bạch Hổ.
Hiện VSP cũng phối hợp với PV Gas và PVEP đánh giá trữ lượng của mỏ Thiên Ưng và nếu kế hoạch khoan thăm dò mỏ Thiên Ưng được thông qua trong quý 1 năm 2013 này, sản phẩm khí từ mỏ Thiên Ưng sẽ được đưa vào bờ từ năm 2015, bù đắp 700-800.000 tấn/năm cho mỏ Bạch Hổ.
Tuy nhiên, cùng với những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm vượt qua các khó khăn hiện hữu, Chính phủ và các bộ ngành cần sớm ban hành cơ chế hỗ trợ phù hợp để PVN có thể hoàn thành các chỉ tiêu đầy thách thức và tiếp tục đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu nhấn mạnh.
Hiện nhu cầu vốn đầu tư của PVN để thực hiện các dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng nước sâu, ở nước ngoài, các dự án chế biến hóa dầu… là cực lớn nhưng cơ chế tài chính cho Tập đoàn lại chưa rõ ràng khiến PVN khó chủ động cân đối được tài chính. Quốc hội đã duyệt cho PVN để lại 3.500 tỷ đồng lãi từ hoạt động dầu khí nước chủ nhà trong năm 2012 và 1.600 tỷ đồng cho năm 2013.
Tuy nhiên, con số này là quá nhỏ bé so với con số thực thu của khoản 50% lãi dầu khí của nước chủ nhà và thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu đầu tư thực tế của PVN.
Ngoài ra, với đặc thù các dự án dầu khí có mức độ rủi ro cao, vốn đầu tư lớn, thời gian ra quyết định ngắn nên việc sớm hoàn thiện, bổ sung hành lang pháp lý về đấu thầu theo hướng rút ngắn thời gian phê duyệt, thẩm định dự án phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ hỗ trợ hiệu quả PVN trong việc mua các mỏ dầu khí ở nước ngoài, tạo quỹ thăm dò khai thác cần thiết trong điều kiện nguồn tài nguyên trong nước đang dần suy giảm, đại diện PVN đề xuất./.
Dồn dập các khó khăn
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2013 của PVN mới đây, Tổng Giám đốc Liên doanh Vietsovpetro (VSP) Nguyễn Văn Tuyến thừa nhận mặc dù nhiều giải pháp ứng phó đã được triển khai quyết liệt nhưng sản lượng khai thác tại mỏ dầu khí lớn nhất là “Bạch Hổ” đang sụt giảm mạnh và tiềm ẩn nguy cơ “kiệt sức” do tình trạng ngập nước ở một số giếng tầng móng Bạch Hổ tiếp tục có xu hướng gia tăng.
Trong khi đó, kế hoạch tìm kiếm thăm dò dầu khí năm 2013 vẫn chưa có tín hiệu lớn về gia tăng trữ lượng so với sản lượng dầu khai thác do thời tiết biển trong khu vực ngày càng diễn biến phức tạp khó dự đoán.
Khó khăn vẫn tiếp tục tăng thêm khi hệ thống các công trình ngoài biển đã đưa vào sử dụng nhiều năm đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động khai thác dầu khí. Vì vậy, năm 2013, sản lượng dầu khai thác của VSP được xác định giảm 0,7 triệu tấn so với năm 2012.
Cũng gặp nhiều thách thức trong triển khai kế hoạch 2013, đại diện PVEP-đơn vị chủ lực của PVN trong thăm dò và khai thác dầu khí lại cho biết các dự án đầu tư phát triển dầu khí của PVEP ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, dự án mỏ Bir Seba-lô 433a & 416b – Algeria đã đi vào khai thác đúng tiến độ, dự kiến tháng 6/2014 sẽ cho 20.000 thùng/ngày, sau tăng lên 40.000 thùng/ngày nhưng đây là vùng sa mạc khắc nghiệt, cộng thêm tình hình chính trị bất ổn nên việc khai thác không thuận lợi.
Cùng đó, việc triển khai dự án mỏ Junin 2 tại Venezuela cũng gặp thách thức lớn do lạm phát của nước chủ nhà tăng phi mã, khiến tỷ giá giữa đồng nội tệ/USD ngoài chợ đen gấp 4 lần tỷ giá chính thức quy định trong ngân hàng, làm giá thành chi phí mọi hoạt động tăng cao.
Trong khi đó, do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, việc huy động vốn đầu tư là cực kỳ gian nan vì mới chỉ vay 300 triệu USD, PVEP đã phải huy động từ 17 ngân hàng quốc tế.
Vì vậy, chỉ tiêu gia tăng trữ lượng năm 2013 là 12,5 triệu tấn sẽ rất khó hoàn thành trừ khi PVEP được đặc cách thu hồi mỏ mới trong thời gian ngắn, Tổng Giám đốc PVEP Đỗ Văn Khạnh khẳng định.
Phải chung tay tháo gỡ
Theo Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu, để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đầy thách thức trong năm 2013, cùng với việc tích cực thăm dò dầu khí trong nước, nhất là ở khu vực cận thăm dò bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nhạy cảm, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò, đẩy mạnh đàm phán mua mỏ mới tại nước ngoài, đảm bảo con số gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn.
Cũng trong năm 2013, PVN sẽ đưa thêm một số chương trình vào khai thác mới, dự án dầu và condenser Biển Đông, mỏ dầu Hải Sư Trăng, Hải Sư Đen và một số mỏ nhỏ khác; đẩy mạnh khai thác mỏ dầu mới ở khu tự trị Nhenhetxki (Nga), Junin 2(Venezuela); đưa mỏ lớn Hải Thạch-Mộc Tinh vào khai thác trong tháng 6 tới nhằm quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu khai thác 16 triệu tấn dầu thô và 9,2 tỷ m3 khí trong năm 2013.
Khẳng định quyết tâm bù sản lượng suy giảm tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng, Tổng Giám đốc VSP Nguyễn Hữu Tuyến cho biết VSP tiếp tục tăng tốc đầu tư khoan thăm dò dầu khí với khối lượng năm 2013 bằng khối lượng trong 3 năm từ 2006-2008, phấn đấu “phát hiện năm nay thì năm sau đưa vào khai thác.”
Cũng trong năm 2013, bên cạnh việc lắp đặt và xây dựng giàn khoan phục vụ khai thác tại mỏ Thỏ Trắng đảm bảo cho dòng dầu đầu tiên vào quý 2 năm 2013, VSP sẽ xây dựng các giàn khoan BK 16, BK 17 theo phương thức vừa đánh giá trữ lượng, vừa tổ chức đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị để khi báo cáo đánh giá trữ lượng được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, các công trình được đưa vào sớm nhất, bù sản lượng trong 1-3 năm tới cho mỏ Bạch Hổ.
Hiện VSP cũng phối hợp với PV Gas và PVEP đánh giá trữ lượng của mỏ Thiên Ưng và nếu kế hoạch khoan thăm dò mỏ Thiên Ưng được thông qua trong quý 1 năm 2013 này, sản phẩm khí từ mỏ Thiên Ưng sẽ được đưa vào bờ từ năm 2015, bù đắp 700-800.000 tấn/năm cho mỏ Bạch Hổ.
Tuy nhiên, cùng với những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm vượt qua các khó khăn hiện hữu, Chính phủ và các bộ ngành cần sớm ban hành cơ chế hỗ trợ phù hợp để PVN có thể hoàn thành các chỉ tiêu đầy thách thức và tiếp tục đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu nhấn mạnh.
Hiện nhu cầu vốn đầu tư của PVN để thực hiện các dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng nước sâu, ở nước ngoài, các dự án chế biến hóa dầu… là cực lớn nhưng cơ chế tài chính cho Tập đoàn lại chưa rõ ràng khiến PVN khó chủ động cân đối được tài chính. Quốc hội đã duyệt cho PVN để lại 3.500 tỷ đồng lãi từ hoạt động dầu khí nước chủ nhà trong năm 2012 và 1.600 tỷ đồng cho năm 2013.
Tuy nhiên, con số này là quá nhỏ bé so với con số thực thu của khoản 50% lãi dầu khí của nước chủ nhà và thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu đầu tư thực tế của PVN.
Ngoài ra, với đặc thù các dự án dầu khí có mức độ rủi ro cao, vốn đầu tư lớn, thời gian ra quyết định ngắn nên việc sớm hoàn thiện, bổ sung hành lang pháp lý về đấu thầu theo hướng rút ngắn thời gian phê duyệt, thẩm định dự án phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ hỗ trợ hiệu quả PVN trong việc mua các mỏ dầu khí ở nước ngoài, tạo quỹ thăm dò khai thác cần thiết trong điều kiện nguồn tài nguyên trong nước đang dần suy giảm, đại diện PVN đề xuất./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)
Copy từ: Alan Phan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét