CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Tâm sự với Lưu Đình Triều


Phản hồi này của độc giả Hai Lúa, trong bài điểm Tin thứ Ba, 22/1/2013, xin cóp sang đây:

Hôm nay hơi rỗi chút nên xn phép các bác, Lúa có một cái còm dài, liên quan đến entry 1563 “Không ‘hố sâu thực sự’” đăng trên Ba Sàm 2 ngày nay.
Khi đọc bài viết của ông Lưu Đình Triều, Lúa đã nghĩ ngay đến “hội chứng Stocklom” rất nhiều bác đề cập và là một áp dụng chính xác cho trường hợp này. Hóa ra tư tưởng “lớn” thường hay gặp nhau.

Xin có một chút luận bàn với ông Lưu Đình Triều.
Có lẽ tôi không được biết ông cho tới ngày hôm nay vì tôi không phải là một người làm nghề báo chí. Liếc qua giới thiệu về bản thân, hóa ra ông đã làm tới chức tổng thư ký cho một nhà báo lớn của nước nhà. Về tuổi tác, ông đáng hàng cha chú tôi vì tôi, không làm nghề báo, trải nghiệm không có nhiều và nhất là tôi lại được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng thứ lý luận Marx-Lê, về thiên đường XHCN, bản thân lại là một “hạt giống đỏ” từ đầu tới chân, luôn luôn hô cao câu “sẵn sàng” dù chẳng biết sẵn sàng cái gì. Vì vậy tôi chỉ nói lên những gì tôi mắt thấy tai nghe, những cảm nhận cá nhân trong một chừng mực nhất định.
Những điều mà ông quy chụp cho Huy Đức “Khi nhắc lại chi tiết này một cách lấp lửng, rõ ràng nhằm đạt mục đích gì” khi ông kêu lên rằng “Thật đáng tiếc, Huy Đức đã sử dụng một số thông tin từ những gì anh nghe, từ những gì tôi viết, nhưng anh lại không trích dẫn đầy đủ” tôi cảm thấy HĐ đã không viết sai sự tthật khi chính ông đã thừa nhận “Tôi giận, thầm trách ba tôi đã không thương tôi, lại bỏ tôi “bơ vơ” như thuở nào… Tôi đã xé lá thư ấy để rồi mãi sau này mới cảm nhận ra rằng đó là một cách thương con, rèn con của riêng ba tôi”. hãy nhớ xem HĐ đề cập chuyện diễn biến tâm lý của ông là vào thời điểm nào? Trong khi ông thì “mãi sau này…” tức là sau đó ông mới cảm nhận đó là tình thương của cha ông dành cho con??
Ba ông đã tâm sự gì với ông? “Thôi, thương ba, thương má, từ rày về sau con cố ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, chuộc lại lỗi lầm…” trong khi chính ông khi tham gia vào quân đội VNCH thì lại cho rằng ông bị bắt buộc. Nếu bị bắt buộc sao ông ông trốn như bao người đã làm? Một người tốt nghiệp đại học, tầm 23 tuổi nếu ông giác ngộ về VNCH tồi tệ thế thì đủ sức để phản kháng. Tôi nghiêng về khả năng ông theo là do lý tưởng. Vậy mà cha ông lại bảo “chuộc lại lỗi lầm….” ông đã sai lầm ư? Để rồi sau đó, mới cải tạo 2 năm sau, “Đó là một tối tháng 8-1978, cả người tôi nổi đầy gai ốc khi đưa tay thề nguyện dưới lá cờ Đoàn”. Hãy xem lại lý tưởng của mình, nó lại dễ dàng thay đổi hay “”diễn biến” nhanh đến thế sao? có cái gì đó là cơ hội, là “tắc kè hoa” trong con người của ông không?
Bài viết của ông, người đọc nhận thấy một sự thống thiết ai oán, kể về “những tổn thương của bản thân ông và gia đình”. Hãy nhìn xung quanh mình xem. Trong một phạm vi gia đình tôi, chỉ xin kể 3 câu chuyện mà tôi chứng kiến
- Một người dượng thứ sáu của tôi, dân miền Nam tập kết, trước 1970, dượng yêu người dì ruột của tôi, vì dì là con địa chủ (bà ngọai tôi bị đánh địa chủ dù nhà chẳng có đất, chỉ có cái nhà năm gian gỗ lim) cấp trên của dượng yêu cầu không cưới, nhưng dượng vẫn cưới, sau đó bị cách chức trung úy, khai trừ khỏi đảng vì “lý tưởng bị lung lạc”. Dượng kể, dượng theo CM từ hồi 14, đi cùng một người em trai 12 tuổi. Thế nhưng đêm trốn đi thì người em bị ba má bắt lại và sau đó người em này theo lính VNCH. Dượng nói “hồi đó biết lý tưởng là cái mẹ gì, nghe mấy ông ấy biểu ra ngoài đó được đi học, có cơm ăn, lương khô thì đi vì ở nhà đói gần chết ”
- Một người dượng thứ hai, là thương binh 3/4 (rất nặng) người tham gia vào trận đánh mở đường máu vào Biên Hòa. Sau 1975 dượng đeo hàm Đại Úy, dượng kể về trận chiến mà dượng khóc, toàn bắn giết dân mình, cho xe tăng cán lên những người Công giáo nằm ra đường chặn miền Bắc tấn công Sài Gòn. Dượng có 3 người anh em là lính ngụy. Sau 1975, dượng về làm cửa hàng trưởng của một công ty Vật tư tổng hợp của tỉnh, vậy mà mỗi khi giỗ chạp, phải lén về quê vì “giao du với địch”. Sau đó dượng bỏ Đảng, và tuyên bố “cộng sản không có tình người”. Nó bắt người ta từ bỏ huyết nhục, từ bỏ máu mủ.
- Một người anh con bác thứ hai, lý lịch là cháu nội của địa chủ, dù học rất giỏi nhưng không được học ĐH. Sau đó anh bỏ đi bộ đội (Tây Nam) lột xác để thành Đảng viên, học đại học với lý lịch “đẹp như mơ”, sau này làm tới chức trưởng khoa một đại học lớn ngoài HN.
Còn chuyện này. có thật, một cô du kích, bố mẹ nuôi cán bộ CS, anh trai là liệt sĩ, yêu một anh từ hồi còn học chung. Anh này trốn lính bằng cách đi học ĐH, nhưng rồi vẫn bị bắt đi lính VNCH. Ra trường làm thiếu úy, bị thương cụt chân. Sau 1975, cô ây đi tìm người yêu, tận Hàm Tân, sau khi người yêu xong thời gian cải tạo, hai người quyết định đến với nhau, cô ấy đã bị khai trừ khỏi đảng, bị theo dõi, mọi chế độ về gia đình liệt sĩ đều bị chậm trễ. Tới khi đài địa phương về quay phim nhân ngày 27-07, họ yêu cầu để riêng bàn thờ chồng ra, để quay những người theo bên cộng sản, cô ấy đã không đồng ý.
Ông bảo rằng, Không có hố sâu thực sự ư? Đó là sự dối trá một cách tàn bạo. Hố sâu sau chiến tranh Nam Bắc VN lớn chưa từng có. Một người sống trong chế độ nào thì phải thực hiện quyền và nghĩa vụ cho xã hội đó, vì vậy chuyện người miền Nam đi lính cũng là nghĩa vụ của họ. Nếu họ không là phe bến này thì cũng là phe bên kia. Vì vậy hơn 50% các gia đình ở Miền Nam là có người thuộc hai phe, ngay cả gia đình của ông TT Nguyễn Tấn Dũng, lúc theo cộng sản, chắc là gì đã có lý tưởng ở một thiếu niên 12 tuổi, chắc cũng chẳng khác gì người dượng của tôi, vì sao tôi nói vậy, vì những người chú rể ruột của NTD (dượng 10 Chánh, dượng Sáu Sĩ,….) của ông ta là nguỵ quân nguỵ quyền, cải tạo tới tận đầu những năm 1980 mới được tha ra. Vậy mà ông 3Dũng tuyên bố “bọn họ là tội đồ của dân tộc và không bao giờ được chaò đón trở về” khi ở cương vị phó TT và cấm Nguyễn Cao Kỳ về thăm quê hương. Sao ông ta không lên án những người chú bác, dượng, và ngay cả anh em họ hàng ông ta kia, theo ngụy một đống đó. Một kẻ cực đoan, thù hận quá khứ, nhân cách tầm thường đáng phỉ nhổ. Vậy mà lại nhoen nhoen nói “đồng bào VN ở xa tổ quốc là một bộ phận không thể tách rời….” Còn VN, hòa hợp dân tộc ư? Ông đã bao giờ tới nghĩa trang Biên Hòa chưa thưa ông? Tượng Đài Thương Tiếc bị đục gẫy chỉ còn bệ, Nghĩa Dũng Đài bị cưa cụt, lối vào bị chặn lối, về thổ nhưỡng, đây là vùng đất ngọn đồi đất đỏ với đá non, nhỏ, cho nên về mặt dinh dưỡng, là loại đất chẳng phù hợp để trồng cây. Vậy mà, chính quyền VN đã trồng cây dầy đặc trong nghĩa trang vì theo quan niệm người VN, mồ mà bị rễ cây xâm nhập là con cháu lụn bại, linh hồn người chết rất đau đớn. Còn về mặt khoa học, rễ cây sẽ tàn phá kết cấu mồ mả, chưa một nơi nào trên thề giớ này trồng cây trong nghĩa trang. Họ thù hằn cả những người chết, nó trái ngược hoàn toàn với văn hóa người Việt “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Tới tận 12/2006 mới có QĐ 1568 cũng do 3Dũng ký là “dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa”, vì hai lý do
1. 01/1995 VN làm đơn xin gia nhập WTO vô cùng khó khăn. 05/2006 VN đàm phán Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ – đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương, trong đó họ nhắc đến việc bảo dưỡng nghĩa trang BIên Hòa, 11/01/2007 VN có Qđ chính thức là thành viên của WTO
2. VN ứng cử vào UV không thường trực HĐ bảo an LHQ, 2008-2008. Đây là lúc đang tranh thủ sự ủng hộ.
Sau thời gian tung hô “hòa hợp/hòa giải dân tộc” những ngôi mộ được sơn vôi trắng xóa vài chỗ để chụp hình chụp ảnh tung lên, nhưng vẫn không giấu diếm được những hàng cây có tuổi từ 10-15-20 năm đầy các khỏang trống trong nghĩa trang. Và ngay bây giờ, hãy tới đó đi ông Lưu Đình Triều ạ. để tận mắt nhìn, xem và cảm nhận. Đừng ngồi trong tủ kính làm báo nữa.
Hãy so nỗi đau của ông với đông bào miền Nam đi, ông quá là may mắn vì bố con ông vẫn còn nguyên vẹn, hãy thử tưởng tượng, nếu ông không có người bố kia, ông có được kết nạp vào đoàn trong giai đoạn đó không sau khi mới cải tạo về? Rồi sau đó, được “giác ngộ” để phía thắng cuộc bồng ông ngồi vào cái vị trí béo bở đó không, thưa ông?
Hãy nhìn nghĩa trang Arlington đi, người Mỹ họ cũng có chiến tranh Bắc Nam và đến bây giờ nó vẫn được người ta đưa những hài cốt được tìm thấy về đó. Hãy nhìn người Nhật đi, sau chiến tranh thế giới lần 2, Nhật còn rất mạnh, nhưng vì sự an toàn của người dân, họ sẵn sàng giải giáp quân đội, phụ thuộc vào Mỹ hòan toàn về quân sự. Ông đã đọc lịch sử củ Nhật chưa? Họ không lên án Mỹ đã ném 2 quả bom xuống thành phố của họ, họ chỉ lên án chiến tranh. Và người Mỹ đó hơn 200 năm hình thành, người Nhật đó chưa tới 1 nghìn năm lập nước, họ là những tấm gương về sự nhân văn, đó là lý do họ phát triển/giàu có/tự do dân chủ, để những người VN chúng ta, những kẻ thù hận quá khứ, thù hận người chết là chính đồng bào của mình -phải ngước nhìn.
Thà rằng ông đừng lên tiếng có lẽ sẽ tốt hơn cho thanh danh của ông. Một kẻ chỉ làm báo trong phòng lạnh, viết những bài theo định hướng của bề trên. Ông thử sờ vào trán mính, thành thật với bản thân mình xem bản thân ông, tờ báo của ông đã đưa ra công luận những vấn đề sát thưc với cuộc sống người dân chưa? 64 tỉnh thành hiện nay, việc cưỡng đọat, tham nhũng trong đất đai nó nhức nhối xã hội, các ông chỉ đưa những bài báo quy kết “các cô gái nông thôn khờ dại cả tin để bán mình, làm điếm, làm vợ làm nô lên tình dục” mà có biết cái nguyên nhân sâu xa vì đâu không? Nông dân mà tài sản cũng là phương tiện sống của họ là đất đai bị tước đoạt, việc sa vào tội lỗi, lầm lạc có gì mà ngạc nhiên?
Hãy xem bức ảnh này http://kenh14.vn/kham-pha/nhung-buc-anh-doat-giai-danh-gia-nhat-the-gioi-20120813064136699.chn, bức ảnh mà một em bé Sudan sắp chết đói và một con kền kền chực chờ ăn thịt em ấy. Tác giả Carter cũng không hề mơ về một giải Pulitzer cao qúy, không một hiệu ứng, một kỹ xảo hình ảnh nào được sử dụng, nhưng đến nay nó vẫn làm thổn thức hàng triệu trái tim nhân văn của con người, ông ta đã tự tử sau đó 1 năm khi thú nhận “Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức về cái chết, về sự giận dữ và nỗi đau của những đứa trẻ đói khát hoặc bị thương…” Chỉ có nỗi đau, sự thống khổ của con người mới lay động đến cảm xúc đến thế. Hãy nhìn dân tộc này đi, “độc lập tự do hạnh phúc” đấy ông Lưu Đình Triều. tổng biên tập tờ tuổi trẻ danh giá, sao những bản tin về những phận người, về sự bất công tàn bạo, sự vô lý mà người dân hứng chịu không được các ông đưa tới cho người đọc?
Tôi vẫn còn nhiều điều muốn gởi tới ông, nhưng còm đã quá dài. dù chẳng hề có nghiệp vụ báo chí cũng xin sẵn sàng được đối thoại với ông, thưa ông.

   Hai Lúa.

Copy từ: Anh Ba Sàm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét