Để cuộc đối thoại về
tự do và nhân quyền với Việt Nam có hiệu quả, cộng đồng quốc
tế cần chuyển từ cuộc thảo luận liên tục và ít hiệu lực với
chính quyền sang các nhóm dân sự, theo ý kiến của một nhà
nghiên cứu người Úc.
Thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam liên tục
chịu nhiều cáo buộc từ các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gia tăng đàn áp
tiếng nói bất đồng chính kiến.Trang World Politics Review (WPR) hôm 21/1/2013 có bài phỏng vấn với giáo sư Adam Fforde, chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Victoria, tác giả cuốn "Vietnamese State Industry" và "Political Economy of Commercial Renaissance: Dragon's tooth or curate's egg?",về vấn đề nhân quyền tại nước này.
'Hai khía cạnh'
Ông Adam Fforde cho rằng quyền tự do công dân của Việt Nam có "hai khía cạnh rất khác nhau"."Một mặt, kể từ thời Đổi Mới những năm 1980, người Việt Nam, về cơ bản có thể nghĩ những gì họ muốn, có thể du lịch ra nước ngoài, có thể ít hoặc nhiều nói những gì họ muốn trong một 'không gian riêng tư", ông nói.
"Người Việt Nam có thêm khả năng tiếp cận với những dữ liệu về lịch sử đất nước, một số trong đó lột tả cả những mặt xấu của Đảng Cộng sản đang cầm quyền."
Tuy nhiên mặt còn lại, theo vị giáo sư người Úc, lại là một thế giới hoàn toàn khác.
"Mạng lưới an ninh, một bộ máy quan liêu được tổ chức tinh vi có nguồn gốc từ thời Chiến Tranh Lạnh có trong tay cả một danh sách những người với hoạt động mà họ gọi là 'chống chính quyền', tội có thể dẫn đến những vụ bắt bớ, những cáo trạng và hình phạt."
"Thế nên nếu bạn là một người Việt Nam và có thể tránh khỏi radar của mạng lưới an ninh, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống khá tự do."
"Tuy nhiên danh sách này nhắm cả đến những động thái chính trị công khai dám thách thức chính quyền."
Quan điểm sai?
"Nếu bạn là một người Việt Nam và có thể tránh khỏi radar của mạng lưới an ninh, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống khá tự do"
Adam Fforde, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại học Victoria
Quan điểm đó, theo ông, xuất nguồn từ góc nhìn cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam là "một thể nhất quán trong việc hoạch định chính sách và đường lối chính trị - hay nói cách khác, là vua."
Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, một số khác lại cho rằng dù tiếng nói của người dân là cần thiết cho công cuộc cải cách, việc ủng hộ chính quyền là điều phải làm để đảm bảo quyền lợi đất nước.
Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy.
"Nhiều người Việt Nam đang chứng kiến điều ngược lại, họ cho rằng Đảng đã mất hết khả năng lãnh đạo," Fforde nói.
"Bằng chứng được đưa ra, đó là việc chính quyền thiếu khả năng cải cách những khu vực cơ bản như giáo dục, y tế hay phòng chống tham nhũng."
Để cải thiện nhân quyền ở Việt Nam, theo ông Fforde, cộng đồng quốc tế cần phải "tách dần ra khỏi cách thức đối thoại lâu nay với chính quyền và hệ thống của nó, và thay vào đó bằng việc đối thoại với các tổ chức dân sự của Việt Nam, vốn đã khá trưởng thành ở nhiều mặt, thậm chí được tổ chức một cách công khai và chính thức."
"Chọn quay lưng đi"
Hồi ngày 9/1, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyến án tù nhiều năm cho 14 bị cáo theo Công giáo và Tin Lành vì tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Adam Fforde cho rằng điều này thể hiện quan điểm chính trị của Việt Nam vẫn không thay đổi nhiều.
"Bất chấp những bằng chứng thuyết phục cho thấy sự thay đổi là cần thiết để đảm bảo sự trường tồn chính trị, bộ máy điều hành vẫn chọn cách quay lưng đi," ông nói.
Ngay sau khi bản án được tuyên, Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ 'vô cùng quan ngại'.
"Những bản án này, cùng với việc bắt giữ luật sư hoạt động vì nhân quyền kiêm blogger Lê Quốc Quân kể từ ngày 27/12/2012, và việc giữ nguyên án tù đối với các blogger Nguyễn Văn Hải (còn gọi là Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải cho thấy phần nào của một xu hướng đáng lo ngại về nhân quyền ở Việt Nam," bản thông cáo viết.
Sứ quán Mỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam 'trả tự do cho các cá nhân này và tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức'.
Từ Bangkok, ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, cũng đã lên tiếng ngay sau khi tòa có phán quyết.
“Tất cả những bị cáo này đều bị bỏ tù vì đã thực hiện quyền của mình với những hoạt động mà lẽ ra không nên được xem là tội phạm. Thật là bất bình khi chính quyền nhắm vào các hoạt động tình nguyện của Hồ Đức Hòa giúp đỡ người nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống trong cộng đồng như là bằng chứng cho ý định lật đổ chính quyền,” ông Robertson nói trong một thông cáo.
“Những cáo buộc hình sự này hoàn toàn xa rời thực tế và chỉ càng phác họa sự thiếu khoan dung của chính quyền đối với những người bày tỏ ý kiến khác với ý kiến chính thống,” ông nói thêm.
Copy từ: BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét