Bài 1: Đối ngoại Trung Quốc
SGTT.VN - Về mặt kinh tế, từ thời điểm 2000, Bắc Kinh
đặt chỉ tiêu GDP đến năm 2020 tăng 4 lần trên con số 4.3 ngàn tỷ USD
(2000). Nếu với đà gia tăng GDP khoảng 10%/năm hiện nay thì mục tiêu này
của TQ có thể đạt sớm hơn 2020.
Hải quân Trung Quốc đang nâng cấp các tàu ngầm của họ. Ảnh: http://pacificfreeze.ips-dc.org
|
Trong kế hoạch xây dựng hải quân biển xanh (blue
water), Trung Quốc muốn vô hiệu hóa hệ thống chống tên lửa TMD của Mỹ ở
Châu Á - Thái Bình Duơng bằng cách phát triển các tàu ngầm hạt nhân.
Những tàu ngầm có vũ khí hạt nhân sẽ phá vỡ hệ thống
phòng thủ TMD của Nhật - Mỹ. Trung Quốc sẽ tập trung sâu hơn vào năng
lực chiến tranh bất đối xứng để chống lại sự vượt trội về kỹ thuật của
Mỹ.
Phong trào đòi độc lập của Đài Loan bị thoái trào qua
tuyển cử và sự mơ hồ của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cho Đài Loan,
khiến Trung Quốc tin rằng Mỹ sẽ không ủng hộ cho một tuyên bố độc lập
chính thức của đảo quốc này.
Dẫu vậy tháng 1.2010, Đài Loan vẫn tìm cách được mua
gói vũ khí 6,4 tỷ USD cùng với các tên lửa Patriot và Harpoon tiên tiến
nhất của Mỹ, [1] không kể gói 60 chiếc F16.
Đã có nhiều nghiên cứu nhằm làm tối thiểu các khác
biệt, hiểu nhầm về quan điểm của hai bên Trung Mỹ về vấn đề Đài Loan đã
các bên tiến hành, một phần nhằm tránh các cuộc “cướp cò”[2] cho không chỉ ba phía liên quan.
Trung Quốc sử dụng Bắc Hàn như một sức mặc cả để phi hạt nhân hóa Đông Bắc Á.
Dù tự ưu tiên phát triển năng lực bằng hạt nhân, TQ sử
dụng Bắc Hàn theo từng cấp độ của “con ngáo ộp” để hạn chế khả năng tiếp
cận kỹ thuật và hạ thấp sự hợp lý của phát triển nguyên tử từ phía Nam
Hàn và Nhật Bản.
Như vậy, Trung Quốc nỗ lực để Bán đảo Triều Tiên và
vùng biển Nhật Bản là phi hạt nhân nhưng đang vấp phải sự bất kham của
Bình Nhưỡng, khi rút ra khỏi Hội Đàm Sáu Bên vào 2009.
Kế hoạch trung hạn của Bắc Kinh ở thời điểm 2012 là duy
trì nguyên trạng quan hệ với các nước phương Tây: kiềm chế sao cho
không bộc lộ sự đột biến trên bình diện kinh tế, quân sự và ủng hộ các
sáng kiến Âu Mỹ liên quan đến vấn đề nguyên tử Iran, giảm nguy nhiễm môi
trường, sở hữu trí tuệ.
Chia cắt Ấn Độ và Pakistan trong quan hệ với Mỹ thông
qua ngoại giao kinh tế, siết chặt quan hệ với Pakistan để làm đối trọng
với sức mạnh hạt nhân Ấn Độ, Trung Quốc phóng đại khả năng nguyên tử của
Pakistan để Ấn Độ tập trung sức mạnh đối phó về huớng Tây (Pakistan).
Gần đây, (2012) Trung Quốc quay sang đấu dịu với Ấn Độ và thắt chặt quan hệ kinh tế với Pakistan.
Trong năm 2001, Trung Quốc cam kết viện trợ kinh tế cho
Pakistan là 620 triệu USD còn năm 2009 các khoản đầu tư vào năng lượng
của Trung Quốc vào Pakistan là 700 triệu USD[3].
Ve vãn Đông Nam Á và Nam Á và Iran bằng hợp tác kinh tế
và ngoại giao với một loạt các gói ODA, hoặc thông qua các tổ chức quốc
tế, Trung Quốc còn theo đuổi chiến lược “Chuỗi Ngọc Trai” để có đường
ra cảng biển từ Đông Nam Á và Nam Á, gia tăng thương mại với Châu Phi.
Năm 2007, tổng giá trị thương mại Trung – Phi Châu là 7 tỷ USD đưa Châu Phi lên hàng đối tác thứ hai của Trung Quốc.
Trung Quốc tập trung vào các nước Châu Phi giàu năng lượng và các nước không dân chủ như Congo, Nigeria và Sudan.
Họ sử dụng quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo An LHQ để bảo
vệ các đối tác như Zimbabwe, như ngăn cản quốc tế cấm vận chế độ Mugabe
2008. Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng bốn lần về xung đột Dafur vào 2004,
2005 và 2006.
Năm 2009 Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng cho cấm vận chống
Etrirea, đối tác lâu năm của Trung Quốc. Etrirea cũng như Sudan là khu
vực giàu tài nguyên, quan trọng về địa lý chiến lược và là một nước vùng
biển Đỏ giáp ranh Sudan.
Tại vùng Vịnh, Trung Quốc có quyền lợi vững chắc khi ủng hộ chế độ hiện thời tại Iran.
Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí chính yếu của Iran
với những thỏa thuận đối tác năng lượng quan trọng, trong đó có dự án
dầu khí Yadaravan, 51% của Trung Quốc.
Thỏa thuận có tổng giá trị 100 tỷ USD với giếng dầu được kỳ vọng sản xuất 300.000 thùng dầu mỗi ngày .
Cân bằng lực lượng với Mỹ thông qua trục liên kết với Nga- Iran- Bắc Hàn cũng là một trọng tâm của Trung Quốc.
Trung Quốc hoặc Nga không thể đơn phương đối đầu với Mỹ
bằng sức mạnh quân sự. Do vậy, cấu trúc chiến lược chi phối thế kỷ 21
là “đối tác chiến luợc” thay vì đồng minh quân sự có ràng buộc và chính
thức.
Bắc Kinh và Moscow vẫn có thể thể hiện mình như những
thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trên các diễn đàn khu
vực và đa phương thay vì chỉ là những “kẻ phủ quyết” hay “phá bĩnh”.
Bắc Hàn không thể trực tiếp đối đầu với Mỹ nhưng nước này là một mối nguy hiển nhiên cho bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.
Bắc Kinh đã bỏ nhiều công sức trong quan hệ với Moscow
và Bình Nhưỡng và là thành viên trụ cột của nhóm SCO (Shanghai
Cooperation Onganization).
Trung Quốc lôi kéo Đông Nam Á ra khỏi vòng ảnh hưởng
của Mỹ - Nhật và vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc bằng ngoại giao kinh
tế.
Trung Quốc tham gia vào diễn đàn ARF (1993), Hội thảo
ASEAN (1996) và Thỏa thuận tự do thương mại (FTA) Trung Quốc – ASEAN
(2003) đã cho phép Trung Quốc gắn kết cao hơn với Đông Nam Á.
Khu vực này vốn là nơi tập trung sản xuất công nghiệp
do Nhật chi phối và hầu hết các nước ASEAN đang hợp tác với Mỹ về quân
sự.
Dù cho Trung Quốc đe dọa đến các năng lực của các ngành
công nghiệp sơ cấp và thứ cấp của ASEAN, ngược lại FTA cho phép các
nước Đông Nam Á gia tăng khả năng thâm nhập vào thị trường nội bộ lớn
nhất thế giới.
Bắc Kinh đã đầu tư nhiều thứ vào ngoại giao tư bản
trong hai thập kỷ qua nhằm xử lý các bất đồng với các nước trong Biển
Đông như Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Lê Vĩnh Trương (tổng hợp)
Copy từ: SGTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét