Bạn cũng như Ăn Mày đã không ít lần
gặp những bài viết hay văn bản ở đâu đó mắc những lỗi sơ đẳng về việc
thể hiện diện tích, thể tích hay công thức toán học đơn giản. Thí dụ
như: H2SO4, 500m2, 10m3, 20 C, Cồn 90 ...... Những người viết chuyên
nghiệp cũng mắc phải lỗi này. Chúng ta thường dễ dãi
chấp nhận và cho rằng nếu không viết như thế thì cũng chẳng còn cách nào
khác. Thật ra vẫn có cách nhưng vì chúng ta không biết hoặc không chú ý
để đem ra sử dụng.
Sau đây là một đoạn văn Ăn Mày copy ở trên mạng đem về làm mẫu.
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Chicago ở Mỹ qua một thí nghiệm đã tìm ra vỏ
mềm của tôm chứa nhiều postasium 5 tổng hợp với thạch tín thánh Arsenic Oxide
(As2O5). Những thực phẩm tươi này cũng không độc đối với cơ thể con người. Tuy
nhiên, ngay lúc đó uống Vitamin C vào, phản ứng hoá học xảy ra, Arsenic Oxide
sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As203) là chất thường dùng để vẽ viền
vàng các chén đĩa. Chất Arsenic độc này làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim,
gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.(hết trích)
Ăn Mày sửa lại đoạn văn trên như sau:
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Chicago ở Mỹ qua một thí nghiệm đã tìm ra vỏ mềm
của tôm chứa nhiều postasium 5 tổng hợp với thạch tín thánh Arsenic Oxide (As2O5).
Những thực phẩm tươi này cũng không độc đối với cơ thể con người. Tuy nhiên,
ngay lúc đó uống Vitamin C vào, phản ứng hoá học xảy ra, Arsenic Oxide sẽ
chuyển thành ADB arsenic anhydride (As2203) là chất
thường dùng để vẽ viền vàng các chén đĩa. Chất Arsenic độc này làm tê liệt các
mạch máu nhỏ của tim, gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi,
miệng.(hết trích)
Đoạn văn sau khi Ăn Mày chỉnh sửa công thức hóa học được trả lại đúng cách viết truyền thống.
Sau đây là phương trình phản ứng hoá học của phốt phát canci và acid fun su ric Ăn Mày tự viết:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4
→ 3CaSO4
+ 2H3PO4
Để viết được công thức hóa học trong phương trình
trên bạn cần mở Word để soạn thảo. Tại trang soạn thảo Word khi bạn
muốn viết thể hiện các chỉ số của công thức hóa học bạn dùng tổ hợp
phím Ctrl +
Cụ thể như sau: Bạn
viết tên nguyên tố hóa học sau đó bấm tổ hợp phím Ctrl + để điền chỉ
số. (Chú ý: phím + nằm ngay cạnh phím Backspace (←) ) Sau khi đã điền
chỉ số cần thiết, bạn bấm Ctl + để trở về trạng thái viết thông thường.
Bạn tiếp tục viết và bấm Ctl + để chuyển trạng thái khi cần thiết cho
đến khi viết xong phương trình phản ứng hóa học. Tiếp theo bạn copy và
past vào phần soạn bài viết (entry) trên Forum hoặc blog.
Để viết biểu thức toán học có số mũ (lũy thừa) bạn dùng tổ hợp phím Shif Ctrl +
(a ± b)2 =
(a2 ± 2ab + b2)
Nếu bạn viết được hằng đẳng thức như trên thì việc viết m2 hoặc m3 cũng là điều dễ dàng phải không?
Và đây nữa: Cồn 90o , 25o C và 115o F....
đơn giản rồi phải không?
Từ lâu, ai cũng biết Noel viết theo lối truyền thống thì chữ e phải có hai chấm trên đầu. Thế nhưng chúng ta đã mặc nhiên chấp nhận chữ Noel như hiện nay và xem như dấu hai chấm đầu ấy chưa hề tồn tại. Vậy hôm nay chúng ta thử viết Noёl theo đúng truyền thống xem sao nhé?
Tại trang soạn thào Word bạn mở menu Insert → Symbol . Một
cửa sổ mở ra bạn chỉ việc tìm ё bấm chọn Insert và Close. Như vậy bạn đã có chữ
Noёl đúng truyền thống rồi đấy.
Trên đây Ăn Mày chỉ giới thiệu một số cách viết thông thường có thể bạn
sẽ gặp khi viết bài. Nếu bạn phải thường xuyên viết các biểu thức, công
thức toán học, bạn nên dùng công cụ Microsoft Equation 3.0 của Word
Cách mở như sau: Tool → Customize... Bảng Customize hiện ra. Bấm chọn thẻ Commands có
2 bảng: Bảng Categories chọn Insert. Bảng
Commands chọn Equation Editor ( có hình căn bậc 2) bấm giữ chuột trái Equation
Editor lôi ra thanh Toolbar.
Ngoài ra bạn cũng
có thể dùng phần mềm miễn phí Math Type dành cho giáo viên, nhà toán
học...., Nhưng phần mềm này hay bị các chương trình diệt virut không
chấp nhận, chúng thường la toáng lên: Thằng Math Type là kẻ xấu và đòi
trục xuất bằng được. Thế nhưng không trục xuất thằng Math Type thì chúng
cũng vẫn chung sống hòa bình. Vì thế bạn sẽ gặp khó khăn và đôi khi bực bội khi sử dụng phần mềm này để viết bài.
Chúc bạn có những bài viết hay và không còn khó khăn khi muốn thể hiện những con số, biểu thức, công thức đơn giản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét