Đời Vệ Kinh Vương năm thứ hai.
Trộm
cướp công khai hoành hành giữa chợ,bọn cướp phía Nam chặt tay người mà
cướp ngựa. Lũ cướp phía Bắc dùng súng bắn lại quan binh, người bị hại.
Những việc như thế không xảy ra đêm tối mà toàn nhằm vào lúc thanh thiên
bạch nhật.
Năm
ấy nổ kho khí đốt, vỡ đập, nhiều người quẫn bách tự sát. Thật lắm
chuyện quái lạ, thị phi xảy ra. Tiền bạc bỗng trở nên khan hiếm nên
nhiều thương gia phá sản kẻ thành điên loạn, kẻ vào ngục tù. Nợ nần dây
dưa khiến việc đòi nợ dùng bộc phá, dao kiếm xảy ra thường xuyên khiến
cảnh máu đổ, đầu rơi như cơm bữa.
Bên
ngoài biển, giặc Tề hoành hành công khai xâm chiếm lãnh hải, đánh đuổi
tàu Vệ như đuổi bọn trộm vặt rập rình hôi của. Cả nguồn thu lợi mênh
mông của nước Vệ từ biển nay đã không còn nữa.
Nước
Vệ nợ tiền bạc các nước khác ngập cao như núi, chẳng thể trả được, nên
khó lòng vay mượn ở đâu để trang trải , cầm cự qua lúc khó khăn.
Trước
muôn vàn khó khăn đó, nhà Sản chấn chỉnh quan lại, trước là để an dân
sau là tìm người tài trong đám quan lại đứng ra lèo lái đất nước qua
thời quẫn bách.
Họp
cả năm trời nhưng đến lúc tìm được kẻ có tội, định đưa ra xét xử để an
dân. Nào ngờ kẻ ấy trần tình xưa nay làm việc đều do nhà nhà Sản quyết
cả, kẻ ấy chỉ là thi hành thôi, đâu phải kẻ ấy xin hay lo lót làm quan,
chính triều đình ra lệnh cho kẻ ấy phải làm quan. Nghĩ phận mình từ nhỏ
đã theo nhà Sản cho nên chấp hành mà phụng mệnh. Mà năng lực, đức độ
thế nào thì nhà Sản đã biết rõ. Giờ đổ tội cho người lương thiện, há
chẳng phải là nhà Sản thiếu trách nhiệm trong việc dùng người hay sao.
Nhà Sản nghe vạch vòi rõ ràng thế, cũng lấy làm phải, bèn bỏ qua cho yên chuyện.
Ban
tuyên huấn triều đình chỉ thị việc biển đảo phải giữ kín thông tin, nếu
những thông tin từ Tề đưa ra,thì tuyên huấn nước Vệ phải chuyển thể
làm sao cho thành việc nhẹ nhàng. Để bá tính dần làm quen với chuyện
biển đảo bị mất như là chuyện tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày, không
có gì là quan trọng. Đồng thời vỗ về dân chúng tập trung vào cày cấy,
sản xuất không được tin lời bọn hủ nho xấu bụng phao tin đồn nhảm về thế
sự.
Kế ấy của tuyên huấn thật là vi diệu, dân tình mười phần bớt xôn xao đến phân nửa.
Bấy
giờ nhà Sản lại rục rịch thu phí xe cộ, đất đai, nâng viện phí, học phí
và nâng giá các nguồn năng lượng...dân tình hốt hoảng nhao sang bàn
cách đối phó như giảm chi tiêu, đi làm thêm... đồng thời bắt bớ thêm một
số người hay nói chuyện thế sự theo cách phê phán triều đình.
Nhờ
thế mà dân chúng không ai màng chuyện triều đình, đất nước ra sao. Nhà
nào nhà nấy chỉ cắm đầu lo xoay sở với khó khăn đến trực tiếp hàng ngày
với nhà mình.
Nước Vệ thanh bình, hạnh phúc quay trở lại, bốn cõi ấm êm
Đấy
là kế sách vĩ đại và hiệu quả nhất mà chỉ có duy nhà Sản mới làm được.
Phàm những triều đại khác trong hoàn cảnh vậy thường sai lầm chọn cách
lề mề, rườm rà như nghiêm minh pháp luât,nâng cao dân trí, làm trong
sạch đội ngũ quan lại, chọn nhân tài ra giúp rập , lắng nghe lời kẻ sĩ
,xiết chặt chi tiêu lễ hội...
Mấy
năm sau người Tề thấy nhà Sản nước Vệ ăn ở hiếu nghĩa, biết giữ gìn hoà
khí, yêu chuộng hoà bình. Tề lấy làm hối hận vì đã cư xử không tốt với
Vệ, trước là mất tình nghĩa anh em, sau là xấu hổ với thiên hạ, Tề bèn
rút quân trả lại cho Vệ những biển đảo đã lấy trước kia. Không những thế
lại còn viện trợ tiền, của, nhân lực để nhà Sản kiến thiết nước Vệ thêm
giàu mạnh bội phần. Tình nghĩa keo sơn hai nước càng trở nên gắn bó mật
thiết. Những bọn xúc xiểm quan hệ hai nước khi xưa ở trong chốn lao tù
đều tâm phục, khẩu phục thành khẩn nhận lỗi lầm, vì mông muội mà không
nhận ra được đường lối uyển chuyển, mềm "dẹo", thu phục nhân tâm, đánh
vào lòng người của triều đình nhà Sản. Nước Vệ qua thời khó khăn, vị thế
lại lên cao vời vợi trong mắt bạn bè các nước thiên hạ, du khách kéo
đến ấm ầm. Câu ca vang lừng khắp biển bạc, đồng xanh.
- Thuyền anh ra khơi khi chân mây ửng hồng.
Thuyền anh ra khơi có ngại chi sóng gió.Ơ hò...
Trên đoàn thuyền hải âu vui sóng xô.
Anh nhớ đồng làng quê cánh cò bay trên thảm lụa.
Đời tự do ôi chan chứa bao tình
Cuộc
sống bá tính nước Vệ dưới triều nhà Sản ấm no, thóc lúa đầy đồng trâu
chẳng buồn ăn. Xét từ đời Ngiêu Thuấn bên Tề đến đời Thái Tổ, Thái Tông
bên Vệ. Chưa lúc nào thanh bình, thịnh trị như thế. Đời sau gọi giai
đoạn đó là mộng Nam Kha
Copy từ: Người Buôn Gió
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét