Những mối căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì vụ tranh chấp chủ
quyền một quần đảo không người ở ở Biển Đông Trung Hoa tiếp tục gia tăng
trong hai tuần qua, với việc Tokyo ra lệnh cho chiến đấu cơ bay lên
nghênh cản các máy bay trinh sát biển của Trung Quốc bay vào không phận
của dãy đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Các nhà phân tích cho
rằng quan hệ Trung-Nhật trong năm tới sẽ tiếp tục xấu đi, thậm chí còn
có thể xảy ra chiến tranh, vì tân Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật là một
người thuộc phe diều hâu cánh hữu trong khi tân Tổng bí thư Đảng Cộng
Sản Trung Quốc Tập Cận Bình chưa có đủ uy thế để theo đuổi một đường lối
mềm mỏng, linh hoạt hơn nhằm giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền.
Hôm thứ 5 (27-12-2012) vừa qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết họ sẽ “giám sát chặt chẽ” và “cảnh giác cao độ” trước những hoạt động của Lực lượng Tự vệ Hàng không Nhật Bản, sau khi Tokyo liên tục ra lệnh cho các phản lực cơ chiến đấu cất cánh khẩn cấp để nghênh cản các máy bay hải giám của Trung Quốc bay vào không phận của quần đảo mà hai nước đều tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông Trung Hoa.
Tân Hoa Xã trích lời ông Dương Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng “chúng tôi kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ … để bảo đảm an toàn cho các hoạt động chấp pháp trên biển … để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hải dương của quốc gia.”
Ông Dương Vũ Quân cũng tố cáo Nhật Bản mượn oai nước Mỹ để hù dọa Trung Quốc và cho rằng mưu toan đó chắc chắn sẽ thất bại.
Ông Dương Vũ Quân phát biểu như vậy đúng hai tuần sau khi tính chất kịch liệt của vụ đối đầu tăng lên tới một mức độ cao hơn, với việc máy bay hải giám của Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến Nhật Bản phải điều động 8 chiếc chiến đấu cơ F-15 đến nơi để ứng phó.
Những vụ việc tương tự cũng xảy ra vào ngày 22 và 24 tháng 12.
Tokyo mô tả hành động của Bắc Kinh là “một hành vi khiêu khích đáng kinh tởm”, nhưng phát ngôn viên Hoa Xuân Doanh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng đó là một hành động “hoàn toàn bình thường” vì khu vực này “là một phần của lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.”
Trong cuộc họp báo hôm 26 tháng 12, bà Hoa Xuân Doanh cũng cho biết Trung Quốc hy vọng Nhật Bản sẽ theo đuổi đường lối phát triển hòa bình và đóng một vai trò xây dựng cho hòa bình khu vực.
Tại Nhật Bản, việc ông Shinzo Abe trở lại giữ chức thủ tướng đã làm nhiều nhà quan sát e rằng vụ đối đầu ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ trở nên kịch liệt hơn.
Trong thời gian vận động bầu cử Hạ viện, ông Abe đã khích động tình cảm dân tộc qua những lời hô hào cho việc xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh hơn và đảng Tự do Dân chủ của ông cũng cho biết Nhật Bản có thể sẽ tiến hành công tác xây dựng trên những hòn đảo mà chính phủ đã mua lại từ tay sở hữu chủ người Nhật hồi tháng 9.
Trong cuộc họp báo hồi trung tuần tháng này sau cuộc bầu cử, ông Abe tái khẳng định yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Senkaku và nói rằng không có cơ sở nào đề tiến hành đàm phán về vấn đề chủ quyền vào thời điểm này.
Các nhà phân tích tình hình Đông Á cho rằng quan hệ Trung-Nhật trong năm tới sẽ tiếp tục xấu đi, vì tân Thủ tướng Abe là một người thuộc phe diều hâu cánh hữu, trong khi tân Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình chưa có đủ uy thế để theo đuổi một đường lối mềm mỏng, linh hoạt hơn nhằm giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Ông Malcolm Cook, một chuyên gia an ninh Đông Bắc Á của Đại học Flinders ở Australia, cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:
"Với giới lãnh đạo mới ở Trung Quốc, chắc chắn là trong năm tới chúng ta sẽ không thấy ông Tập Cận Bình hay ông Lý Khắc Cường có những bước táo bạo về chính sách đối ngoại có thể được xem là hòa hoãn hơn đối với các nước khác, chẳng hạn như Nhật Bản, là nước nằm ở trung tâm của chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Vì vậy tôi nghĩ rằng trong năm 2013 các mối quan hệ chính trị trong vùng Đông Bắc Á -- giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Nam Triều Tiên, và có thể là với liên bang Nga, sẽ nguội lạnh hơn so với năm nay."
Giáo sư Hugh White, một nhà nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc gia Australia, còn có một cái nhìn bi quan hơn.
Ông cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản cùng với đồng minh của Nhật là Hoa Kỳ đang lâm vào một thế kẹt có thể đưa tới một cuộc chiến tranh ở Á châu mà không bên nào muốn có.
Trong bài viết đăng trên tờ The Sydney Morning Herald hôm 26 tháng 12, ông White cho rằng Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc -- ba nước dính líu tới cuộc chiến tranh có thể xảy ra, không nước nào có thể nhượng bộ vì làm như vậy sẽ mang lại những hệ quả nghiêm trọng cho thế lực và địa vị của mình: đối với Nhật Bản, việc nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc sẽ đồng nghĩa với việc thừa nhận quyền chèn ép của Trung Quốc và chấp nhận một sự thật là Washington không thể giúp cho Tokyo; đối với Hoa Kỳ, việc không hỗ trợ cho Tokyo không những sẽ phá hủy mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản mà còn đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng Hoa Kỳ không còn là một cường quốc hàng đầu ở Á châu và chiến lược “trục xoáy” Á châu chỉ là một hành vi làm dáng; và đối với Trung Quốc, việc lùi bước trong vụ tranh chấp đảo Điếu Ngư sẽ chứng tỏ là Hoa Kỳ tiếp tục nắm giữa vị thế bá chủ ở Á châu Thái bình dương.
Mặc dù vậy, theo giáo sư Cook của Đại học Flinders, tuy những mối căng thẳng vì vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc có phần chắc sẽ tiếp tục, nhưng ông không nghĩ rằng đôi bên sẽ xảy ra chiến tranh. Ông nêu lên sự kiện là khi được bầu làm thủ tướng lần trước vào năm 2006 ông Abe đã chọn Trung Quốc làm nơi để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên nhằm giảm thiểu những mối căng thẳng.
Ông Carl Thayer, một chuyên gia chính trị Á châu của Đại học New South Wales ở Australia, cho rằng tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ buộc Thủ tướng Abe của Nhật Bản và Tổng bí thư Tập Cận Bình Trung Quốc phải đặt các vấn đề quốc nội làm ưu tiên trong nghị trình làm việc:
"Cả hai nhà lãnh đạo, nhất là ông Abe, có những vấn đề quốc nội to lớn cần phải lo liệu, đặc biệt là những vấn đề về kinh tế. Vì vậy cho nên có phần chắc là họ không muốn một vụ khủng hoảng về chính sách đối ngoại gây trở ngại cho việc đối phó với các vấn đề quốc nội."
Sau khi chính thức nhậm chức thủ tướng hôm thứ tư vừa qua, ông Abe cho biết ông quyết định phái ông Masahiko Komura, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, làm đặc sứ đến Trung Quốc để cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Ông cũng phái các đặc sứ đến Nam Triều Tiên và Nga, là hai nước mà Nhật Bản cũng có những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Tuần trước, ông Abe cũng cho biết ông muốn “thực hiện những nỗ lực để quay lại khởi điểm của việc phát triển các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi dựa trên những lợi ích chung về chiến lược “ với Trung Quốc. Ông Abe nói thêm rằng quan hệ Trung-Nhật “là một trong những mối quan hệ song phương cực kỳ quan trọng.”
Hôm thứ 5 (27-12-2012) vừa qua, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết họ sẽ “giám sát chặt chẽ” và “cảnh giác cao độ” trước những hoạt động của Lực lượng Tự vệ Hàng không Nhật Bản, sau khi Tokyo liên tục ra lệnh cho các phản lực cơ chiến đấu cất cánh khẩn cấp để nghênh cản các máy bay hải giám của Trung Quốc bay vào không phận của quần đảo mà hai nước đều tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông Trung Hoa.
Tân Hoa Xã trích lời ông Dương Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng “chúng tôi kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ … để bảo đảm an toàn cho các hoạt động chấp pháp trên biển … để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hải dương của quốc gia.”
Ông Dương Vũ Quân cũng tố cáo Nhật Bản mượn oai nước Mỹ để hù dọa Trung Quốc và cho rằng mưu toan đó chắc chắn sẽ thất bại.
Ông Dương Vũ Quân phát biểu như vậy đúng hai tuần sau khi tính chất kịch liệt của vụ đối đầu tăng lên tới một mức độ cao hơn, với việc máy bay hải giám của Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến Nhật Bản phải điều động 8 chiếc chiến đấu cơ F-15 đến nơi để ứng phó.
Những vụ việc tương tự cũng xảy ra vào ngày 22 và 24 tháng 12.
Tokyo mô tả hành động của Bắc Kinh là “một hành vi khiêu khích đáng kinh tởm”, nhưng phát ngôn viên Hoa Xuân Doanh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng đó là một hành động “hoàn toàn bình thường” vì khu vực này “là một phần của lãnh thổ Trung Quốc từ thời xa xưa.”
Trong cuộc họp báo hôm 26 tháng 12, bà Hoa Xuân Doanh cũng cho biết Trung Quốc hy vọng Nhật Bản sẽ theo đuổi đường lối phát triển hòa bình và đóng một vai trò xây dựng cho hòa bình khu vực.
Tại Nhật Bản, việc ông Shinzo Abe trở lại giữ chức thủ tướng đã làm nhiều nhà quan sát e rằng vụ đối đầu ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ trở nên kịch liệt hơn.
Trong thời gian vận động bầu cử Hạ viện, ông Abe đã khích động tình cảm dân tộc qua những lời hô hào cho việc xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh hơn và đảng Tự do Dân chủ của ông cũng cho biết Nhật Bản có thể sẽ tiến hành công tác xây dựng trên những hòn đảo mà chính phủ đã mua lại từ tay sở hữu chủ người Nhật hồi tháng 9.
Trong cuộc họp báo hồi trung tuần tháng này sau cuộc bầu cử, ông Abe tái khẳng định yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Senkaku và nói rằng không có cơ sở nào đề tiến hành đàm phán về vấn đề chủ quyền vào thời điểm này.
Các nhà phân tích tình hình Đông Á cho rằng quan hệ Trung-Nhật trong năm tới sẽ tiếp tục xấu đi, vì tân Thủ tướng Abe là một người thuộc phe diều hâu cánh hữu, trong khi tân Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình chưa có đủ uy thế để theo đuổi một đường lối mềm mỏng, linh hoạt hơn nhằm giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Ông Malcolm Cook, một chuyên gia an ninh Đông Bắc Á của Đại học Flinders ở Australia, cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA:
"Với giới lãnh đạo mới ở Trung Quốc, chắc chắn là trong năm tới chúng ta sẽ không thấy ông Tập Cận Bình hay ông Lý Khắc Cường có những bước táo bạo về chính sách đối ngoại có thể được xem là hòa hoãn hơn đối với các nước khác, chẳng hạn như Nhật Bản, là nước nằm ở trung tâm của chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Vì vậy tôi nghĩ rằng trong năm 2013 các mối quan hệ chính trị trong vùng Đông Bắc Á -- giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Nam Triều Tiên, và có thể là với liên bang Nga, sẽ nguội lạnh hơn so với năm nay."
Giáo sư Hugh White, một nhà nghiên cứu chiến lược của Đại học Quốc gia Australia, còn có một cái nhìn bi quan hơn.
Ông cho rằng Trung Quốc và Nhật Bản cùng với đồng minh của Nhật là Hoa Kỳ đang lâm vào một thế kẹt có thể đưa tới một cuộc chiến tranh ở Á châu mà không bên nào muốn có.
Trong bài viết đăng trên tờ The Sydney Morning Herald hôm 26 tháng 12, ông White cho rằng Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc -- ba nước dính líu tới cuộc chiến tranh có thể xảy ra, không nước nào có thể nhượng bộ vì làm như vậy sẽ mang lại những hệ quả nghiêm trọng cho thế lực và địa vị của mình: đối với Nhật Bản, việc nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc sẽ đồng nghĩa với việc thừa nhận quyền chèn ép của Trung Quốc và chấp nhận một sự thật là Washington không thể giúp cho Tokyo; đối với Hoa Kỳ, việc không hỗ trợ cho Tokyo không những sẽ phá hủy mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản mà còn đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng Hoa Kỳ không còn là một cường quốc hàng đầu ở Á châu và chiến lược “trục xoáy” Á châu chỉ là một hành vi làm dáng; và đối với Trung Quốc, việc lùi bước trong vụ tranh chấp đảo Điếu Ngư sẽ chứng tỏ là Hoa Kỳ tiếp tục nắm giữa vị thế bá chủ ở Á châu Thái bình dương.
Mặc dù vậy, theo giáo sư Cook của Đại học Flinders, tuy những mối căng thẳng vì vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản với Trung Quốc có phần chắc sẽ tiếp tục, nhưng ông không nghĩ rằng đôi bên sẽ xảy ra chiến tranh. Ông nêu lên sự kiện là khi được bầu làm thủ tướng lần trước vào năm 2006 ông Abe đã chọn Trung Quốc làm nơi để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên nhằm giảm thiểu những mối căng thẳng.
Ông Carl Thayer, một chuyên gia chính trị Á châu của Đại học New South Wales ở Australia, cho rằng tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ buộc Thủ tướng Abe của Nhật Bản và Tổng bí thư Tập Cận Bình Trung Quốc phải đặt các vấn đề quốc nội làm ưu tiên trong nghị trình làm việc:
"Cả hai nhà lãnh đạo, nhất là ông Abe, có những vấn đề quốc nội to lớn cần phải lo liệu, đặc biệt là những vấn đề về kinh tế. Vì vậy cho nên có phần chắc là họ không muốn một vụ khủng hoảng về chính sách đối ngoại gây trở ngại cho việc đối phó với các vấn đề quốc nội."
Sau khi chính thức nhậm chức thủ tướng hôm thứ tư vừa qua, ông Abe cho biết ông quyết định phái ông Masahiko Komura, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, làm đặc sứ đến Trung Quốc để cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Ông cũng phái các đặc sứ đến Nam Triều Tiên và Nga, là hai nước mà Nhật Bản cũng có những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Tuần trước, ông Abe cũng cho biết ông muốn “thực hiện những nỗ lực để quay lại khởi điểm của việc phát triển các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi dựa trên những lợi ích chung về chiến lược “ với Trung Quốc. Ông Abe nói thêm rằng quan hệ Trung-Nhật “là một trong những mối quan hệ song phương cực kỳ quan trọng.”
Copy từ: VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét