Ở Việt Nam đang bị vấn nạn cô đọc trò chép, học vẹt, nhồi nhét một đống toán học "cao cấp" mà sau này khi ra đời chẳng bao giờ dùng đến.
> Nhồi nhét thi học kỳ bậc tiểu học
Mọi người Việt Nam chúng ta vẫn kháo nhau về một
"truyền thuyết" rằng người Việt Nam chúng ta có truyền thống hiếu học.
Vậy liệu điều đó đã đúng?
Để trả lời câu hỏi này. Đầu tiên chúng ta phải xem chúng ta định nghĩa thế nào về học.
Đầu tiên là "Học để nhiều chữ". Chúng ta nên lưu ý bộ
nhớ não con người có hạn. Khi bạn nhớ quá nhiều, muốn nhớ thêm những
điều mới mẻ đôi khi chúng ta buộc phải xóa những ký ức cũ.
Nó giống như việc bạn học lên đến cấp 3 và nhìn một
bài toán cấp 1 vậy. Có nhiều bài chúng ta sẽ thấy khó và bối rối dù
chúng ta đã học về nó. Vậy nếu bạn có quá nhiều chữ trong sách học ở phổ
thông, đại học thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ khó có cơ hội tiếp
thu kiến thức ngoài cuộc sống. Mà chúng ta thì đâu có mài sách mà ăn
được?
Tiếp theo là "Học để làm ông nọ bà kia, học cho ấm vào thân". Vậy chiếu theo điều này thì hóa ra học là công cụ để đạt được những mục đích có vị trí nào đó trong xã hội?
Hệ lụy từ câu nói tưởng chừng như "đúng" này thì nhiều
không đếm được. Nó khiến cho một bộ phận giới trẻ học vì mục đích làm
ông nọ bà kia mà không quan tâm xem chúng ta đang học cái gì, có phù hợp
với mình không.
Rồi khi học xong đại học thì không biết phải làm gì để
sống. Phụ huynh, nhà trường thì tạo áp lực ảo lên các em, đa số trẻ em
thành phố bị đánh cắp tuổi thơ vì cứ mải miết học và học và tiếp tục học
Thêm một sự học nữa là "học để có cái bằng".
Điều đó khiến cho biết bao trường tư mọc lên. Cả xã hội quay cuồng theo
cái bằng cử nhân mà quên mất một điều là 1 thầy thì 10 thợ thôi. Ai
cũng làm thầy thì ai làm thợ? Rồi thì học làm thầy xong không xin được
việc lại quay đi làm thợ. Vậy tại sao không học để làm thợ cho nhanh?
Học đơn giản là để trang bị kỹ năng sống. Lấy ví dụ
đơn giản: con hổ hay con chó con lúc mới sinh ra nó có biết bắt mồi đâu.
Nó "học" bắt mồi đó chứ.
Con người chúng ta cũng thế. Sinh ra chúng ta sao đã
đủ kỹ năng sống? Chúng ta học bài học đầu tiên là học lẫy, học bò, học
đi. Rồi sau đó là học nói, vào trường chúng ta được học chữ, rồi những
kiến thức mới. Nhưng liệu thế đã đủ?
Trở về quá khứ tổ tiên. Chúng ta tiến hóa vượt trội so
với các con vật ở chỗ chúng ta sáng tạo ra công cụ. Sáng tạo là điều
rất quan trọng. Nhưng ở Việt Nam điều quan trọng lại là cô đọc trò chép
văn mẫu, học thuộc lịch sử, địa lý theo kiểu học vẹt, nhồi nhét một đống
toán học "cao cấp" mà sau này khi ra đời chẳng bao giờ dùng đến.
Tại sao bên cạnh học kiến thức phổ thông chúng ta
không học thêm kỹ năng mềm, khả năng tư duy, sáng tạo? Tại sao không
giảm tải đi để trẻ em có tuổi thơ, được học, được chơi. Để khi ra đời
nhiều bạn trẻ không còn bỡ ngỡ hay quá ảo tưởng về bản thân nữa, để xã
hội không còn lãng phí tiền vào nhiều thứ không cần thiết?
Ngô Xuân Vũ
Copy từ: VnExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét