Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel họp báo sau cuộc gặp các Bộ trưởng NATO, Bruxelles, 27/02/2014
REUTERS/Francois Lenoir
Hoa Kỳ đã quyết định gia tăng các cuộc thao dượt chung trên
không với Ba Lan và tham gia nhiều hơn vào việc bảo vệ không phận các
nước vùng Baltic. Qua quyết định này, Washington muốn đưa ra những bảo
đảm về an ninh cho các đồng minh Đông Âu trong khối NATO, hiện đang rất
lo ngại trước những hành động quân sự của Nga tại Ukraina.
Trước Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ ngày 05/03/2014, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thông báo là Lầu Năm góc vừa quyết định thi
hành các biện pháp để yểm trợ các đồng minh của Hoa Kỳ, trong đó có việc
gia tăng các cuộc thao dượt chung trên không với quân đội Ba Lan và
tham gia nhiều hơn vào lực lượng cảnh sát tuần tra trên không của khối
NATO ở các nước vùng Baltic.
Một phân đội gồm khoảng một chục lính Mỹ hiện đang đóng tại hai căn cứ không quân ở Ba Lan để tiến hành các cuộc thao dượt chung trên không giữa quân đội Mỹ với quân đội Ba Lan. Không quân của Ba Lan hiện cũng được trang bị máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ.
Từ 10 năm qua, việc bảo vệ không phận ba nước vùng Baltic Litva, Latvi và Estonia ( mà hiện nay vẫn chưa có đủ lực lượng không quân ) vẫn do khối NATO đảm trách. Cứ mỗi bốn tháng, các nước thành viên của NATO thay phiên nhau gởi các máy bay tiêm kích đến những nước Baltic để bảo vệ không phận các nước này. Từ ngày 01/01/2014, đến lượt Hoa Kỳ đảm trách nhiệm vụ này.
Để bảo vệ không phận các nước vùng Baltic, Hoa Kỳ hiện đang sử dụng 4 máy bay tiêm kích F-15, nhưng theo một quan chức Lầu Năm góc, Washington sẽ triển khai thêm 6 chiếc F-15 và một máy bay tiếp liệu. Các máy bay này sẽ đáp xuống Litva chiều nay.
Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Litva Juozas Olekas, việc gởi các chiến đấu cơ này là nhằm đáp lại « cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina » và việc gia tăng hoạt động quân sự của Nga ở vùng Kaliningrad, một lãnh thổ của Nga nằm lọt giữa Litva và Ba Lan.
Ba nước vùng Baltic, gia nhập khối NATO từ năm 2004, vẫn lo ngại thế lực quân sự ngày càng mạnh của Nga ở sát biên giới những nước này. Cuộc khủng hoảng Ukraina càng khiến họ thêm lo ngại.
Theo lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Litva, các phi cơ quân sự của Nga đã gia tăng hoạt động gần biên giới các nước Baltic, khiến các máy bay tiêm kích của NATO đã phải can thiệp đến hơn 40 lần vào năm ngoái.
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Châu Âu, và cũng là Tư lệnh lực lượng khối NATO, tướng Philip Breedlove sẽ gặp Tổng Tham mưu trưởng các nước Trung và Đông Âu. Về phần tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraina, ông cũng đã gặp các đồng nhiệm vùng Baltic và Đông Âu. Tướng Dempsey nói với Thượng nghị sĩ Mỹ rằng lãnh đạo quân sự các nước này rất lo ngại và muốn được Hoa Kỳ có những bảo đảm về an ninh cũng như có những biện pháp để răn đe nước Nga không được có thêm những hành động quân sự.
Riêng Ba Lan thì đặc biệt lo ngại về an ninh của nước này trước những hành động của Nga ở Ukraina và nhấn mạnh rằng Hiệp ước thiết lập khối NATO có dự trù việc tham khảo ý kiến khi một quốc gia thành viên cảm thấy an ninh của mình bị đe dọa.
Nhưng theo Tổng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Washington sẽ đề nghị với NATO những phương án để ổn định tình hình, chứ không phải nhằm khiến cho căng thẳng leo thang ở Ukraina.
Từ thứ Hai tuần này, Lầu Năm góc loan báo đã đình chỉ mọi hợp tác quân sự với Nga, như là một biện pháp trừng phạt Matxcơva vì đã đưa quân sang vùng Crimée của Ukraina.
Một phân đội gồm khoảng một chục lính Mỹ hiện đang đóng tại hai căn cứ không quân ở Ba Lan để tiến hành các cuộc thao dượt chung trên không giữa quân đội Mỹ với quân đội Ba Lan. Không quân của Ba Lan hiện cũng được trang bị máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ.
Từ 10 năm qua, việc bảo vệ không phận ba nước vùng Baltic Litva, Latvi và Estonia ( mà hiện nay vẫn chưa có đủ lực lượng không quân ) vẫn do khối NATO đảm trách. Cứ mỗi bốn tháng, các nước thành viên của NATO thay phiên nhau gởi các máy bay tiêm kích đến những nước Baltic để bảo vệ không phận các nước này. Từ ngày 01/01/2014, đến lượt Hoa Kỳ đảm trách nhiệm vụ này.
Để bảo vệ không phận các nước vùng Baltic, Hoa Kỳ hiện đang sử dụng 4 máy bay tiêm kích F-15, nhưng theo một quan chức Lầu Năm góc, Washington sẽ triển khai thêm 6 chiếc F-15 và một máy bay tiếp liệu. Các máy bay này sẽ đáp xuống Litva chiều nay.
Theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Litva Juozas Olekas, việc gởi các chiến đấu cơ này là nhằm đáp lại « cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina » và việc gia tăng hoạt động quân sự của Nga ở vùng Kaliningrad, một lãnh thổ của Nga nằm lọt giữa Litva và Ba Lan.
Ba nước vùng Baltic, gia nhập khối NATO từ năm 2004, vẫn lo ngại thế lực quân sự ngày càng mạnh của Nga ở sát biên giới những nước này. Cuộc khủng hoảng Ukraina càng khiến họ thêm lo ngại.
Theo lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Litva, các phi cơ quân sự của Nga đã gia tăng hoạt động gần biên giới các nước Baltic, khiến các máy bay tiêm kích của NATO đã phải can thiệp đến hơn 40 lần vào năm ngoái.
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Châu Âu, và cũng là Tư lệnh lực lượng khối NATO, tướng Philip Breedlove sẽ gặp Tổng Tham mưu trưởng các nước Trung và Đông Âu. Về phần tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cho biết, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng Ukraina, ông cũng đã gặp các đồng nhiệm vùng Baltic và Đông Âu. Tướng Dempsey nói với Thượng nghị sĩ Mỹ rằng lãnh đạo quân sự các nước này rất lo ngại và muốn được Hoa Kỳ có những bảo đảm về an ninh cũng như có những biện pháp để răn đe nước Nga không được có thêm những hành động quân sự.
Riêng Ba Lan thì đặc biệt lo ngại về an ninh của nước này trước những hành động của Nga ở Ukraina và nhấn mạnh rằng Hiệp ước thiết lập khối NATO có dự trù việc tham khảo ý kiến khi một quốc gia thành viên cảm thấy an ninh của mình bị đe dọa.
Nhưng theo Tổng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Washington sẽ đề nghị với NATO những phương án để ổn định tình hình, chứ không phải nhằm khiến cho căng thẳng leo thang ở Ukraina.
Từ thứ Hai tuần này, Lầu Năm góc loan báo đã đình chỉ mọi hợp tác quân sự với Nga, như là một biện pháp trừng phạt Matxcơva vì đã đưa quân sang vùng Crimée của Ukraina.
Copy từ: RFI
................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét