Media Player
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine khó
tìm được một giải pháp ổn định lâu dài, trừ phi các quốc gia liên quan,
trong đó có Nga và phương Tây tìm ra được một thỏa hiệp dung hòa được
các lợi ích chính trị, kinh tế và an ninh cho các bên, theo một nhà phân
tích từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 02/3/2014, Phó Giáo sư,
Tiến sỹ Phạm Quang Minh, nguyên Chủ nhiệm Khoa Quốc tế học, Phó Hiệu
trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà
Nội) cho rằng Nga đã can thiệp quân sự vào Crimea, Ukraine vì không muốn
các lợi ích của mình ở quốc gia láng giềng bị ảnh hưởng.Tuy nhiên, vẫn theo nhà phân tích, có thể về thực chất Nga đang tính toán một khả năng gây áp lực bằng hành động này trước khi đạt được một thỏa thuận ngoại giao cho phép đảm bảo các quyền lợi, lợi ích của Nga được tôn trọng.
'Đánh dễ, rút khó'
"Khả năng mà người ta sẽ chờ đợi, xem xét, tìm cách hòa hoãn, trì hoãn tình hình, nó kéo dài, thì khả năng kéo dài có thể là một tháng cho tới hai tháng chẳng hạn, chứ còn hành động phản ứng nhanh chóng, tôi nghĩ là ít, chỉ trừ trường hợp mọi con đường dẫn đến sự hòa giải không có"
"Khả năng một là sẽ xảy ra rất nhanh và chớp nhoáng, đó là phương án hành động nhanh và kết thúc nhanh, đặt mọi sự việc trong việc đã rồi, đó là một cách.
"Còn cách thứ hai là khả năng câu giờ tức là chờ đợi phản ứng của các bên, rồi xem các khả năng nên hay không nên."
Theo nhà nghiên cứu khả năng thứ hai sẽ nhiều hơn là khả năng thứ nhất, ông nói:
"Khả năng kéo dài có thể là một tháng cho tới hai tháng chẳng hạn, chứ còn hành động phản ứng nhanh chóng, tôi nghĩ là ít, chỉ trừ trường hợp mọi con đường dẫn đến sự hòa giải không có."
Mời quý vị theo dõi tiếp phần hai, cũng là phần cuối cuộc trao đổi với PGS. TS Phạm Quang Minh tại đây.
Copy từ: BBC
................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét