CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

NÊN NGHĨ KỸ RỒI HÃY NÓI!



Nguyễn Văn Khải - Ông già ô zôn

Hẹn nhau mãi sáng 10/3, tôi mới hẹn được anh Hòa tàu ngầm lên Hà Nội công tác trên đường về sẽ ghé đón tôi xuống xưởng của anh góp ý cho việc chế tạo tàu ngầm. Trước khi đi tôi đã nhận được rất nhiều lời khuyên nhủ đưng động đến Hòa tàu ngầm kẻo mua danh “vài triệu bán danh vài đồng”. Tôi dự định rằng chập tối sẽ quay trở lại Hà Nội bằng xe khách. Khi tôi tới các cộng sự của anh Hòa đang chuẩn bị lắp ráp lại phía ngoài để vào tàu ngầm cho đoàn khách của Bộ Quốc phòng. Mấy hôm trước đã có đoàn của Viện Kỹ thuật Hải quân lên đây làm việc. Trong xe ô tô, tôi đã hỏi rất kỹ về những góp ý của các viện sỹ vì anh Hòa tiếp họ mất thời gian phải được cái gì chứ. Tiếc rằng, qua câu chuyện của anh Hòa tôi thấy họ chưa góp được gì. Hơn 40 năm về trước tôi trèo đèo lội suối, chạy nhảy trên thuyền thoăn thoắt, bây giờ chui vào tàu phải có người hỗ trợ. Tôi rất mừng và rất vui nên không thấy mệt mỏi, quên cả mùi không khí cháy vì mọi người vừa hàn trong tàu. Về vỏ tàu, trông bề ngoài – theo tôi miễn chê. Trong tàu chứa được khoảng 4 người vì tàu chỉ dài 8 mét rưỡi và bề ngang lớn nhất có 3 mét nhưng có thể để các thiết bị quan sát, điều khiển,… Giống như 39 năm trước đây (1975), tôi đã đề nghị với Bộ Tư lệnh Hải quân và 16 năm trước với Tư lệnh Hải quân ở khu vực Đà Nẵng nên dùng các loại đèn LED có phổ bức xạ sao cho quan sát trong tàu ngầm có tiện nghi cao nhất, an toàn nhất, hao phí điện năng ít nhất và 6 năm trước đây với hai cán bộ của Cục Hàng hải là dùng đèn khử mùi để khử mùi hôi trong các buồng ngủ, phòng ăn. Đến nay tôi đã có chỗ để thể hiện khả năng ứng dụng trong thực tiễn của sản phẩm trí tuệ do mình sáng tạo. Trong trường hợp này mấy cái đèn LED có cấu hình ra sao, hiệu suất phát quang thế nào, tuổi thọ là bao lâu, đặc biệt là phổ bức xạ ở dải nào, có một đỉnh hay hai đỉnh? Điều này không chỉ phụ thuộc vào tôi mà còn vào các cộng sự, học trò, con cháu, xong tôi tin rằng nhất định cái tàu ngầm xinh xinh đầu tiên của Việt Nam sẽ được trang bị các thiết bị, dụng cụ điện tử, quang điện tử được tạo bởi các linh kiện có giá trị các thông số cao nhất – với số lượng ít ta hoàn toàn có thể làm được. 

Tôi không thể ngờ rằng việc điều tiết không khí vào và khí thải ra lại thực hiện bằng dụng cụ rất đơn giản, rất sẵn có ở Việt Nam nhờ đó rất dễ thao tác mà đó là cái cần nhất trong giai đoạn đầu này. Nhiều người cho rằng liệu tàu có bị bẹt khi xuống sâu vì áp suất của nước lúc đó tăng lên – một nỗi lo không cần có vì đầu chiến tranh Thế giới lần thứ II đã rất nhiều nước có thép làm độc lập rồi. Việc chọn mua chúng về để làm giống như việc Hàn Quốc thuê ta làm khăn mặt về nước họ dán nhãn hiệu của công ty họ vào thôi mà. Trên các loại máy bay của Mỹ thiếu gì các linh kiện mua từ nước ngoài.

Rất cần thử nghiệm tàu chạy ở độ sâu từ 10-20 mét để xem khí có bị rò, nước có bị thấm và độ linh động của tàu. Thể tích cái tàu này còn nhỏ hơn một cái canô đi tuần tra biển thậm chí còn nhỏ hơn cả thuyền đánh cá trưa đi mai về, việc đảm bảo cho tàu chạy thử không va chạm vào các thuyền khác còn dễ hơn là dùng xe máy hộ tống các hoa hậu đi trên đường. Cuối năm 1968, tôi nhiều lần đi đánh cá bằng thuyền giã đôi, reo phàng,… chẳng thấy thuyền nào đâm vào thuyền nào cả dù ở nơi cách cảng Diêm Điền khoảng 40-60 km. Cho nên tôi lưu lại ở đó đến sáng hôm sau để gặp thêm các cán bộ của tỉnh Thái Bình. Tôi đều nói với từng người là: “Đừng mất thời gian để thử tàu ngầm của anh Hòa trong ao mà có thể đưa ngay ra biển lớn, đó có thể là cái máy lặn, là cái tàu nhỏ đi dưới nước phục vụ nghiên cứu khoa học, khảo sát ngư trường, tham quan du lịch, nhất định giá làm các loại này của Việt Nam sẽ rẻ hơn rất nhiều lần so với nhập ngoại. Hơn nữa, được duy tu bảo dưỡng thay thế linh kiện ở Việt Nam nên hiệu suất sử dụng sẽ rất cao. Thử tàu vũ trụ có người hy sinh, thử máy bay có người hy sinh, thử ô tô, tàu hỏa, xe máy cũng vậy. Ông Yéc-xanh phải tiêm thuốc vào mình để thử diệt vi trùng sốt rét chết. Tôi thường uống nước anolyt để mọi người uống theo để khử khuẩn trong họng của họ, tôi xin sẵn sàng cùng anh Hòa thử nghiệm lần đầu ngoài biển”. Tất cả các cán bộ của tỉnh Thái Bình sau khi nói chuyện với tôi đều tỏ ý ủng hộ anh Hòa – đấy là điều tôi mừng nhất.

Khoa học – công nghệ cuả nước ta rất lạc hậu và càng ngày càng lùi xa so với các nước đang phát triển, không phải vì chúng ta không có người tài mà vì chúng ta bị những cái luật miệng, những văn bản không ai kí và quan điểm “chỉ có ta được làm”, “ta không làm được thì không ai được làm” của một số người trong hệ thống quản lý xã hội. Cuối năm 1967, tôi có 9 bóng bán dẫn của anh trai là GS – Viện Sỹ Nguyễn Văn Hiệu mang về cho. Tôi định lắp một đài bán dẫn 3 bóng và một đài bán dẫn 6 bóng theo sơ đồ đăng trên báo cho học sinh trung học ở Liên Xô thế nhưng đi xin phép Tổng Cục Bưu điện truyền thanh quá 3 tháng mà không thấy trả lời tôi đành phải chờ và tháng 10/1968 mới xuống trường cấp III Đông Thụy Anh dạy, mất một tuần mới mượn được mỏ hàn và làm trong hai đêm được cái thứ nhất. Còn cái thứ hai thì để lắp máy báo động ban đêm mà photosensơ lấy từ xác máy bay rơi. Năm 1974, tại Học viện Hậu cần, máy phát hiện người trong đêm đã được trình diễn cho học viên lớp 54, 64. Có được điều này là nhờ vị thủ trưởng khoa Khoa học cơ bản và phòng huấn luyện Học viện Hậu cần ủng hộ. 

Đầu xuân vừa rồi, tôi vào Bôn Đôn và quay lại Chi Sê mà 15 năm trước ở đấy tôi đã bày cách loại bỏ nấm đen, trắng, đỏ trên lá cây hồ tiêu ở nhà anh Vịnh (0988616678) - cựu đại úy quân đội - học trò cũ của tôi ở Đông Thụy Anh – Thái Bình. Sau hơn 3 tuần, anh điện cho tôi biết rằng tất cả các loại nấm trên lá hồ tiêu đều mất hết không cứ ở nhà anh mà ở bất cứ nơi đâu trong huyện Chi Sê dùng anolyt và mọi người còn hết ngứa, hết ghẻ, hết ho. Cùng hôm đó anh Phạm Ngọc Tuấn ở Bôn Đôn (0935595940) cũng báo rằng cây hồ tiêu non trồng theo cách truyền thống cao được 3 phân theo cách của tôi cao được 25 phân nhưng lại không hề có nấm mốc, sâu bọ. Hơn hết người ở vùng này đều công nhận rằng ở những nơi cây hồ tiêu bị chết chậm hoặc nhanh thì độ pH của đất là 4.2-4.5, còn ở những nơi cây xanh tươi nhiều quả đất có độ pH là 6.5-7.3, rất nhiều nhà ở Chi Sê như nhà ông Hậu, ông Trung, ông Thoan xã Ia - Hlốp huyện Chi Sê ba năm trước có vài ngàn cây chết. Người ta bảo do bị sâu bệnh nên có gốc cõng tới sáu loại thuốc trừ sâu, rất may ông Dương Hùng Đỗ tới bới đất thấy rễ cây đang chết gần hết, phát hiện cây chết vì quá nhiều phân lân đạm kali. Ông Đỗ giúp họ dùng phân Địa Long để phục tráng cây. Năm nay là năm thứ ba họ được mùa hồ tiêu và không ngờ cái máy đo độ pH, độ ẩm cho thấy độ pH của đất ba gia đình này khoảng 6.5 còn ở các nhà xung quanh cây đang chết khoảng 4.5. Ai cũng cám ơn cái máy đo pH mà tôi đã giúp họ sử dụng. 

Đất nước ta rất cần khoa học – công nghệ mới, áp dụng phù hợp với trình độ sản xuất khả năng kinh tế ở Việt Nam, nếu ai đó có kiến thức để giúp được cộng đồng mà cũng là giúp được mình trở thành người hữu dụng hãy ngẫm nghĩ cho kỹ những khiếm khuyết trong thực tế quanh mình, cộng sự với nhiều người khác để loại bỏ những khiếm khuyết đó chứ đừng phán theo kiểu “thiên tinh loạn chữ” hoặc “trái ý tao thì tao chửi”. Dân Việt Nam cũng như dân trên toàn thế giới không bao giờ quên ơn những người dám hi sinh lợi ích trước mắt của mình để đưa cái mới tốt hơn, hoàn thiện hơn, có tính cộng đồng rộng hơn vào cuộc sống. Họ cũng chẳng thèm chấp và không nhớ, không làm theo những lời thánh phán đâu.




Tác giả gửi cho: Nguyễn tường Thụy’ blog
............

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét