VRNs( 11.03.2014)
– Sài Gòn- ”Những lần thăm nuôi trước tinh thần của bố tôi rất lạc
quan và can đảm nhưng lần này bố tôi có vẻ sợ hãi hơn. Bố tôi cho biết,
cán bộ trại giam bắt bố tôi đi lao động làm rẫy. Tình hình sức khỏe của
bố tôi rất là yếu vì đồ thăm nuôi của gia đình gửi vào cho bố mà bố xách
đi không nổi.” Anh Ngô Minh Tâm, con trai ông Ngô Hào cho VRNs biết
trong chuyến thăm nuôi ông Ngô Hào hồi ngày 08.03.2014.
“Đối với những người tù nhân lương tâm
đã đấu tranh và trải qua những nỗi vất vả như trường hợp của bố tôi cần
phải được đối xử công bằng như những [thân nhân khác] được thăm nuôi.
Tôi mong rằng, về sau, những hà khắc đối xử với bố tôi sẽ bớt đi, để bố
tôi có thể [vượt qua được] cuộc sống tù đày. Tôi rất mong mọi người cùng
lên tiếng chia sẻ cho bố tôi được đối xử công bằng trong trại giam.”
Anh Minh Tâm mong muốn.
Gia đình ông Ngô Hào đi thăm nuôi ông
vào lúc 13 giờ ngày 08.03.2014, tại trại giam Xuân Phước, tỉnh Phú Yên
nhưng mãi đến 15 giờ cùng ngày, cán bộ trại giam mới cho gia đình thăm
nuôi và được nói chuyện với ông Ngô Hào trong vòng 10 phút.
Vợ của ông Ngô Hào là bà Nguyễn Thị Kim
Lan bị cán bộ trại giam hạch sách không cho thăm gặp ông Ngô Hào, với lý
do cán bộ trại giam đưa ra là bà Lan phải chứng minh bà là vợ của ông
Ngô Hào. Trong khi đó, bà Lan được tham dự cả hai phiên tòa sơ thẩm và
phúc thẩm của ông Ngô Hào, với tư cách là phu nhân của ông Ngô Hào.
Anh Ngô Minh Tâm, con trai ông Ngô Hào
nói: “Sau một hồi tranh cãi thì quản giáo mới cho mẹ tôi vào thăm ba
tôi.” Anh Minh Tâm nói tiếp: “Họ theo dõi rất sát cuộc nói chuyện của
gia đình tôi. Mỗi lần gia đình đề cập những vấn đề trong trại giam thì
họ cắt ngang cuộc nói chuyện”.
“Mẹ tôi chỉ biết khóc không nói được gì khi nhìn thấy sức khỏe của ba như thế.” Anh Minh Tâm nghẹn ngào.
Liên quan đến vấn đề lao động của tù
nhân, cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Trưởng V.p Công lý và Hòa bình cho ý
kiến: “Theo Điều 29 Luật THA HS:”Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp
với độ tuổi, sức khoỏe ” mà không qui định độ tuổi nào Phạm nhân không
phải lao động:
“Điều 29. Chế độ lao động của phạm nhân
1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù
hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa
nhập cộng đồng; được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ,
tết theo quy định của pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và học
tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc
thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng
không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Trường hợp phạm nhân lao động thêm
giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi
dưỡng bằng tiền, hiện vật.
2. Phạm nhân nữ được bố trí làm những
công việc phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi; không làm công
việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ.
3. Phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm
về thể chất, tinh thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh tật và trên
cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm
thời gian lao động.”.
Tuy nhiên khoản 1 Điều 187 Bộ luật Lao
động và điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội qui định: Tuổi nghỉ
hưu là “nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi”.Như vậy, nếu Ông Ngô Hào đã 66
tuổi (sinh năm 1948), thì đã ở tuổi nghỉ hưu.
Vấn đề là công an csvn có thể nại ra là “Ông Ngô Hào là phạm nhân, không phải là người lao động nên không thể áp dụng BLLĐ và Luật BHXH”. Cho nên chúng ta lại phải quay về hiến pháp để thấy rõ sự “vi hiến” của luật VN:
-Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp qui định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”.Điều này cũng phù hợp với phần sau khoản 3 Điều 9 Luật THA HS là nghiêm cấm hành vi “… trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự.”.
Vấn đề là công an csvn có thể nại ra là “Ông Ngô Hào là phạm nhân, không phải là người lao động nên không thể áp dụng BLLĐ và Luật BHXH”. Cho nên chúng ta lại phải quay về hiến pháp để thấy rõ sự “vi hiến” của luật VN:
-Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp qui định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”.Điều này cũng phù hợp với phần sau khoản 3 Điều 9 Luật THA HS là nghiêm cấm hành vi “… trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự.”.
Vì vậy, việc Luật THA HS không qui định
độ tuổi phạm nhân “nghỉ hưu” (được hiểu là không phải lao động nữa) và
trại giam buộc lao động người đã quá tưổi nghỉ hưu- theo qui định BLLĐ-
có thể bị xem là đã “trả thù, xâm phạm sức khoẻ…” con người, điều này là
trái hiến pháp, vi hiến.Cần thiết phải có sửa đổi Luật THA HS theo
hướng: Phạm nhân đến tuổi nghỉ hưu theo qui định pháp luật lao động thì
được nghỉ hưu, việc sử dụng phạm nhân nghỉ hưu lao động phải có thoả
thuận và tuân thủ các qui định pháp luật về “Người lao động cao tuổi”.
3)Trước mắt, căn cứ qui định tại khoản 1 Điều 150 Luật THA HS, theo VP, Gia đình có thể đề nghị Ông Ngô Hào (hoặc gia đinh) viết Đơn khiếu nại về việc “Ông Ngô Hào đã lớn tuổi, sức khoẻ yếu, nhưng vẫn bị buộc lao động nặng nhọc, không phù hợp độ tuổi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của Ông”.
3)Trước mắt, căn cứ qui định tại khoản 1 Điều 150 Luật THA HS, theo VP, Gia đình có thể đề nghị Ông Ngô Hào (hoặc gia đinh) viết Đơn khiếu nại về việc “Ông Ngô Hào đã lớn tuổi, sức khoẻ yếu, nhưng vẫn bị buộc lao động nặng nhọc, không phù hợp độ tuổi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của Ông”.
Điều 150. Quyền khiếu nại trong thi hành án hình sự
1. Người chấp hành án hình sự và cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại đối với
quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành án hình sự
nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
4) Ngoài ra, hiện nay cuộc sống của các
tù nhân do chính gia đình của họ lo, chứ nhà tù ko lo cho họ được gì và
thậm chí còn “sống trên xương máu tù nhân” với giá bác cắt cổ trong tù…
Lý do gì bắt họ lao động theo chỉ tiêu??”
Ông Ngô Hào bị kết án 15 năm tù giam và 5
năm quản chế trong phiên tòa sơ thẩm hồi ngày 11.09.2013, với tội danh
“âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân” vào Điều 79 BLHS. Và y án trong
phiên tòa phúc thẩm, ngày 23.12.2013. Ông Ngô Hào bị bắt giam vào ngày
07.02.2013.
Pv.VRNs
Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế
.......
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét