Bài phỏng vấn tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang:
“Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!” trên báo Lao động* đang được nhiều người đọc và tranh luận. Tôi có cái nhìn khác vể bài viết này, trước nhất là lời cám ơn ông TS Đặng Hoàng Giang: Cám ơn về liều thuốc an thần của ông có nhã ý muốn tặng cho người dân chúng tôi.
Cuộc sống không chỉ là cơm ăn áo mặc, nó còn là tự do và những ao ước cần được xã hội thừa nhận. Ông về VN và ngắm nghía đời sống ở đây như Tây ngắm người Việt mặc dù ông nói tiếng Việt thạo hơn Tây nhưng ông chưa tiêu hóa được cái mà Tây nó vượt trội hơn Việt.
Theo Box của bài viết ghi rằng: “Từ năm 2008, ông là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) - một tổ chức phi chính phủ đi đầu ở Việt Nam trong việc thúc đẩy xã hội dân sự, minh bạch và nâng cao tiếng nói của người dân.”
Nhà nước mà ông đang nhận lương để nghiên cứu có cách nhìn như thế nào về xã hội dân sự, cái mà ông đang vận động và nghiên cứu? Sao ông không nhắc tới điều cực kỳ quan trọng này trong bài phỏng vấn?
Vâng. Tôi hiểu ông trả lời phỏng vấn rất trơn và không nghi ngờ gì cái trơn tru ấy được suy nghĩ cạn kiệt bởi một chuyên gia. Tuy nhiên là người chuyên nghiên cứu về xã hội dân sự Việt Nam nhưng ông lại bảo những hình ảnh xấu của người Việt là tất yếu trong khi cọ sát với sự vận động toàn cầu hóa.
Ông nói: “Việt Nam đang chuyển dịch, đang đầy những đứt gãy xã hội, những xung đột về giá trị và văn hoá trong quá trình toàn cầu hoá. Điều này thực sự là thú vị, tuy rằng có thể gây hoang mang.”
Ông nói: “Cũng khó mà yêu cầu những người nghèo đang vật lộn hằng ngày phải lịch sự, đi nhẹ nói khẽ và nhường nhịn người xung quanh. Hay thậm chí, những người không còn nghèo nữa thì vẫn mang thói quen từ thời bao cấp đã ăn sâu trong tiềm thức, nên vào resort (khu nghỉ dưỡng) vẫn còn chen lấn nhau khi lấy đồ ăn...”
Tôi không tin lập luận của ông. Rất nhiều ví dụ cho thấy sự diễn giải của ông không thuyết phục, tôi lấy đất nước Campuchia làm một điển hình mặc dù kinh tế và hoàn cảnh phát triển của họ thua xa Việt Nam.
Sang Campuchia ông sẽ thấy tâm tính cá nhân và tinh thần dân tộc của họ.
Họ cũng đang chuyển dịch trong cái mà ông gọi nứt gãy xã hội, nhưng không hề có những hình ảnh mà ông cho là tất yếu ấy. Tuy nghèo hơn Việt Nam nhưng họ lịch sự, khiêm tốn, thật thà và ý thức bảo tồn văn hóa của họ có thể khiến cho các quan chức Việt Nam sang chơi phải xấu hỗ.
Không có việc cả làng kéo nhau đánh chết bọn trộm chó như xứ sở vô pháp luật Việt Nam và vì vậy không thể gọi như ông là “thú vị”.
Họ không kéo nhau tới đền thờ xin lộc, xin thăng quan tiến chức như ở Việt Nam. Họ cũng không tàn phá đền chùa miếu mạo và vì thế không thể gọi như ông là “hoang mang”.
Họ giữ gìn Angkor như giữ gìn con ngươi trong mắt của họ. Còn Việt Nam thì sao, ông có biết bao nhiêu di tích đã bị tiêu diệt cho các tòa nhà cao tầng hay sân golf vì quyền lợi của nhóm lợi ích?
Ông nói: “Nhưng ở Việt Nam, người ta có thể thử nghiệm bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này chỉ có thể làm được trong một xã hội chưa có độ chuyên môn hóa cao.”
Ông đang ru ngủ mình và người khác. Nếu ông về Việt Nam không có bằng cấp hay tiền bạc trong tay thì không biết ông thử nghiệm bản thân như thế nào? Là một ông Tây ba lô đi xin dạy tiếng Anh trong các lò đào tạo cấp tốc sinh ngữ hay một chân chạy bàn tại một khách sạn 5 sao?
Nếu ông cho rằng người có bằng cấp, có ý thức muốn thử nghiệm trong một xã hội như Việt Nam thì ông tỏ ra vẫn chưa hiểu gì về nơi ông đang nghiên cứu. Vì Việt Nam “không có độ chuyên môn hóa cao” nên cách nhìn của những nơi ông sắp xin vào làm việc hoàn toàn khác với Tây phương. Họ sẽ nhìn ông bằng những cái nhìn vừa tỵ hiềm vừa nghi ngờ. Trong hoàn cảnh chung như thế ông làm sao thử nghiệm?
Ông đã biết có bao nhiêu sinh viên tài giỏi sau khi du học về với mảnh bằng tiến sĩ trong tay khi được nhận giảng dạy tại Đại học Quốc gia thì được trả với đồng lương ba trăm đô la một tháng?
Có lẽ chỉ đúng với trường hợp của ông vì ông nhận lương quốc tế để làm việc tại Việt Nam thì mọi gút mắc sẽ khó được nhìn ra bằng một đôi mắt tỉnh táo.
Ông nói: “Ở phương Tây, mỗi người sẽ chỉ có đúng chỗ đứng của mình như một mắt xích trong dây chuyền xã hội.”
Sai. Cái dây chuyền xã hội ấy chỉ được nhìn qua lăng kính lao động và vì vậy nhận xét của ông trái với nguyên lý phát triển. Phương Tây có hai loại lao động, một là sản xuất dây chuyền và hai là sản xuất không dây chuyền. Ông đang nói tới người công nhân trong mọi nhà máy của phương Tây, họ giống nhau và chỉ là những mắt xích. Loại thứ hai nhiều hơn, họ là những nhà khoa học đang miệt mài trong các phòng thí nghiệm. Dĩ nhiên không thể gọi họ là mắt xích được. Họ là các đầu óc luôn nghĩ tới các phát hiện mới để thỏa mãn hai nhu cầu: thứ nhất làm giàu, thứ hai cải tạo xã hội, và dĩ nhiên họ cũng không phải là mắt xích.
Họ là những chuyên gia độc lập, những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp hay những giáo sư đang giảng dạy đầy dẫy tại các viện nghiên cứu hay đại học. Nói họ là mắt xích là cách nói phủ nhận và miệt thị của những đầu óc chống tây Phương.
Đông nhất là những người làm dịch vụ tại phương Tây, cũng không thể gọi họ là những con người-robot. Mặc dù họ làm cùng một công việc nhưng không ngày nào giống ngày nào vì phải tiếp xúc và làm việc với hàng chục loại khách hàng khác nhau. Họ sáng tạo để điều chỉnh thái độ làm việc cũng như cách quản lý công việc để sống còn và do đó họ không là mắt xích.
Ngay có là mắt xích như một công nhân bình thường nhưng vẫn có hằng triệu người khắp nơi trên thế giới ao ước được trở thành mắt xích ấy kể cả người Việt. Tại sao không làm một mắt xích tại phương Tây khi đồng lương, quyền lợi người lao động được bảo vệ trong khi cũng là một mắt xích tại Việt Nam thì không khác gì một một con bò trong nông trại, bị chủ vắt cho đến giọt sữa cuối cùng với sự tiếp tay của nhà nước bóc lột họ bằng đồng lương tối thiểu và hình thức của cái gọi là công đoàn?
Khi được hỏi: Điều gì khiến ông thấy khó chịu nhất khi sống ở phương Tây? ông rất ấm ớ khi nói “Họ cao to quá, mình nhỏ bé hơn nhiều (theo nghĩa đen), khi nói chuyện mình cứ phải ngước hết cả lên, mỏi cổ...”
Nhưng sau đó ông nói thêm: “Xã hội phương Tây coi trọng thành công vật chất. Xe xịn, nhà to, những chuyến đi đặc biệt… là những khát vọng cơ bản thúc đẩy xã hội phương Tây vận hành.”
Cái khát vọng cơ bản ấy có gì làm ông khó chịu khi khuyên người Việt lấy đó làm kinh nghiệm?
Chỉ khi nào phương Tây đồng loạt tuyên bố rằng họ không có khát vọng nữa hay khát vọng mù quáng vào một chủ thuyết nào đó như Việt Nam thì mới đáng nói. Xã hội thiếu khát vọng làm giàu là một xã hội mục rửa vì những định kiến sai lầm và bất mãn. Khát vọng ấy khôn lớn và thích hợp song song với các nền văn hóa lấy nhân văn làm chính thì tại sao ông lại khó chịu?
Phương Tây không bao giờ là thiên đường cả. Điều đó không cần phải bàn cãi nhưng khi lấy một phụ nữ chết đã 5 năm mới được phát hiện tại Mỹ để minh chứng cho sự bất toàn của nó là một so sánh không đúng tầm của một chuyên gia như ông. Kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa luôn luôn bất toàn vì vậy xã hội mới phải vận động để cải thiện nó. Lấy một ví dụ hiếm khi xảy ra để làm tiền đề minh chứng sự thiếu hoàn hảo của xã hội phương Tây là lấp liếm và thiếu biện chứng.
Là người tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin, ĐH Kỹ thuật llmenau (Đức) có bao giờ ông thấy một người Đức bị nhốt khi viết status trên facebook vì điều 258 của Bộ luật hình sự?
Là người có bằng tiến sĩ trong lĩnh vực kinh tế phát triển của ĐH Công nghệ Vienna (Áo), tấm ảnh 4 mẹ con chị Hòe mang cầy thay cho trâu tại Hưng Yên vừa được báo chí VN loan tải có cho ông khái niệm gì về một nền kinh tế định hướng của Việt Nam?
Ông có thấy công dân Áo nào muốn đi đâu phải xin giấy phép, muốn xuất ngoại phải tùy vào lòng hảo tâm của công an cửa khẩu?
Ông có thấy ở Áo hay ở Đức có ai bị công an mời làm việc rồi được trả về nhà với cái xác chết không? Ở Việt Nam xảy ra hàng tuần.
Ở Áo và Đức ông có bao giờ nghe người ta bị chính quyền bắt giam nhưng con cái không được gặp mặt và gửi thuốc men cho cha mẹ vợ chồng con cái họ hay không?
Ở Áo hay Đức có bao giờ ông thấy cảnh sát giao thông ăn hối lộ và khi chận dân lại thì câu đầu tiên là “có tiền không mày?”
Ở Áo hay Đức có bao giờ ông thấy một bà già 90 tuổi lượm rác nuôi cháu tật nguyền hay một chiếc giường trong bệnh viện chứa tới 4 người nằm, cùng 6 người khác chui rúc dưới nó?
Những cái ông “chưa” biết ấy đang dày vò lòng tự trọng của người dân, làm cho họ vọng ngoại có điều kiện và phương Tây là cứu rỗi của nhiều người không còn gì phải đắn đo suy nghĩ.
Là một chuyên gia được đào tạo và sống trong môi trường tự do, ông quên không nhắc tới hai từ này là một cái lỗi rất lớn. Có lẽ sống quá lâu với nó nên ông không còn cảm thấy tự do là cần thiết nữa. Riêng chúng tôi, là con người, ngoài cơm ăn áo mặc thì tự do là điều băn khoăn nhất.
Lần tới hy vọng ông sẽ được phỏng vấn với chủ đề rất hay ho và cần thiết này và cũng hy vọng ông chia sẻ được cái tự do phổ quát chứ không phải thứ tự do trong khuôn khổ như nhà nước vẫn thường nói.
*http://laodong.com.vn/the-gioi/tien-si-nguoi-ao-goc-viet-dang-hoang-giang-phuong-tay-mot-giac-mo-hoi-hot-186268.bld
“Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!” trên báo Lao động* đang được nhiều người đọc và tranh luận. Tôi có cái nhìn khác vể bài viết này, trước nhất là lời cám ơn ông TS Đặng Hoàng Giang: Cám ơn về liều thuốc an thần của ông có nhã ý muốn tặng cho người dân chúng tôi.
Cuộc sống không chỉ là cơm ăn áo mặc, nó còn là tự do và những ao ước cần được xã hội thừa nhận. Ông về VN và ngắm nghía đời sống ở đây như Tây ngắm người Việt mặc dù ông nói tiếng Việt thạo hơn Tây nhưng ông chưa tiêu hóa được cái mà Tây nó vượt trội hơn Việt.
Theo Box của bài viết ghi rằng: “Từ năm 2008, ông là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) - một tổ chức phi chính phủ đi đầu ở Việt Nam trong việc thúc đẩy xã hội dân sự, minh bạch và nâng cao tiếng nói của người dân.”
Nhà nước mà ông đang nhận lương để nghiên cứu có cách nhìn như thế nào về xã hội dân sự, cái mà ông đang vận động và nghiên cứu? Sao ông không nhắc tới điều cực kỳ quan trọng này trong bài phỏng vấn?
Vâng. Tôi hiểu ông trả lời phỏng vấn rất trơn và không nghi ngờ gì cái trơn tru ấy được suy nghĩ cạn kiệt bởi một chuyên gia. Tuy nhiên là người chuyên nghiên cứu về xã hội dân sự Việt Nam nhưng ông lại bảo những hình ảnh xấu của người Việt là tất yếu trong khi cọ sát với sự vận động toàn cầu hóa.
Ông nói: “Việt Nam đang chuyển dịch, đang đầy những đứt gãy xã hội, những xung đột về giá trị và văn hoá trong quá trình toàn cầu hoá. Điều này thực sự là thú vị, tuy rằng có thể gây hoang mang.”
Ông nói: “Cũng khó mà yêu cầu những người nghèo đang vật lộn hằng ngày phải lịch sự, đi nhẹ nói khẽ và nhường nhịn người xung quanh. Hay thậm chí, những người không còn nghèo nữa thì vẫn mang thói quen từ thời bao cấp đã ăn sâu trong tiềm thức, nên vào resort (khu nghỉ dưỡng) vẫn còn chen lấn nhau khi lấy đồ ăn...”
Tôi không tin lập luận của ông. Rất nhiều ví dụ cho thấy sự diễn giải của ông không thuyết phục, tôi lấy đất nước Campuchia làm một điển hình mặc dù kinh tế và hoàn cảnh phát triển của họ thua xa Việt Nam.
Sang Campuchia ông sẽ thấy tâm tính cá nhân và tinh thần dân tộc của họ.
Họ cũng đang chuyển dịch trong cái mà ông gọi nứt gãy xã hội, nhưng không hề có những hình ảnh mà ông cho là tất yếu ấy. Tuy nghèo hơn Việt Nam nhưng họ lịch sự, khiêm tốn, thật thà và ý thức bảo tồn văn hóa của họ có thể khiến cho các quan chức Việt Nam sang chơi phải xấu hỗ.
Không có việc cả làng kéo nhau đánh chết bọn trộm chó như xứ sở vô pháp luật Việt Nam và vì vậy không thể gọi như ông là “thú vị”.
Họ không kéo nhau tới đền thờ xin lộc, xin thăng quan tiến chức như ở Việt Nam. Họ cũng không tàn phá đền chùa miếu mạo và vì thế không thể gọi như ông là “hoang mang”.
Họ giữ gìn Angkor như giữ gìn con ngươi trong mắt của họ. Còn Việt Nam thì sao, ông có biết bao nhiêu di tích đã bị tiêu diệt cho các tòa nhà cao tầng hay sân golf vì quyền lợi của nhóm lợi ích?
Ông nói: “Nhưng ở Việt Nam, người ta có thể thử nghiệm bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này chỉ có thể làm được trong một xã hội chưa có độ chuyên môn hóa cao.”
Ông đang ru ngủ mình và người khác. Nếu ông về Việt Nam không có bằng cấp hay tiền bạc trong tay thì không biết ông thử nghiệm bản thân như thế nào? Là một ông Tây ba lô đi xin dạy tiếng Anh trong các lò đào tạo cấp tốc sinh ngữ hay một chân chạy bàn tại một khách sạn 5 sao?
Nếu ông cho rằng người có bằng cấp, có ý thức muốn thử nghiệm trong một xã hội như Việt Nam thì ông tỏ ra vẫn chưa hiểu gì về nơi ông đang nghiên cứu. Vì Việt Nam “không có độ chuyên môn hóa cao” nên cách nhìn của những nơi ông sắp xin vào làm việc hoàn toàn khác với Tây phương. Họ sẽ nhìn ông bằng những cái nhìn vừa tỵ hiềm vừa nghi ngờ. Trong hoàn cảnh chung như thế ông làm sao thử nghiệm?
Ông đã biết có bao nhiêu sinh viên tài giỏi sau khi du học về với mảnh bằng tiến sĩ trong tay khi được nhận giảng dạy tại Đại học Quốc gia thì được trả với đồng lương ba trăm đô la một tháng?
Có lẽ chỉ đúng với trường hợp của ông vì ông nhận lương quốc tế để làm việc tại Việt Nam thì mọi gút mắc sẽ khó được nhìn ra bằng một đôi mắt tỉnh táo.
Ông nói: “Ở phương Tây, mỗi người sẽ chỉ có đúng chỗ đứng của mình như một mắt xích trong dây chuyền xã hội.”
Sai. Cái dây chuyền xã hội ấy chỉ được nhìn qua lăng kính lao động và vì vậy nhận xét của ông trái với nguyên lý phát triển. Phương Tây có hai loại lao động, một là sản xuất dây chuyền và hai là sản xuất không dây chuyền. Ông đang nói tới người công nhân trong mọi nhà máy của phương Tây, họ giống nhau và chỉ là những mắt xích. Loại thứ hai nhiều hơn, họ là những nhà khoa học đang miệt mài trong các phòng thí nghiệm. Dĩ nhiên không thể gọi họ là mắt xích được. Họ là các đầu óc luôn nghĩ tới các phát hiện mới để thỏa mãn hai nhu cầu: thứ nhất làm giàu, thứ hai cải tạo xã hội, và dĩ nhiên họ cũng không phải là mắt xích.
Họ là những chuyên gia độc lập, những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp hay những giáo sư đang giảng dạy đầy dẫy tại các viện nghiên cứu hay đại học. Nói họ là mắt xích là cách nói phủ nhận và miệt thị của những đầu óc chống tây Phương.
Đông nhất là những người làm dịch vụ tại phương Tây, cũng không thể gọi họ là những con người-robot. Mặc dù họ làm cùng một công việc nhưng không ngày nào giống ngày nào vì phải tiếp xúc và làm việc với hàng chục loại khách hàng khác nhau. Họ sáng tạo để điều chỉnh thái độ làm việc cũng như cách quản lý công việc để sống còn và do đó họ không là mắt xích.
Ngay có là mắt xích như một công nhân bình thường nhưng vẫn có hằng triệu người khắp nơi trên thế giới ao ước được trở thành mắt xích ấy kể cả người Việt. Tại sao không làm một mắt xích tại phương Tây khi đồng lương, quyền lợi người lao động được bảo vệ trong khi cũng là một mắt xích tại Việt Nam thì không khác gì một một con bò trong nông trại, bị chủ vắt cho đến giọt sữa cuối cùng với sự tiếp tay của nhà nước bóc lột họ bằng đồng lương tối thiểu và hình thức của cái gọi là công đoàn?
Khi được hỏi: Điều gì khiến ông thấy khó chịu nhất khi sống ở phương Tây? ông rất ấm ớ khi nói “Họ cao to quá, mình nhỏ bé hơn nhiều (theo nghĩa đen), khi nói chuyện mình cứ phải ngước hết cả lên, mỏi cổ...”
Nhưng sau đó ông nói thêm: “Xã hội phương Tây coi trọng thành công vật chất. Xe xịn, nhà to, những chuyến đi đặc biệt… là những khát vọng cơ bản thúc đẩy xã hội phương Tây vận hành.”
Cái khát vọng cơ bản ấy có gì làm ông khó chịu khi khuyên người Việt lấy đó làm kinh nghiệm?
Chỉ khi nào phương Tây đồng loạt tuyên bố rằng họ không có khát vọng nữa hay khát vọng mù quáng vào một chủ thuyết nào đó như Việt Nam thì mới đáng nói. Xã hội thiếu khát vọng làm giàu là một xã hội mục rửa vì những định kiến sai lầm và bất mãn. Khát vọng ấy khôn lớn và thích hợp song song với các nền văn hóa lấy nhân văn làm chính thì tại sao ông lại khó chịu?
Phương Tây không bao giờ là thiên đường cả. Điều đó không cần phải bàn cãi nhưng khi lấy một phụ nữ chết đã 5 năm mới được phát hiện tại Mỹ để minh chứng cho sự bất toàn của nó là một so sánh không đúng tầm của một chuyên gia như ông. Kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa luôn luôn bất toàn vì vậy xã hội mới phải vận động để cải thiện nó. Lấy một ví dụ hiếm khi xảy ra để làm tiền đề minh chứng sự thiếu hoàn hảo của xã hội phương Tây là lấp liếm và thiếu biện chứng.
Là người tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin, ĐH Kỹ thuật llmenau (Đức) có bao giờ ông thấy một người Đức bị nhốt khi viết status trên facebook vì điều 258 của Bộ luật hình sự?
Là người có bằng tiến sĩ trong lĩnh vực kinh tế phát triển của ĐH Công nghệ Vienna (Áo), tấm ảnh 4 mẹ con chị Hòe mang cầy thay cho trâu tại Hưng Yên vừa được báo chí VN loan tải có cho ông khái niệm gì về một nền kinh tế định hướng của Việt Nam?
Ông có thấy công dân Áo nào muốn đi đâu phải xin giấy phép, muốn xuất ngoại phải tùy vào lòng hảo tâm của công an cửa khẩu?
Ông có thấy ở Áo hay ở Đức có ai bị công an mời làm việc rồi được trả về nhà với cái xác chết không? Ở Việt Nam xảy ra hàng tuần.
Ở Áo và Đức ông có bao giờ nghe người ta bị chính quyền bắt giam nhưng con cái không được gặp mặt và gửi thuốc men cho cha mẹ vợ chồng con cái họ hay không?
Ở Áo hay Đức có bao giờ ông thấy cảnh sát giao thông ăn hối lộ và khi chận dân lại thì câu đầu tiên là “có tiền không mày?”
Ở Áo hay Đức có bao giờ ông thấy một bà già 90 tuổi lượm rác nuôi cháu tật nguyền hay một chiếc giường trong bệnh viện chứa tới 4 người nằm, cùng 6 người khác chui rúc dưới nó?
Những cái ông “chưa” biết ấy đang dày vò lòng tự trọng của người dân, làm cho họ vọng ngoại có điều kiện và phương Tây là cứu rỗi của nhiều người không còn gì phải đắn đo suy nghĩ.
Là một chuyên gia được đào tạo và sống trong môi trường tự do, ông quên không nhắc tới hai từ này là một cái lỗi rất lớn. Có lẽ sống quá lâu với nó nên ông không còn cảm thấy tự do là cần thiết nữa. Riêng chúng tôi, là con người, ngoài cơm ăn áo mặc thì tự do là điều băn khoăn nhất.
Lần tới hy vọng ông sẽ được phỏng vấn với chủ đề rất hay ho và cần thiết này và cũng hy vọng ông chia sẻ được cái tự do phổ quát chứ không phải thứ tự do trong khuôn khổ như nhà nước vẫn thường nói.
*http://laodong.com.vn/the-gioi/tien-si-nguoi-ao-goc-viet-dang-hoang-giang-phuong-tay-mot-giac-mo-hoi-hot-186268.bld
Copy từ: Cánh Cò (RFA’ blog)
.............
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét