CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang...


Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc Hùng

Mối quan tâm đặc biệt là việc giam giữ và ngược đãi ba nhà hoạt động cho quyền của người lao động, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy ChươngNguyễn Đoàn Quốc Hùng. Ba nhà hoạt động này đã bị bắt giữ vào năm 2010 vì đã cố gắng tổ chức công nhân đình công tại Công ty Doanh nghiệp Mỹ Phong. Sau khi họ bị bắt, ba người đã nhiều lần bị đánh đập và bị biệt giam dài hạn. Chính quyền kết án họ từ bảy đến chín năm tù về tội vi phạm an ninh quốc gia sau một phiên tòa không đáp ứng các tiêu chuẩn xét ​​xử công bằng cơ bản... Chúng tôi cũng lưu tâm đến các báo cáo cho biết ba nhà hoạt động này đang bị các chứng bịnh nguy hiểm hành hạ do hậu quả của việc giam cầm. Đặc biệt, gia đình của Đỗ Thị Minh Hạnh tin rằng cô có thể bị ung thư vú, nhưng quản lý nhà tù được cho là không cung cấp cho cô ấy điều kiện để tiếp cận đến việc điều trị cần thiết...

Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos

10 tháng 2 năm 2014

Ngài Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
c/o Đại sứ quán Việt Nam
1233 20th Street NW, Suite 400
Washington, DC 20036

Kính thưa Chủ tịch Sang:

Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi về việc bỏ tù và ngược đãi các nhà hoạt động độc lập cho quyền của người lao động tại Việt Nam. Những vụ vi phạm nhân quyền như thế tiếp tục là một trở ngại cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước và là mối quan tâm đặc biệt trong các cuộc đàm phán đang diễn ra liên quan đến Hiệp Ước Thương Mại Các Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một hiệp ước được cho là bao gồm các biện pháp bảo vệ quyền của người lao động.

Như ông đã biết, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã mở rộng đáng kể kể từ khi mối quan hệ được chính thức hóa vào năm 1995. Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và chúng ta tiếp tục hợp tác về các ưu tiên phát triển và an ninh khu vực. Tuy nhiên, mặc dù có sự hợp tác này, các giới chức Việt Nam tiếp tục giam cầm các nhà hoạt động ôn hòa bằng những bản án tù dài hạn cho việc vi phạm an ninh quốc gia sau các phiên tòa không đạt tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình tố tụng. Để đối phó với những lạm dụng như thế, ông Scott Busby, Quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động đã nhắc lại vào tháng Mười Một vị trí mà chính phủ của ông phải thực hiện "tiến bộ có thể chứng minh" về nhân quyền để mối quan hệ phát triển sâu sắc hơn nữa.

Mối quan tâm đặc biệt là việc giam giữ và ngược đãi ba nhà hoạt động cho quyền của người lao động, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc Hùng. Ba nhà hoạt động này đã bị bắt giữ vào năm 2010 vì đã cố gắng tổ chức công nhân đình công tại Công ty Doanh nghiệp Mỹ Phong. Sau khi họ bị bắt, ba người đã nhiều lần bị đánh đập và bị biệt giam dài hạn. Chính quyền kết án họ từ bảy đến chín năm tù về tội vi phạm an ninh quốc gia sau một phiên tòa không đáp ứng các tiêu chuẩn xét ​​xử công bằng cơ bản. Cụ thể, họ đã bị từ chối quyền được có luật sư bào chửa và tòa án ngăn cản họ nói trong phiên xử. Mặc dù Đoàn Công tác Liên Hợp Quốc về việc giam giữ tùy tiện nhận định việc cầm tù họ là vi phạm luật pháp quốc tế, cả ba vẫn còn đang bị chính quyền giam giữ.

Chúng tôi cũng lưu tâm đến các báo cáo cho biết ba nhà hoạt động này đang bị các chứng bịnh nguy hiểm hành hạ do hậu quả của việc giam cầm. Đặc biệt, gia đình của Đỗ Thị Minh Hạnh tin rằng cô có thể bị ung thư vú, nhưng quản lý nhà tù được cho là không cung cấp cho cô ấy điều kiện để tiếp cận đến việc điều trị cần thiết.

Những trường hợp này làm nổi bật hoàn cảnh khó khăn đáng được lưu ý mà các nhà hoạt động độc lập cho quyền của người lao động tại Việt Nam phải đối mặt. Để có được bất kỳ cam kết tăng cường hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam - bao gồm việc mở rộng mối quan hệ thương mại - Việt Nam phải giải quyết những trường hợp này. Việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam là một bước quan trọng đầu tiên hướng tới sự hợp tác lớn hơn giữa hai chính phủ của chúng ta, mặc dù nhiều thách thức nhân quyền hơn nữa cũng phải được giải quyết, bao gồm cả việc sử dụng sự tra tấn và ngược đãi trong các trại giam của Việt Nam như đã được báo cáo.

Do đó, chúng tôi yêu cầu ông tạo điều kiện cho việc trả tự do ngay tức khắc cho họ Đỗ, Đoàn và Nguyễn.

Trân trọng.

Đã ký:

Các Dân biểu Frank R. Wolf, James P. McGovern, Chris Van Hollen, Michael M. Honda, Randall M. Hultgren, Sheila Jackson Lee, Zoe Lofgren, Alan S. Lowenthal, George Miller, Loretta Sanchez, Christopher H. Smith 





Bản dịch của:


Copy từ: Dân Làm Báo


.............

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét