Bản đồ tự do báo chí năm 2013. Màu đen là những nước vi phạm nghiêm trọng, trong đó có Việt Nam.
rsf.org
Tổ chức Phóng viên không biên giới ( Reprters sans frontières
) vừa công bố hôm nay, 12/02/2014, bảng xếp hạng các nước trên thế giới
về tự do báo chí năm 2013. Cũng như mọi năm, Việt Nam vẫn nằm trong số
10 nước đứng cuối bảng.
Trong bảng xếp hạng năm 2013, trên tổng số 180 nước trên thế
giới, Phần Lan vẫn là quốc gia đứng đầu bảng về tự do báo chí, tiếp đến
lần lượt là các nước Hà Lan, Na Uy, Luxembourg, Andore, Liechtenstein,
Đan Mạch, Iceland, New-Zealand và Thụy Điển. Như vậy là danh sách 10
nước đầu bản không có gì thay đổi so với năm 2012, chỉ có New-Zealand và
Iceland là hoán chuyển vị trí với nhau.
Còn danh sách 10 nước đứng cuối bảng năm 2013 cũng bao gồm những gương mặt củ của năm 2012 như Việt Nam ( 174 ), Trung Quốc (175 ), Bắc Triều Tiên ( 179 ), Sudan ( 172 ), Iran ( 173 ), Somalia ( 176 ), Syria ( 177 ), Turkemenistan ( 178 ), Erritrea ( 180 ). Riêng có nước Lào ( 171 ) năm nay nhảy vào thế chỗ Cuba.
Về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam trong năm qua, bản báo cáo của Phóng viên không biên giới nhận định rằng chính quyền Hà Nội đã gia tăng đàn áp và kiểm duyệt thông tin, gần như không thua gì đàn anh Trung Quốc. Theo phóng viên không biên giới, trong năm 2013, những người làm thông tin độc lập càng bị đàn áp nặng nề hơn với việc chính quyền tăng cường kiểm soát Internet, với nhiều vụ bắt giữ và xét xử bất công và với việc thông qua, các quy định hạn chế tự do báo chí.
Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng Việt Nam vẫn là nhà tù đứng hàng thế hai thế giới đối với các blogger và công dân mạng, với 34 blogger đang bị giam giữ. Tổ chức này nhắc lại là vào tháng 09/2013, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc đàn áp quyền tự do thông tin, với việc ban hành nghị định 72, cấm các trang blog và trang mạng xã hội tổng hợp và chia sẽ các thông tin thời sự.
Hôm qua, Phóng viên không biên giới cũng vừa ra một thông cáo lên án các nhân viên an ninh Việt Nam hành hung và bắt giữ 8 blogger và nhà hoạt động đến thăm cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyễn, vừa về nhà sau khi cũng bị câu lưu trước đó.
Bản thông cáo của Phóng viên không biên giới cho rằng khi tiến hành các vụ bắt giữ nói trên, chính quyền Hà Nội đã xem thường Liên hiệp quốc, vào lúc mà Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và cách đây vài ngày vừa ra điều trần về nhân quyền trước Hội đồng này.
Còn danh sách 10 nước đứng cuối bảng năm 2013 cũng bao gồm những gương mặt củ của năm 2012 như Việt Nam ( 174 ), Trung Quốc (175 ), Bắc Triều Tiên ( 179 ), Sudan ( 172 ), Iran ( 173 ), Somalia ( 176 ), Syria ( 177 ), Turkemenistan ( 178 ), Erritrea ( 180 ). Riêng có nước Lào ( 171 ) năm nay nhảy vào thế chỗ Cuba.
Về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam trong năm qua, bản báo cáo của Phóng viên không biên giới nhận định rằng chính quyền Hà Nội đã gia tăng đàn áp và kiểm duyệt thông tin, gần như không thua gì đàn anh Trung Quốc. Theo phóng viên không biên giới, trong năm 2013, những người làm thông tin độc lập càng bị đàn áp nặng nề hơn với việc chính quyền tăng cường kiểm soát Internet, với nhiều vụ bắt giữ và xét xử bất công và với việc thông qua, các quy định hạn chế tự do báo chí.
Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng Việt Nam vẫn là nhà tù đứng hàng thế hai thế giới đối với các blogger và công dân mạng, với 34 blogger đang bị giam giữ. Tổ chức này nhắc lại là vào tháng 09/2013, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc đàn áp quyền tự do thông tin, với việc ban hành nghị định 72, cấm các trang blog và trang mạng xã hội tổng hợp và chia sẽ các thông tin thời sự.
Hôm qua, Phóng viên không biên giới cũng vừa ra một thông cáo lên án các nhân viên an ninh Việt Nam hành hung và bắt giữ 8 blogger và nhà hoạt động đến thăm cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyễn, vừa về nhà sau khi cũng bị câu lưu trước đó.
Bản thông cáo của Phóng viên không biên giới cho rằng khi tiến hành các vụ bắt giữ nói trên, chính quyền Hà Nội đã xem thường Liên hiệp quốc, vào lúc mà Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và cách đây vài ngày vừa ra điều trần về nhân quyền trước Hội đồng này.
Copy từ:RFI
...................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét