Bình Nhưỡng : Chân dung cố lãnh tụ Kim Jong Il được thấy ở khắp nơi (©David Guttenfelder)
Tình hình nội chiến căng thẳng tại thành phố Kiev (Ukraina)
vẫn chiếm nhiều trang nhất trên các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay. Riêng
về thời sự tại châu Á, báo Libération đăng bài viết : « Bắc Triều Tiên :
Liên Hiệp Quốc đối diện với các trại tử thần ».
Trong tuần này, Liên Hiệp Quốc vừa công bố cho công chúng một
bản báo cáo điều tra khá dày mà khi đọc ai cũng rùng mình. « Những người
bị nhốt trong trại cải tạo sẽ bị đào thải dần bằng cách bị bỏ đói, bị
cưỡng bức lao động, bị hành hình, tra tấn, bị bạo lực tình dục, trẻ sơ
sinh cũng bị giết (…), những tội ác này giống như những điều kinh khủng
đã xảy ra trong những trại do những chế độ độc tài đã từng lập ra vào
thế kỷ 20 ».
Đây là lần đầu tiên mà Liên Hiệp Quốc nêu lên « những tội ác chống nhân loại » tại đất nước khép kín Bắc Triều Tiên và đe dọa sẽ đưa Kim Jong-un ra tòa án hình sự quốc tế. Bản báo cáo này được viết dựa trên số lượng những nhân chứng lên án « sự tàn bạo không thể tưởng trong xã hội đương đại » và kéo dài từ nhiều thập niên nay của chế độ Bắc Triều Tiên chống lại chính nhân dân của họ.
Bản báo cáo liệt kê một số tội ác như sau : « Hủy diệt, tàn sát, nô lệ, bỏ tù, hãm hiếp, cưỡng ép phá thai, bạo lực tình dục, truy bức người dân với động cơ chính trị, tôn giáo, chủng tộc hay giới tính, cưỡng ép biệt tích và những hành động phi nhân đạo gây nên nạn đói kéo dài ».
Theo phóng viên tờ Libération, Trung Quốc đã luôn thọc gậy bánh xe những báo cáo viên Liên Hiệp Quốc trong quá trình họ điều tra. Trung Quốc cũng có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn cản Tòa án hình sự quốc tế buộc tội chế độ Bình Nhưỡng. Hơn nữa, trong bản báo cáo này, Trung Quốc cũng bị cáo buộc « đồng lõa với tội ác chống lại nhân loại », bởi vì Trung Quốc cưỡng bức hồi hương một số người Bắc Triều Tiên tỵ nạn tại Trung Quốc. Phát ngôn viên chính thức của Trung Quốc đáp lại rằng : « Lời công kích này là không thể chấp nhận được (…), những người này nhập cư bất hợp pháp và không phải là người tỵ nạn » và cho rằng : « đưa một quốc gia ra trước Tòa án hình sự quốc tế sẽ không giúp cải thiện tình trạng nhân quyền của nước đó ». Về phía mình, Bình Nhưỡng gọi đây là « sự dối trá », chính là một âm mưu được các kẻ thù của mình thêu dệt nên là Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Bản báo cáo này miêu tả chi tiết những cuộc bắt cóc công dân nước ngoài mà chế độ Bắc Triều Tiên đã tiến hành không chỉ tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, mà còn tại những nơi khác trên thế giới. Trong những thập niên 70-80, hàng chục phụ nữ, trong đó có người Pháp có thể đã bị bắt cóc tại Singapour hoặc ở Hồng Kông và sau đó được trung chuyển bằng tàu về Bắc Triều Tiên. Một số khác bị đến Bình Nhưỡng để làm vợ những người nước ngoài cũng bị giam giữ tại đây. Những vụ biệt tích mới nhất được nêu lên là những công dân Hàn Quốc bị bắt cóc tại Trung Quốc.
Bản báo cáo nhận xét : « Chế độ Bình Nhưỡng thiết lập một bộ máy tuyên truyền mà người dân phục tùng từ lúc mới sinh ra. Người dân tôn thờ và vâng lời tuyệt đối vị lãnh tụ tối cao ». Một lời nói sai phạm cũng đủ để bị kết án. Những người bị giam giữ trong trại thường cũng kéo theo hệ lụy cho cả ba thế hệ và họ cũng cùng chung số phận trong trại cải tạo. Chính vì vậy mà nhiều trẻ em bị tống giam cho đến chết. Xác chết bị hỏa táng và thỉnh thoảng dùng làm phân bón. Một số người đào thoát được sang Hàn Quốc khẳng định rằng, họ được lệnh « trong trường hợp xảy ra chiến tranh và cách mạng » thì sẽ « khử » hết những tù nhân và « xóa mọi chứng cứ » về sự hiện diện của những trại cải tạo này.
Không thấy bầu trời tại thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc
Chuyển sang thời sự tại trung Quốc, nhật báo le Monde quan tâm đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nước này qua bài viết : « Tại Hình Đài, thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc, người ta không thấy bầu trời nữa ». Thành phố này thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Theo tờ báo, trước các nền công nghiệp khai thác than và để bảo vệ việc làm, chính quyền địa phương chỉ đưa ra những biện pháp không đáng kể và chẳng có hiệu quả. Một thương nhân, 56 tuổi nhận định, không khí của thành phố đã trở nên quá độc hại.
Chỉ cần bước ra đường là đủ làm bẩn áo sơ-mi. Do đó, chính quyền không thể cứ giữ cách lập luận là muốn giữ công ăn việc làm cho người dân nên không đưa ra được những biện pháp triệt để nhằm giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường. « Đồng ý là cần coi trọng kinh tế, nhưng môi trường phải nâng lên hàng quan trọng trên hết từ lâu. Tất cả điều đó phụ thuộc vào chính phủ và chính phủ đã không có cách giải quyết ».
Phóng viên tờ báo miêu tả, tại công trường, trên một số biểu ngữ có đề một số ước muốn như sau : « Hãy trả lại cho Hình Đài những quả đồi xanh rờn, dòng nước xanh, phát triển theo cách có lợi cho môi trường ».
Đông Phong-PSA : Hợp tác đôi bên cùng có lợi ?
Trở lại với hồ sơ tập đoàn Đông Phong (Trung Quốc) góp vốn vào công ty sản xuất xe hơi Pháp PSA, báo Le Monde chuyên mục kinh tế đặt câu hỏi : « phải chăng đây là một hiệp định ký kết mà đôi bên đều có lợi ? » Tác giả bài báo cũng nhấn mạnh những nguy cơ của việc chuyển giao công nghệ.
Theo tờ báo, thoạt nhìn thì trong vụ góp vốn này, đôi bên cùng có lợi. PSA thì có thêm vốn để mở rộng sản xuất và đa dạng hóa thị trường. Thậm chí, PSA còn có thể được các ngân hàng Trung Quốc trợ vốn. Về phần mình, Đông Phong là công ty đầu tiên trong lĩnh vực ô tô đầu tư ra thế giới.
Nhưng đối với PSA, ký kết với Đông Phong làm nảy sinh một số vấn đề. Trước hết là việc điều hành « một con sư tử ba đầu ». Thật khó mà tưởng tượng được ba cổ đông là nhà nước Pháp-Đông Phong và gia đình PSA cùng có chung mục tiêu về hướng chiến lược của tập đoàn PSA. Những lợi ích khác nhau của ba thành phần này sẽ có nguy cơ khó đưa ra những giải pháp đồng thuận giữa các bên.
Trên phương diện tài chính, Đông Phong được các ngân hàng Trung Quốc hỗ trợ, nên không hề gặp khó khăn về tài chính. Một điều khoản trong biên bản cuối cùng quy định, trong vòng 10 năm, cấm một trong ba cổ đông giành quyền kiểm soát. Nhưng ai có thể đảm bảo rằng điều khoản đó sẽ không bị thay đổi sau 10 năm. Người ta cũng không loại trừ khả năng Đông Phong giành quyền kiểm soát vào năm 2024 và PSA sẽ chuyển sang màu cờ Trung Quốc.
Tờ báo nhận định, suy cho cùng thì Đông Phong vẫn được nhiều lợi nhất. Với khoản đầu tư khá khiêm tốn là 800 triệu euro, Đông Phong đặt được chân vào Châu Âu và các công nghệ mà công ty Trung Quốc này vẫn thiếu nghiêm trọng. Một trung tâm nghiên cứu chung sẽ phải được mở ra và Đông Phong sẽ được tham gia vào sự phát triển công nghệ mới nhất của PSA.
Ngày 20/01/2014, tổng giám đốc của hãng Đông Phong tuyên bố một cách vô tư rằng : « Chúng tôi sẽ rút ra được những lợi nhuận kỹ thuật và lợi nhuận khác trong vụ đầu tư này, để giúp chúng tôi sản xuất xe hơi riêng của mình ». Từ đó, tờ Le Monde cảnh báo, đối tác nhưng một ngày nào đó sẽ trở thành cạnh tranh : kịch bản đó đã từng xảy ra. Đó là những công ty Trung Quốc đã phát triển trong ngành hàng không, đường sắt và hạt nhân.
Sự khao khát thâu tóm trên quốc tế của Trung Quốc làm một số người thốt lên : « Trung Quốc mua lại cả thế giới ! ». Thực tế thì Trung Quốc chỉ mua lại những thứ mà Trung Quốc cần để kích thích bộ máy công nghiệp về mặt nguyên vật liệu và để tìm những thị trường tiêu thụ mới. Thách thức chính của nền công nghiệp Trung Quốc là tạo ra những sản phẩm có giá trị công nghệ cao. Do đó, Châu Âu và Hoa Kỳ là đối tượng ưu tiên để mua lại những công ty công nghệ cao. Đầu tư của Trung Quốc có thể gây ra một số rủi ro tìm ẩn như việc chuyển giao công nghệ. Do đó, nên thận trọng chỉ chuyển giao những công nghệ tầm thường. Để kết luận, tờ báo cho rằng, chỉ có tương lai mới trả lời được cái giá mà PSA phải trả có đắt hay không hay ngược lại, ngọn gió phương Đông (Đông Phong) đã góp phần cho sự phát triển của PSA.
Ukraina : nên hiểu vấn đề trước khi lên án
Trở lại tình hình bạo loạn đang nổ ra tại thủ đô Kiev, tờ Le Figaro có bài viết sâu sắc đề tựa : « Ukraina : nên hiểu vấn đề trước khi lên án ». Theo bài viết trên tờ Le Figaro, truyền thông Châu Âu thích phẫn nộ hơn là suy nghĩ. Để kéo được Ukraina về với mình, các nhà thương thuyết Châu Âu cần có một chính sách mềm dẻo hơn. Khi lựa chọn hiệp định với Mátxcơva, chính phủ Ukraina đã có một lựa chọn mang tính thực tế hơn là mang tính lý tưởng. Đối với một đất nước đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và nguy cơ thường nhật mất khả năng chi trả thì hứa hẹn giúp 15 tỷ đô la, cùng với việc giảm 1/3 giá khi đốt của Nga thì có lợi hơn nhiều.
Ngược lại, Châu Âu đã đưa ra một giải pháp vừa phức tạp vừa đầy ràng buộc : một sự trợ giúp tài chính trực tiếp, ít hơn nhiều so với số tiền mà Nga hứa hẹn. Đối với Ukraina, đề nghị này không chỉ không đủ về mặt tài chính mà còn là một cái bẫy. Ủy ban Châu Âu chấp nhận trợ giúp, nhưng Ukraina phải chấp nhận kế hoạch cải cách mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra. Việc đặt chính phủ Kiev dưới sự giám hộ này gây hại đến đa số trong chính phủ Ukraina hiện nay. Liệu ta có thể trách một chính phủ từ chối một sự tự sát chính trị như vậy hay không ?
Bên cạnh đó, tờ Libération chạy tựa ngay trên trang nhất : « Ukraina bị Châu Âu phản bội ». Tiếp theo là bài xã luận nhận định như sau : từ 3 tháng nay, Châu Âu để cho Tổng thống Ukraina Ianoukovitch và Tổng thống Nga Putin hoành hành. Châu Âu để cho chính phủ Ukraina giết người, đánh nhừ tử hàng nghìn người biểu tình sẵn sàng đấu tranh cả ngày lẫn đêm, sẵn sàng chết vì một lý tưởng liên kết với Châu Âu mà ngày qua ngày đã bị chính Châu Âu phản bội.
Cần phải có bao nhiêu người thiệt mạng nữa thì Châu Âu mới hành động ? Chính phủ Ukraina đã dùng vũ lực để dập tắt tình hình, bịt miệng đối lập. Hiện giờ, người Ukraina, thanh niên, hưu trí, thuộc cánh hữu hay cánh tả, cố gắng chống lại trấn áp của chính phủ Kiev bằng chính lòng can đảm. Họ vẫn còn muốn tin vào Châu Âu. Họ muốn tin rằng Châu Âu sẽ cứu lấy họ thoát khỏi Putin và con rối Ianoukovitch. Bài xã luận chua chát nhận định, lần đầu tiên Châu Âu hiện hữu.
Vụ Hollande-Gayet : Đêm trắng tại điện Elysée
Nhật báo Le Monde hôm nay trở lại tiết lộ của tạp chí Closer về cuộc tình giữa Tổng thống Pháp Hollande và nữ diễn viên Gayet qua bài viết : « Đêm trắng tại điện Elyséee ». Ngay đêm ngày báo Closer tiết lộ tin nóng hổi này, những người bạn của Tổng thống Hollande đã đưa cựu đệ nhất phu nhân Valérie Trierweiler nhập viện vào lúc 5h sáng. Trong đêm đó, Tổng thống Hollande triệu tập những người thân cận để họp bàn về cách giải quyết vấn đề này.
Đây là lần đầu tiên mà Liên Hiệp Quốc nêu lên « những tội ác chống nhân loại » tại đất nước khép kín Bắc Triều Tiên và đe dọa sẽ đưa Kim Jong-un ra tòa án hình sự quốc tế. Bản báo cáo này được viết dựa trên số lượng những nhân chứng lên án « sự tàn bạo không thể tưởng trong xã hội đương đại » và kéo dài từ nhiều thập niên nay của chế độ Bắc Triều Tiên chống lại chính nhân dân của họ.
Bản báo cáo liệt kê một số tội ác như sau : « Hủy diệt, tàn sát, nô lệ, bỏ tù, hãm hiếp, cưỡng ép phá thai, bạo lực tình dục, truy bức người dân với động cơ chính trị, tôn giáo, chủng tộc hay giới tính, cưỡng ép biệt tích và những hành động phi nhân đạo gây nên nạn đói kéo dài ».
Theo phóng viên tờ Libération, Trung Quốc đã luôn thọc gậy bánh xe những báo cáo viên Liên Hiệp Quốc trong quá trình họ điều tra. Trung Quốc cũng có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn cản Tòa án hình sự quốc tế buộc tội chế độ Bình Nhưỡng. Hơn nữa, trong bản báo cáo này, Trung Quốc cũng bị cáo buộc « đồng lõa với tội ác chống lại nhân loại », bởi vì Trung Quốc cưỡng bức hồi hương một số người Bắc Triều Tiên tỵ nạn tại Trung Quốc. Phát ngôn viên chính thức của Trung Quốc đáp lại rằng : « Lời công kích này là không thể chấp nhận được (…), những người này nhập cư bất hợp pháp và không phải là người tỵ nạn » và cho rằng : « đưa một quốc gia ra trước Tòa án hình sự quốc tế sẽ không giúp cải thiện tình trạng nhân quyền của nước đó ». Về phía mình, Bình Nhưỡng gọi đây là « sự dối trá », chính là một âm mưu được các kẻ thù của mình thêu dệt nên là Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Bản báo cáo này miêu tả chi tiết những cuộc bắt cóc công dân nước ngoài mà chế độ Bắc Triều Tiên đã tiến hành không chỉ tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, mà còn tại những nơi khác trên thế giới. Trong những thập niên 70-80, hàng chục phụ nữ, trong đó có người Pháp có thể đã bị bắt cóc tại Singapour hoặc ở Hồng Kông và sau đó được trung chuyển bằng tàu về Bắc Triều Tiên. Một số khác bị đến Bình Nhưỡng để làm vợ những người nước ngoài cũng bị giam giữ tại đây. Những vụ biệt tích mới nhất được nêu lên là những công dân Hàn Quốc bị bắt cóc tại Trung Quốc.
Bản báo cáo nhận xét : « Chế độ Bình Nhưỡng thiết lập một bộ máy tuyên truyền mà người dân phục tùng từ lúc mới sinh ra. Người dân tôn thờ và vâng lời tuyệt đối vị lãnh tụ tối cao ». Một lời nói sai phạm cũng đủ để bị kết án. Những người bị giam giữ trong trại thường cũng kéo theo hệ lụy cho cả ba thế hệ và họ cũng cùng chung số phận trong trại cải tạo. Chính vì vậy mà nhiều trẻ em bị tống giam cho đến chết. Xác chết bị hỏa táng và thỉnh thoảng dùng làm phân bón. Một số người đào thoát được sang Hàn Quốc khẳng định rằng, họ được lệnh « trong trường hợp xảy ra chiến tranh và cách mạng » thì sẽ « khử » hết những tù nhân và « xóa mọi chứng cứ » về sự hiện diện của những trại cải tạo này.
Không thấy bầu trời tại thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc
Chuyển sang thời sự tại trung Quốc, nhật báo le Monde quan tâm đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nước này qua bài viết : « Tại Hình Đài, thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc, người ta không thấy bầu trời nữa ». Thành phố này thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Theo tờ báo, trước các nền công nghiệp khai thác than và để bảo vệ việc làm, chính quyền địa phương chỉ đưa ra những biện pháp không đáng kể và chẳng có hiệu quả. Một thương nhân, 56 tuổi nhận định, không khí của thành phố đã trở nên quá độc hại.
Chỉ cần bước ra đường là đủ làm bẩn áo sơ-mi. Do đó, chính quyền không thể cứ giữ cách lập luận là muốn giữ công ăn việc làm cho người dân nên không đưa ra được những biện pháp triệt để nhằm giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường. « Đồng ý là cần coi trọng kinh tế, nhưng môi trường phải nâng lên hàng quan trọng trên hết từ lâu. Tất cả điều đó phụ thuộc vào chính phủ và chính phủ đã không có cách giải quyết ».
Phóng viên tờ báo miêu tả, tại công trường, trên một số biểu ngữ có đề một số ước muốn như sau : « Hãy trả lại cho Hình Đài những quả đồi xanh rờn, dòng nước xanh, phát triển theo cách có lợi cho môi trường ».
Đông Phong-PSA : Hợp tác đôi bên cùng có lợi ?
Trở lại với hồ sơ tập đoàn Đông Phong (Trung Quốc) góp vốn vào công ty sản xuất xe hơi Pháp PSA, báo Le Monde chuyên mục kinh tế đặt câu hỏi : « phải chăng đây là một hiệp định ký kết mà đôi bên đều có lợi ? » Tác giả bài báo cũng nhấn mạnh những nguy cơ của việc chuyển giao công nghệ.
Theo tờ báo, thoạt nhìn thì trong vụ góp vốn này, đôi bên cùng có lợi. PSA thì có thêm vốn để mở rộng sản xuất và đa dạng hóa thị trường. Thậm chí, PSA còn có thể được các ngân hàng Trung Quốc trợ vốn. Về phần mình, Đông Phong là công ty đầu tiên trong lĩnh vực ô tô đầu tư ra thế giới.
Nhưng đối với PSA, ký kết với Đông Phong làm nảy sinh một số vấn đề. Trước hết là việc điều hành « một con sư tử ba đầu ». Thật khó mà tưởng tượng được ba cổ đông là nhà nước Pháp-Đông Phong và gia đình PSA cùng có chung mục tiêu về hướng chiến lược của tập đoàn PSA. Những lợi ích khác nhau của ba thành phần này sẽ có nguy cơ khó đưa ra những giải pháp đồng thuận giữa các bên.
Trên phương diện tài chính, Đông Phong được các ngân hàng Trung Quốc hỗ trợ, nên không hề gặp khó khăn về tài chính. Một điều khoản trong biên bản cuối cùng quy định, trong vòng 10 năm, cấm một trong ba cổ đông giành quyền kiểm soát. Nhưng ai có thể đảm bảo rằng điều khoản đó sẽ không bị thay đổi sau 10 năm. Người ta cũng không loại trừ khả năng Đông Phong giành quyền kiểm soát vào năm 2024 và PSA sẽ chuyển sang màu cờ Trung Quốc.
Tờ báo nhận định, suy cho cùng thì Đông Phong vẫn được nhiều lợi nhất. Với khoản đầu tư khá khiêm tốn là 800 triệu euro, Đông Phong đặt được chân vào Châu Âu và các công nghệ mà công ty Trung Quốc này vẫn thiếu nghiêm trọng. Một trung tâm nghiên cứu chung sẽ phải được mở ra và Đông Phong sẽ được tham gia vào sự phát triển công nghệ mới nhất của PSA.
Ngày 20/01/2014, tổng giám đốc của hãng Đông Phong tuyên bố một cách vô tư rằng : « Chúng tôi sẽ rút ra được những lợi nhuận kỹ thuật và lợi nhuận khác trong vụ đầu tư này, để giúp chúng tôi sản xuất xe hơi riêng của mình ». Từ đó, tờ Le Monde cảnh báo, đối tác nhưng một ngày nào đó sẽ trở thành cạnh tranh : kịch bản đó đã từng xảy ra. Đó là những công ty Trung Quốc đã phát triển trong ngành hàng không, đường sắt và hạt nhân.
Sự khao khát thâu tóm trên quốc tế của Trung Quốc làm một số người thốt lên : « Trung Quốc mua lại cả thế giới ! ». Thực tế thì Trung Quốc chỉ mua lại những thứ mà Trung Quốc cần để kích thích bộ máy công nghiệp về mặt nguyên vật liệu và để tìm những thị trường tiêu thụ mới. Thách thức chính của nền công nghiệp Trung Quốc là tạo ra những sản phẩm có giá trị công nghệ cao. Do đó, Châu Âu và Hoa Kỳ là đối tượng ưu tiên để mua lại những công ty công nghệ cao. Đầu tư của Trung Quốc có thể gây ra một số rủi ro tìm ẩn như việc chuyển giao công nghệ. Do đó, nên thận trọng chỉ chuyển giao những công nghệ tầm thường. Để kết luận, tờ báo cho rằng, chỉ có tương lai mới trả lời được cái giá mà PSA phải trả có đắt hay không hay ngược lại, ngọn gió phương Đông (Đông Phong) đã góp phần cho sự phát triển của PSA.
Ukraina : nên hiểu vấn đề trước khi lên án
Trở lại tình hình bạo loạn đang nổ ra tại thủ đô Kiev, tờ Le Figaro có bài viết sâu sắc đề tựa : « Ukraina : nên hiểu vấn đề trước khi lên án ». Theo bài viết trên tờ Le Figaro, truyền thông Châu Âu thích phẫn nộ hơn là suy nghĩ. Để kéo được Ukraina về với mình, các nhà thương thuyết Châu Âu cần có một chính sách mềm dẻo hơn. Khi lựa chọn hiệp định với Mátxcơva, chính phủ Ukraina đã có một lựa chọn mang tính thực tế hơn là mang tính lý tưởng. Đối với một đất nước đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và nguy cơ thường nhật mất khả năng chi trả thì hứa hẹn giúp 15 tỷ đô la, cùng với việc giảm 1/3 giá khi đốt của Nga thì có lợi hơn nhiều.
Ngược lại, Châu Âu đã đưa ra một giải pháp vừa phức tạp vừa đầy ràng buộc : một sự trợ giúp tài chính trực tiếp, ít hơn nhiều so với số tiền mà Nga hứa hẹn. Đối với Ukraina, đề nghị này không chỉ không đủ về mặt tài chính mà còn là một cái bẫy. Ủy ban Châu Âu chấp nhận trợ giúp, nhưng Ukraina phải chấp nhận kế hoạch cải cách mà Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra. Việc đặt chính phủ Kiev dưới sự giám hộ này gây hại đến đa số trong chính phủ Ukraina hiện nay. Liệu ta có thể trách một chính phủ từ chối một sự tự sát chính trị như vậy hay không ?
Bên cạnh đó, tờ Libération chạy tựa ngay trên trang nhất : « Ukraina bị Châu Âu phản bội ». Tiếp theo là bài xã luận nhận định như sau : từ 3 tháng nay, Châu Âu để cho Tổng thống Ukraina Ianoukovitch và Tổng thống Nga Putin hoành hành. Châu Âu để cho chính phủ Ukraina giết người, đánh nhừ tử hàng nghìn người biểu tình sẵn sàng đấu tranh cả ngày lẫn đêm, sẵn sàng chết vì một lý tưởng liên kết với Châu Âu mà ngày qua ngày đã bị chính Châu Âu phản bội.
Cần phải có bao nhiêu người thiệt mạng nữa thì Châu Âu mới hành động ? Chính phủ Ukraina đã dùng vũ lực để dập tắt tình hình, bịt miệng đối lập. Hiện giờ, người Ukraina, thanh niên, hưu trí, thuộc cánh hữu hay cánh tả, cố gắng chống lại trấn áp của chính phủ Kiev bằng chính lòng can đảm. Họ vẫn còn muốn tin vào Châu Âu. Họ muốn tin rằng Châu Âu sẽ cứu lấy họ thoát khỏi Putin và con rối Ianoukovitch. Bài xã luận chua chát nhận định, lần đầu tiên Châu Âu hiện hữu.
Vụ Hollande-Gayet : Đêm trắng tại điện Elysée
Nhật báo Le Monde hôm nay trở lại tiết lộ của tạp chí Closer về cuộc tình giữa Tổng thống Pháp Hollande và nữ diễn viên Gayet qua bài viết : « Đêm trắng tại điện Elyséee ». Ngay đêm ngày báo Closer tiết lộ tin nóng hổi này, những người bạn của Tổng thống Hollande đã đưa cựu đệ nhất phu nhân Valérie Trierweiler nhập viện vào lúc 5h sáng. Trong đêm đó, Tổng thống Hollande triệu tập những người thân cận để họp bàn về cách giải quyết vấn đề này.
Copy từ: RFI
............
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét