(GDVN) - Trung Quốc mạnh hơn nhưng cảm thấy không an toàn hơn, Trung
Quốc có nhiều đối thủ trong khu vực, trong khi đối mặt với đồng minh
Mỹ-Nhật được tăng cường.
- Đâu là thu hoạch lớn nhất của Trung Quốc từ trận cờ vây ở Hoa Đông?
- Nhật Bản quyết "phân cao thấp" với Trung Quốc
- Bắc Kinh lại đang bắt đầu tái triển khai sách lược "CHIA ĐỂ TRỊ"
- Lý Quang Diệu phán đoán gì về quan hệ Trung - Mỹ trong tương lai?
- Tác chiến trên không-biển và phương án đánh phủ đầu TQ của Mỹ
- Tập Cận Bình: Trung Quốc cũng bị hại, Mỹ - Trung lập tổ an ninh mạng
Đối đầu Trung-Nhật trên vùng biển đảo Senkaku |
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc
dẫn tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 18 tháng 2 đăng bài viết nhan
đề "Nước lớn thế giới cảm thấy không an toàn".
Theo bài viết, đến nay Trung Quốc kiên
quyết, tự tin hơn, vững tin vào vị thế của họ trên thế giới. Nhưng, trên
thực tế, của cải và thực lực cứng đến cùng trái lại khiến cho Trung
Quốc càng không an toàn, chứ không phải là an toàn hơn. Cảm giác không
an toàn - chứ không phải là sự tự tin mới - mới là sự miêu tả chuẩn xác
đối với đặc điểm của ngoại giao Trung Quốc hiện nay.
Điều có thể nhìn thấy điểm này nhất
không phải là địa-chính trị lớn, mà là quan hệ vụn vặt giữa Trung Quốc
với các nước láng giềng. Campuchia chính là ví dụ điển hình. Giai đoạn
cuối thời đại Mao Trạch Đông, Campuchia làm gì hầu như không phải Bắc
Kinh không biết.
40 năm sau, Campuchia hiện nay đã là một
nước láng giềng hoàn toàn khác. Đường phố chính của Phnom Penh tuy vẫn
gọi là đường Mao Trạch Đông, nhưng điều mà Campuchia thực sự quan tâm là
cơ hội thương mại ở Quảng Đông, chứ không phải là quan hệ chính trị với
Bắc Kinh. Đầu tư và thương mại của Trung Quốc rất được hoan nghênh,
nhưng những ngày tháng đỉnh cao của Bắc Kinh đã qua đi.
Nhật Bản sử dụng "át chủ bài" tập trận đánh chiếm đảo |
Tình hình tương tự xuất hiện ở Việt Nam,
Myanmar, Philippines và Lào. Thời đại chọn lựa "không bạn bè sẽ là kẻ
thù" do Chiến tranh Lạnh tạo ra đã để lại một khu vực làm thay đổi đối
tượng.
Đến nay, Trung Quốc tuy còn đang tìm
kiếm con bài mặc cả một cách vô ích, nhưng họ hiểu sâu sắc rằng, cho dù
thương mại, viện trợ và hào phóng vô hạn cũng không mua được bao nhiêu
cái mà Thời báo Hoàn Cầu của nước này gọi là "lòng trung thành".
Trung Quốc hiện là "anh hai" thế giới,
nhưng trái lại bị cô lập hơn so với khi sức mạnh quốc gia của họ khá
nhỏ. Quan hệ vững chắc với CHDCND Triều Tiên và Pakistan xem như ngoại
lệ.
Nhưng mọi người không khỏi khó hiểu,
trong môi trường xung quanh này, Bắc Kinh tại sao còn phải vất vả đi kết
giao với những "người bạn" đầy bất ổn và không xác định này.
Điều gây lo ngại hơn là Trung Quốc tương
đối bất lực với CHDCND Triều Tiên. Bình Nhưỡng hầu như mỗi ngày đều
đang khẳng định: Vai trò ảnh hưởng của Bắc Kinh có hạn đối với họ.
Trong quan trường của Trung Quốc, kết
cục của anh hai thường rất bi thảm. Chiếc ghế thứ hai có thể không dễ
ngồi. Hiện nay, Trung Quốc phát hiện họ là nền kinh tế lớn thứ hai thế
giới (gọi là anh hai) và người kế thừa danh hiệu nước lớn sau khi Mỹ suy
thoái chính là kẹp giữa những mối nguy hiểm.
Tháng 5 năm 2013, ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông. |
Sự trông đợi của bên ngoài đối với vị
thế và quyền lực của Trung Quốc khiến cho họ cảm thấy càng không an
toàn, chú ý tới những vấn đề chiến lược khá nhỏ một cách hẹp hòi hơn.
Thế giới vẫn đang trông đợi Trung Quốc ra một tuyên bố mạnh mẽ hơn đóng
một vai trò nào đó.
Nhưng, đến nay, giới lãnh đạo cầm quyền
nước này không có ai bày tỏ rõ ràng. Điều này đặc biệt cho thấy, trong
các hình tượng dân tộc chủ nghĩa, Trung Quốc đến nay cảm thấy không an
toàn và không xác định.
Tờ "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 19
tháng 2 cũng có bài viết nhan đề "Trung Quốc chắc chắn sẽ đối mặt với
đồng minh Mỹ-Nhật vững chắc hơn". Theo bài viết, cùng với vai trò ảnh
hưởng toàn cầu của Trung Quốc, đặc biệt là vai trò ảnh hưởng khu vực
từng bước tăng lên, một vấn đề ngoại giao phức tạp đã nổi lên.
Trong tranh chấp lãnh thổ biển Hoa Đông,
Khu nhận biết phòng không của Trung Quốc bị bên ngoài, đặc biệt là Mỹ
và đồng minh coi là một ví dụ chứng minh cho sự hung hăng, hăm dọa của
Bắc Kinh.
Đến nay, Trung Quốc muốn đồng thời vừa
đối đầu với Nhật Bản vừa tiếp xúc với Mỹ. Trung Quốc tính toán xây dựng
một loại quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ, nhưng rất có khả năng sẽ
đối mặt với một đồng minh Mỹ-Nhật vững chắc.
Từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 1 năm 2014, Hạm đội Nam Hải tiến hành tập trận đổ bộ trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, tướng Tướng Vĩ Liệt trực tiếp tham gia. |
"Quan hệ nước lớn kiểu mới" do Trung
Quốc đưa ra là quan hệ bình đẳng giữa các nước lớn - ít nhất Bắc Kinh hy
vọng như vậy. Nhìn vào việc tránh hiểu nhầm chiến lược và tránh xung
đột, loại quan hệ này chắc chắn được Mỹ và Trung Quốc hoan nghênh, nhưng
tư tưởng này trong ngắn hạn không nên được đánh giá cao.
Mỹ chắc chắn không cho phép xuất hiện
quan hệ kiểu mới ngoài cấu trúc quyền lực do họ lãnh đạo. Vì vậy, quan
hệ kiểu mới Mỹ-Trung sẽ là thỏa hiệp của nội bộ cơ cấu kim tự tháp, chứ
không phải là chia sẻ bình đẳng về vị thế bá chủ toàn cầu.
Brahma Chellaney có bài viết trên tờ
"The Japan Times" cho rằng, Nhật Bản "phát hiện bản thân ngày càng bị
tác động bởi quan hệ Mỹ-Trung". Trong khi đó, đối với Mỹ-Nhật, hai bên
tăng cường cam kết và lòng tin được thực hiện một cách tự nhiên và
khả thi hơn nhiều so với Washington và Bắc Kinh làm như vậy.
Ở khu vực Đông Á ngày càng không cân
bằng, Mỹ tăng cường quan hệ với Nhật Bản, tiếp tục bảo đảm cam kết
chung, cấp bách hơn và cũng có lợi hơn so với lòng tin chiến lược nhất
thời với Trung Quốc.
Mỹ đang tăng cường triển khai quân sự trong khu vực kiềm chế Trung Quốc |
Copy từ: Giáo Dục
...................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét