Lý Trung Nam
Theo quy luật, phúc nhà hết thường sinh ra con cái hư hỏng; vận nước suy người đứng đầu thường u mê, lú lẫn. ĐCSVN cũng đang trong tình trạng đó, cụ thể:
Trước đây, ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM gây lãng phí thời gian, tiền của (xem thực hư việc học tập tấm gương đạo đức HCM); khi vừa về hưu, ông làm việc vi phạm đạo đức của một đảng viên, đạo đức làm người, do ông đã lấy cô vợ là bạn của con trai mình, khi vợ cũ vừa chết chưa xanh cỏ.
Đến nay, ông GS, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiều phát biểu hiện rõ của sự lú lẫn, như: “…Mục tiêu XHCN đến hết thế kỷ này vẫn chưa tới…"; hay "chuyện tham nhũng như ngứa ghẻ…”. Trong dịp tiếp xúc cử tri tại Hà Nội ngày 07/12/2013, đề cập vấn nạn tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt..."
Mang hàm GS, ở cương vị Tổng bí thư mà ông Trọng lại lấy một chuyện hư cấu để nói về chuyện thực, bởi lẽ: các nhân vật Tôn Ngộ Không, Bát Giới… là không có thật… bản thân câu chuyện Tây Du Ký không đại diện cho phật giáo, mà chỉ là hư cấu, mang đậm tính giải trí.
Giả sử đây là câu chuyện có thật thì sự so sánh trên là khập khiểng, bởi lẽ: Tiền thuế của dân đã tri trả tiền lương, các điều kiện làm việc như: Văn phòng làm việc, văn phòng phẩm, điện, nước... cho cán bộ (phần lớn là đảng viên); do vậy, việc anh được chọn làm ở vị trí đó là để phục vụ nhân dân; còn chuyện anh đến lấy Kinh là chuyện khác, vì không ai nuôi người viết kinh, nên anh chi trả tiền giấy bút để duy trì sự tiếp tục viết Kinh là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên triết lý của chuyện Tây Du Ký lại khác: “Ở đây, chiếc bình bát của Đường Tam Tạng nguyên là của vua Đường tặng cho ngự đệ (em vua) kết nghĩa – đó chính là Tư tình. Bình bát ấy bằng vàng – một l thứ kim loại quý hiếm – đó chính là Tư sản. Vì vậy, bình bát của Đường Tăng trong tình huống này tượng trưng cho của cải, tình riêng và danh vọng ở thế gian. Để nhận kinh báu của Phật, thì buộc phải dâng nạp bình bát là ngụ ý: muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, phải lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục”. Theo Phật tử Phúc Thịnh.
Việc phát biểu của ông Trọng đang biện minh và bật đèn xanh cho việc tham nhũng, vốn là quốc nạn ở chế độ cộng sản độc quyền, toàn trị. Việc phát biểu này, giống như việc ĐCSVN lấy tiền thuế của dân để nuôi bộ máy của đảng và các đoàn thể; đáng ra, tiền thuế của dân chỉ nuôi bộ máy chính quyền; thậm tệ hơn khi ĐCSVN tự chi trả tiền lương cho cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể cao hơn 1,5 lần các bộ phận khác, vì lý do “cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể thường thu nhập thấp vì không có các chương trình, dự án...” điều này ĐCS đã đương nhiên công nhận chuyện tham nhũng từ các chương trình, dự án… đặc biệt ĐCS chẳng bao giờ công khai kết quả thanh tra, kiểm toán chuyện chi tiêu của đảng.
Thiết nghĩ, các tăng, ni, phật tử cần lên tiếng về việc này để làm sáng tỏ chân kinh, giúp các phật tử, nhân dân được rõ; nếu cứ để các vị “đỉnh cao trí tuệ” mà tiếp tục tuyên truyền kiểu này thì sẽ làm lu mờ chính pháp, tụt giảm lòng tin của phật tử, người dân vào phật pháp.
Việc phát ngôn của người đứng đầu ĐCSVN vừa qua, có người cho là u mê, lú lẫn; cũng có người cho là thật thà, bộc bạch nói lên sự thật mà trước đây và ngày nay rất nhiều đảng viên thường giấu. Nhưng đây là dấu hiệu của sự suy tàn của ĐCS; cũng có thể do sự kỳ diệu siêu hình nào đó đã ứng vào miệng ông Trọng để mỗi lần ông phát ngôn thường chứa đựng sự u mê, lú lẫn và thật thà thiếu suy nghĩ, để mọi người dân dần dần được vén bức mành để được rõ hơn về bản chất của chế độ độc tài, toàn trị; điều này có nghĩa sự suy tàn của ĐCS đã đến gần, vận nước đang lên và sang một trang mới./.
Copy từ: Dân Luận
....................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét