CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Tuyên ngôn Tự do truy cập thông tin

Nuphero dịch
Aaron SwartzGuerilla Open Access

Thông tin là quyn lc, và cũng ging như mi loi quyn lc khác, luôn có nhng người mun gi nó cho riêng mình.

Aaron Swartz. Ảnh: The Boston Globe
Aaron Swartz. Ảnh: The Boston Globe
Toàn bộ di sản khoa học và văn hóa, tích lũy qua nhiều thế kỷ, đang nhanh chóng được số hóa và giữ nằm trong vòng kiềm tỏa của các tập đoàn. Muốn đọc những công trình khoa học nổi tiếng vẫn thường được nhắc đến? Hãy kỳ vọng là bạn sẽ phải trả một số tiền lớn cho các nhà xuất bản.

Có nhiều người đang đấu tranh để thay đổi điều này. Phong trào Open Access đã dũng cảm đấu tranh cho một tầm nhìn mới: đăng các công trình khoa học lên mạng Internet dưới những điều khoản cho phép mọi người đều có thể truy cập, nhưng vẫn đảm bảo rằng các nhà khoa học không mất đi quyền sở hữu trí tuệ của mình. Nhưng kể cả khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp nhất, viễn cảnh này cũng sẽ chỉ xảy ra với những công trình nghiên cứu trong tương lai mà thôi. Chúng ta sẽ không thể dễ dàng có được những công trình nghiên cứu từ xưa đến thời điểm hiện tại. Giá của chúng quá cao.

Bắt nghiên cứu sinh phải trả tiền để đọc được công trình của đồng nghiệp? Đi scan toàn bộ sách của các thư viện nhưng chỉ cho phép nhân viên ở Google được đọc chúng? Chia sẻ các bài báo khoa học cho những sinh viên các trường đại học tinh hoa ở các quốc gia Thế giới thứ nhất nhưng lại ngăn cấm mọi người ở những quốc gia nghèo? Thật vô nhân đạo và không thể chấp nhận được.

“Tôi đồng ý với anh, nhưng chúng ta có thể làm được gì?” “Các tập đoàn nắm giữ quyền bản quyền, kiếm được rất nhiều từ việc bắt người dùng trả tiền để truy cập, họ không dễ từ bỏ. Và hiển nhiên là cách của họ là hợp pháp; chúng ta chẳng có cách nào để ngăn cản họ.” Nhưng chúng ta có thể, làm theo cách chúng ta vẫn làm.

Có những người có quyền truy cập đến những tài nguyên đó-sinh viên, thủ thư, nhà khoa học-được miễn phí đến với kho tri thức đó, trong khi phần còn lại của thế giới thì không. Các bạn không nên, hay một cách có đạo đức hơn, không có quyền được hưởng đặc lợi này. Các bạn có trách nhiệm phải chia sẻ nó với thế giới: chia sẻ quyền truy cập hay download giúp bạn bè của mình.

Trong khi đó, những người còn lại cũng không thể chỉ trông chờ những người từ bên trong, bạn phải tìm cách vượt rào, giải phóng thông tin đang bị nắm giữ cho mọi người. Những hành động này đều diễn ra một cách thầm lặng và có thể bị coi là ăn cắp. Nhưng chia sẻ sự giàu có về tri thức không hề vô đạo đức, nó khác với việc cướp bóc một con tàu và giết thủy thủ đoàn. Ngược lại, sự chia sẻ này lại là một mệnh lệnh của lương tâm. Chỉ có những người tối mắt vì lòng tham mới từ chối chia sẻ một bản sao thông tin cho bạn của mình.

Các tập đoàn lớn, hiển nhiên là đã bị lòng tham làm cho mờ mắt. Cách vận hành của họ nhằm đảm bảo cho điều đó, các cổ đông sẽ làm loạn nếu lợi nhuận suy giảm. Và các chính trị gia đã được họ mua chuộc, thông qua những điều luật để đưa cho họ thêm quyền lực để kiểm soát tri thức.

Chẳng có chút công lý nào trong những điều luật vô lý đó. Và đã đến thời điểm chúng ta cần đứng dậy và đấu tranh chống lại sự hút máu phi lý của các tập đoàn, hướng đến một xã hội văn minh hơn.

Chúng ta cần tận dụng cơ hội để nắm bắt lấy những thông tin quan trọng, bất kể nơi chúng được lưu trữ, và chia sẻ chúng cho mọi người; bao gồm các thông tin hết hạn bản quyển. Chúng ta cũng cần bỏ tiền để sở hữu những thông tin mật, những tài liệu khoa học và đưa chúng lên các mạng chia sẻ. Chúng ta cần đấu tranh cho Guerilla Open Access.

Khi đã tập hợp được số lượng đủ lớn thành viên, trải rộng khắp nơi trên thế giới, chúng ta không chỉ gửi một thông điệp có sức nặng đến với các thế lực muốn kiểm soát tri thức, mà chúng ta sẽ có thể khiến điều đó trở thành dĩ vãng. Bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi chứ?

July 2008, Eremo, Italy
Nguồn Phiatruoc.info

(Aaron Swartz là một thiên tài máy tính từng tham gia phát triển hệ thống điểm tin tức trực tuyến RSS người Mỹ. Anh  đã tự sát ở tuổi 26 sau khi anh bị bắt vì đã liên tục tải xuống nhiều tài liệu hàn lâm từ kho lưu trữ JSTOR và bị chính quyền liên bang điều tra)



Copy từ: TTXVA

http://ttxva.org/tuyen-ngon-tu-do-truy-cap-thong-tin/ 


..........................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét