Nhân ngày đầu tiên “NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 9/11”
* BÙI VĂN BỒNG
Trong chuyên mục ‘Blog 24/7’ của báo Dân trí điện tù ngày 5/11 mới đây có bài "Chân lý mù mờ
nhưng trời xanh có mắt” của tác giả Lê Chân Nhân:
>10 năm trước, Nguyễn Thanh Chấn bị bắt tạm giam vì tội danh giết người. Nạn nhân là người phụ nữ tên Nguyễn Thị Hoan ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị nhiều vết thương, mất máu dẫn đến tử vong, cơ quan điều tra xác định Nguyễn Thanh Chấn là hung thủ.
Năm 2004, các phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Bắc
Giang và TANDTC đều tuyên bị cáo tội giết người và chịu hình phạt chung thân.>10 năm trước, Nguyễn Thanh Chấn bị bắt tạm giam vì tội danh giết người. Nạn nhân là người phụ nữ tên Nguyễn Thị Hoan ở xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị nhiều vết thương, mất máu dẫn đến tử vong, cơ quan điều tra xác định Nguyễn Thanh Chấn là hung thủ.
Mọi lời kêu oan của Nguyễn Thanh Chấn đều vô nghĩa.
Công lý mù lòa trước một công dân.
> Án oan sai và nghiệp vụ đỉnh cao
> Án oan sai và nghiệp vụ đỉnh cao
Hãy hình dung, một tù nhân bị bản án chung thân vì tội
giết người phải chịu nỗi oan suốt 10 năm. Với ngần ấy thời gian, bốn bức tường
trại giam đủ sức giết chết mọi ý chí và sức khỏe của con người. Khó ai đủ sức
để chịu đựng điều này, nếu không tự sát thì cũng bị tâm thần.
Nguyễn Thanh Chấn đã bị tước đoạt 10 năm của một đời
người, khoảng thời gian ở độ tuổi sung sức (từ 42 – 52 tuổi), độ tuổi chín muồi
để làm việc, xây dựng cuộc sống cho riêng mình và gia đình. Nhưng thời gian đó
ông phải gặm nhấm nỗi đau khổ vì oan khuất trong song sắt nhà tù. Có tội ác nào
hơn tội ác gây ra oan sai cho người vô tội?
Mà có phải một mình ông Chấn bị hủy hoại cuộc đời đâu,
từ ngày ông bị kết án chung thân vì tội giết người, bốn đứa con của ông phải bỏ
học vì không chịu nổi áp lực của dư luận. Các cháu không thể đến trường khi bị
bạn bè dè bỉu là con của kẻ giết người. Trái tim của các cháu mách bảo rằng cha
mình bị oan, cha mình không thể là kẻ giết người. Nhưng trái tim của các em
không là gì so với các tòa án uy nghi với các vị thẩm phản mũ cao áo
dài, học rộng hiểu nhiều, cho nên niềm hy vọng trong trái tim đó hoàn toàn bị
đóng cửa.
Người vợ của ông Chấn, biết chồng bị oan nên gõ cửa
kêu cứu suốt 8 năm dằng dặc, đủ để tuyệt vọng và trở thành bệnh nhân tâm thần.
Sức chịu đựng của người phụ nữ có hạn, bà không gánh nỗi một thân nuôi chồng tù
tội, nuôi bốn đứa con, và càng không đủ sức gánh vác nỗi oan khiên cao thấu
trời xanh này. Còn nữa, miệng tiếng cuộc đời đã đánh gục bà trước khi chồng bà
được giải oan.
Và ngày đó đã đến – công lý mù lòa nhưng trời xanh có
mắt – ngày 25.10.2013, Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú và khai nhận đã thực hiện
hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan mười năm trước để cướp tài sản.
Ngày 4.11, VKSNDTC đã công bố quyết
định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn
Cho nên, đất nước cần có nhiều người chấp pháp phẩm
hạnh cao quý, tinh thông pháp luật để hạn chế những nỗi đau, những mất mát,
những oan khiên do án oan sai gây ra.
Bạn đọc Nguyễn Hữu Bình: “Thật là ngoan nghiệt! Theo
tôi nên xử tử hình những người đã xử tù ông Chấn, như thế mới là công bằng
và răn đe những người làm sai pháp luật - kể cả họ là những người đại diện pháp
luật. Không thể chỉ là đền bù tiền bạc, vật chất được, về nối đau tâm hồn, sự
tủi nhục của 10 năm ròng rã của cả gia đình ai đền?”. Bạn đọc Phạm Văn Nghị:
“Thật là đau khổ cho người dân bị những người được nhân dân giao cho trọng
trách thực thi pháp luật của nước ta. Giam cầm một người dân vô tội những 10
năm trời mới được tha. Cần phải nghiêm trị những kẻ làm liều ép cung người vô
tội rồi để đưa họ vào tù. Yêu cầu phải bồi thường thỏa đáng cho người vô tội và
gia đình họ mới an lòng dân được. Thật là chua xót cho gia đình anh chấn. Cần
phải nghiêm trị những người được nhân dân giao cho cái quyền phán quyết kia. vì
làm bậy bạ mà dẫn đến một con người vô tội phải ngồi tù 10 năm trời. cần phải
bồi thường thỏa đáng về vật chất và tinh thần cho người oan sai và gia đình họ”.
Bạn Lam Giang: “Mọi việc đều xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là: "CON
NGƯỜI". Con người tốt thì xã hội tốt lên, con người xấu thì xã hội xấu đi.
Người thi hành pháp luật mà trình độ yếu kém, phẩm chất đạo đức suy đồi,
vì đồng tiền vùi dập công lý, thái độ vô cảm,…, mù lòa trước công lý,
giữ các chức vụ có thẩm quyền định đoạt số phận của người khác thì còn biết bao
nhiêu số phận tương tự sẽ xẩy ra. Mong rằng Đảng và Nhà nước kịp thời chấn
chỉnh hoạt động cùa bộ máy công quyền để không xảy ra nhũng vụ án oan sai như
vậy nữa!”. Một bnj đọc khác viết:
“Đúng là những mất mát mà bản thân và gia đình Ông Chấn phải gánh chịu hậu quả
là quá lớn mà không gì có thể bù đắp được. Vì sao mà ông Chấn bị oan? Ai là người
gây ra nổi oan cho ông Chấn, và họ có phải chịu hậu quả do trình độ nghiệp vụ
của họ gây ra nổi oan cho ông Chấn khi mà ông Chấn được giải oan không?”. Bạn
Nguyễn Văn Quốc
Viết: “Rất đau lòng cho những đau thương và mất mát
không những cho anh Chấn mà cả gia đình anh cùng phải gánh chịu nỗi đau của bản
án oan sai này! Đây là bài học mà cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát và
các vị quan tòa cần phải học và nhớ đời, khắc ghi trong tim, trong cốt của mình
để thực thi pháp luật sao cho đúng người, đúng tội. Vật chất bị thiệt hại có
thể đền bù được, nhưng về mặt giá trị tinh thần của bao nhiêu con người trong
gia đình ấy các ông, các bà không thể nào bù đắp được cho hết cả cuộc đời. Hãy
luận tội các cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đã lập nên hồ sơ ngày ấy để buộc Ông
Chấn phải chịu án tù chung thân và đã ngồi tù trong suốt 10 năm? Hãy xem xét
nguyên nhân từ đâu, vì nhận tiền hối lộ hay vì động cơ cá nhân nào khác để ngụy
tạo nên chứng cứ hồ sơ và buộc ông Chấn phải ngồi tù, gia đình ông đã phải gánh
chịu bao nhiêu đau khổ, mất mát khác nữa, ai bồi thường và bồi thường bao nhiêu
cho đủ?” …
Bức xúc về vụ oan ấn đau lòng này, bạn đọc Lê
Thắng viết: “Oan khuất ở nước ta chắc chắn đang còn nhiều khi công lý bị
mù lòa. Nhiều người vô tội đã bị tù tội, thậm chí có người đã chết mà không
được giải oan. Trường hợp của anh Chấn là hy hữu thôi. Mong rằng từ nay trở đi
đừng có ai như thế nữa. Nếu có đơn kêu oan thì chắc chắn phải điều tra lại.
Pháp luật nên quy định người thi hành pháp luật phải chịu trách nhiệm vật chất
nếu vụ việc bị oan sai cụ thể cho từng hành vi, đối tượng. Cứ kiểu này lấy tiền
của dân đi trả cho những việc làm sai của các quan công lý là không chấp nhận
được”.
Nhiều bạn đọc đặt câu hoiw: Nhà nước phải bỏ tiền ra để bồi thường oan sai, nhưng
có thể bồi thường 10 năm của một kiếp người trong tù tội được không? Có thể bồi
thường cuộc đời của bốn đứa trẻ phải thất học và bị tổn thương tâm lý cho đến
suốt đời được không? Có thể bồi thường lại sức khỏe của người phụ nữ bị mắc
bệnh tâm thần là vợ ông Chấn được không?" Bài viết hay quá, xúc động quá!
Sự oan sai của anh Chấn là cả một tập thể yếu kém về điều tra pháp lý nên đã
buộc tội một công dân lương thiện phải ngồi tù 10 năm tù. Giả sử nếu kẻ giết
người chưa đầu thú thì án của anh sẽ còn đến bao giờ??? Ai rồi cũng về già, tôi
nghĩ rồi họ cũng phải suy nghĩ sám hối vì những điều chính họ gây ra cho gia
đình anh Chấn? Những người điều tra, thụ lý vụ án và xư án sai như vậy
có phải phạm pháp không? Vì đã đẩy một gia đình vào tình trạng bi đát như vậy.
Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và coi như một tội phạm: Vi phạm thân
thể con người, vi phạm quyền con người... Toà án NDTC, viện kiểm sát NDTC nên
truy tố những người trước đây đã thụ án và phán quyết sai để làm gương cho
những người khác.
Đúng thế, như yêu cầu của nhiều bạn đọc: Chuyện
tòa án xử sai, làm mất danh dự, mất tự do của người ta hơn 10 năm vậy, giờ bù
đắp sao đây? Chuyện tòa xử án còn nhiều vấn đề,..., người dân có tội tòa xử,
vậy tòa sai, ai xử? ...
Để tránh đến mức thấp nhất nguy cơ xuất hiện những
trường hợp như vậy, nền tư pháp của Việt Nam cần phải có những thay đổi căn bản
như đã nói ở trên, trước hết là phải cảm nhận được những phận người đằng sau
mỗi dòng hồ sơ án. Cải cách tư pháp, cải cách pháp luật hay cải cách gì nữa mà
vẫn để vị đắng chát đó đọng lại trên những gương mặt khắc khổ, đau đớn của mỗi
phận người như trường hợp của ông Chấn thì những cuộc cải cách như vậy vẫn chưa
thể gọi là thành công.
Sau 10 năm thụ án oan, người tù ở Bắc Giang được tự do
về với mái ấm đã tan tác sau những chuỗi ngày lao lý. Còn biết bao thân phận
con người đã và có thể sẽ bị dập vùi bởi những án oan được tuyên sai nghiệt
ngã. Bất công và tai họa giáng xuống gia đình ông Chấn cũng có nguy cơ xảy đến
với bất kỳ ai trong xã hội này. Vì vậy, muốn tránh những tai họa ấy, chúng ta
cần phải làm gì?
Nên đưa ra danh sách những điều tra viên, công tố
viên, tham gia trực tiếp và gián tiếp điều tra, xét xử vụ án đó để nhân dân
thấy mặt. Như đề xuất của bạn đọc Lê Oanh: “Cần phải cho đi tù những kẻ đã
kết án sai cho ông Chấn. Pháp luât phải nghiêm minh với tất cả mọi người. Người
thi hành luật pháp sai thì cũng phải chịu tội như những người dân thường. Không
thể cứ im ỉm rồi cho qua được. Bồi thường, xin lỗi công khai người bị hại là
chuyện đương nhiên phải làm. Ngoài ra phải có chính sách với con em họ để phần
nào bù đắp những oan sai mà nhà nước đã gây ra với gia đình họ”.
Xử oan sai, làm thiệt hại đến đời sống và danh
dự của ngươi fkhasc phải chịu trách nhiệm truwcsphaps luật,phải bị
nghiêm trị. Tại sao không? Chẳng lẽ nhà nước chỉ bỏ ra ít tiền bồi
thường là coi như đó là “xong vụ việc?
Là công bằng và công lý?
Những cán bộ, công chức đại diện nhà nước điều tra, thẩm
định, xét xử các vụ án, du bất cứ lý do gì mà vô trách nhiệm hoặc
cố tình làm sai pháp luật, vùi dập công lý, bẻ cong sự thật, vu
tội, vu khống, đẩy người vô tội vào các hình phạt, tù tội, thâm chí
xử tử hình, cần phải có pháp luật trừng trị, tại sao không?BVB
Copy từ: Bùi Văn Bồng’ blog
......................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét