Sản phẩm thực phẩm chức năng phát triển theo cấp số
nhân nhưng việc quản lý, kiểm soát chất lượng lại bị thả nổi. Thị trường
nhan nhản các mặt hàng không rõ nguồn gốc, chất lượng tù mù nhưng
được thổi phồng, đánh đồng như “thần dược”
Không phải là thuốc, không chịu sự
ràng buộc nhiều từ phía cơ quan chức năng nên thị trường thực phẩm
chức năng (TPCN) phát triển đến chóng mặt. Nhiều người đã bỏ số
tiền không nhỏ mua để sử dụng vì lầm tưởng TPCN là “thần dược”.
Thực phẩm hay thuốc?
Nhiều loại trước đây bào chế dưới dạng vitamin, thuốc bổ thì nay được đăng ký dưới dạng TPCN nhưng câu chữ trên bao bì và hướng dẫn sử dụng đều là ngôn ngữ của thuốc. Hầu hết các hiệu thuốc đều bày bán các loại TPCN. Chúng thường được ưu ái đặt ở chỗ bắt mắt, dễ thấy nhất.
Tại nhiều hiệu thuốc, một số loại TPCN được bán như thuốc. Chị Đỗ Thu Phương - nhân viên một hiệu thuốc ở quận Hoàng Mai, TP Hà Nội - nhận xét: “Chưa bao giờ thị trường TPCN lại đa dạng chủng loại như hiện nay. Trẻ em thì có TPCN hỗ trợ khi biếng ăn, tăng chiều cao, thể lực… Người lớn thì có các loại hỗ trợ giải độc gan, ngừa tăng huyết áp, đề phòng tai biến, tăng cường sinh lực... Các loại TPCN được quảng cáo làm đẹp da, giảm cân… cũng được rất nhiều chị em sử dụng”.
Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết bao bì TPCN nếu như không có dòng chữ rất nhỏ “sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh” thì rất dễ khiến người dùng hiểu là thuốc điều trị. Ngay cả thành phần TPCN cũng thể hiện như sản phẩm thuốc.
Nhiều chuyên gia y tế nhận định việc cấp phép cho TPCN khá thoáng. Nhà sản xuất nộp hồ sơ lên Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế, công bố chỉ tiêu chất và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. TPCN nhập khẩu cũng rất lộn xộn. Nhiều sản phẩm có cùng hàm lượng, ở nước sản xuất được đăng ký là thuốc nhưng khi nhập về Việt Nam thì lại xếp vào loại TPCN.
Không chỉ gian dối mà còn là tội ác!
Trong Thông tư 08/2004 hướng dẫn quản lý các sản phẩm TPCN, Bộ Y tế định nghĩa TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng... TPCN khác với thực phẩm thông thường ở chỗ được sản xuất, chế biến theo công thức: Bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi của thực phẩm. Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học, được cơ quan có thẩm quyền cho phép... Thực tế, người sử dụng chỉ biết trông chờ vào sự trung thực của nhà sản xuất, kinh doanh TPCN trong việc ghi nhãn để phân biệt thuốc hay thực phẩm.
Theo GS-TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, TPCN phát triển quá nhanh đã tạo ra nhiều thách thức và những nguy cơ lớn cho người dùng. Đó là nguy cơ TPCN giả, kém chất lượng và tình trạng quảng cáo sai sự thật. Người bán luôn “bơm” công dụng cho sản phẩm TPCN khiến khách hàng coi đó là thần dược nên cứ mua về dùng như thuốc, không cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nhiều TPCN được quảng cáo sai sự thật, gây những tổn thất lớn cho người dùng. Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATTP, cho biết mỗi năm có khoảng 1.000 hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo TPCN nhưng tới 90% bị yêu cầu phải chỉnh sửa lại cho đúng với tác dụng của sản phẩm. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo với lời lẽ “nổ tung trời”.
Nhắm đến những người có bệnh mạn tính, hàng loạt sản phẩm hỗ trợ điều trị đã ra đời. Song, những lời quảng cáo không dừng ở việc hỗ trợ mà còn khẳng định chữa khỏi bệnh. Không ít TPCN được đơn vị phân phối quảng cáo có khả năng “phòng và chữa các bệnh tiểu đường, mỡ nhiễm máu, các bệnh về gan, mật, thận...”. Thậm chí, nhiều TPCN “có tác dụng tiêu diệt, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư, điều hòa huyết áp, giảm xơ vữa động mạch”!
Với hình thức bán hàng đa cấp, các “đại lý” dụ dỗ, tuyên truyền người khác bằng cách thổi phồng công hiệu sản phẩm TPCN có thể trị khỏi cả ung thư, HIV…, trong khi không đưa ra được chứng cứ khoa học về thử nghiệm lâm sàng. “Không thể có chuyện TPCN chữa được ung thư hay HIV/AIDS. Chính vì tin theo quảng cáo lừa dối, thay vì vào bệnh viện chữa trị thì bệnh nhân lại tin dùng TPCN, bỏ qua “thời gian vàng” trong điều trị, mất đi cơ hội sống. Đây thực sự là một tội ác chứ không chỉ đơn thuần là gian dối về thương mại” - ông Phong lo ngại.
Thực phẩm hay thuốc?
Theo PGS-TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, trong
khoảng 10 năm gần đây, thị trường TPCN bùng bổ chóng mặt. Năm 2000, cả
nước chỉ có 15 cơ sở sản xuất, kinh doanh khoảng 60 sản phẩm TPCN nhưng
hiện đã có trên 1.600 cơ sở với hơn 5.500 sản phẩm! Trong đó, hơn 65%
sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Khách hàng mua thực phẩm chức năng tại một hiệu thuốc ở Hà Nội
Đó là chưa kể hàng ngàn sản phẩm TPCN trôi nổi, không rõ nguồn gốc,
chưa được cấp phép quảng cáo tràn lan trên mạng hoặc bày bán ở các cửa
hàng nhỏ lẻ. Cơ quan chức năng dường như đã chấp nhận “sống chung” với
chúng vì các sản phẩm vi phạm quy định về quản lý vẫn được quảng bá,
giao dịch công khai. Nhiều loại trước đây bào chế dưới dạng vitamin, thuốc bổ thì nay được đăng ký dưới dạng TPCN nhưng câu chữ trên bao bì và hướng dẫn sử dụng đều là ngôn ngữ của thuốc. Hầu hết các hiệu thuốc đều bày bán các loại TPCN. Chúng thường được ưu ái đặt ở chỗ bắt mắt, dễ thấy nhất.
Tại nhiều hiệu thuốc, một số loại TPCN được bán như thuốc. Chị Đỗ Thu Phương - nhân viên một hiệu thuốc ở quận Hoàng Mai, TP Hà Nội - nhận xét: “Chưa bao giờ thị trường TPCN lại đa dạng chủng loại như hiện nay. Trẻ em thì có TPCN hỗ trợ khi biếng ăn, tăng chiều cao, thể lực… Người lớn thì có các loại hỗ trợ giải độc gan, ngừa tăng huyết áp, đề phòng tai biến, tăng cường sinh lực... Các loại TPCN được quảng cáo làm đẹp da, giảm cân… cũng được rất nhiều chị em sử dụng”.
Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết bao bì TPCN nếu như không có dòng chữ rất nhỏ “sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh” thì rất dễ khiến người dùng hiểu là thuốc điều trị. Ngay cả thành phần TPCN cũng thể hiện như sản phẩm thuốc.
Nhiều chuyên gia y tế nhận định việc cấp phép cho TPCN khá thoáng. Nhà sản xuất nộp hồ sơ lên Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế, công bố chỉ tiêu chất và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. TPCN nhập khẩu cũng rất lộn xộn. Nhiều sản phẩm có cùng hàm lượng, ở nước sản xuất được đăng ký là thuốc nhưng khi nhập về Việt Nam thì lại xếp vào loại TPCN.
Không chỉ gian dối mà còn là tội ác!
Trong Thông tư 08/2004 hướng dẫn quản lý các sản phẩm TPCN, Bộ Y tế định nghĩa TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng... TPCN khác với thực phẩm thông thường ở chỗ được sản xuất, chế biến theo công thức: Bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ một số thành phần bất lợi của thực phẩm. Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học, được cơ quan có thẩm quyền cho phép... Thực tế, người sử dụng chỉ biết trông chờ vào sự trung thực của nhà sản xuất, kinh doanh TPCN trong việc ghi nhãn để phân biệt thuốc hay thực phẩm.
Theo GS-TS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, TPCN phát triển quá nhanh đã tạo ra nhiều thách thức và những nguy cơ lớn cho người dùng. Đó là nguy cơ TPCN giả, kém chất lượng và tình trạng quảng cáo sai sự thật. Người bán luôn “bơm” công dụng cho sản phẩm TPCN khiến khách hàng coi đó là thần dược nên cứ mua về dùng như thuốc, không cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nhiều TPCN được quảng cáo sai sự thật, gây những tổn thất lớn cho người dùng. Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATTP, cho biết mỗi năm có khoảng 1.000 hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo TPCN nhưng tới 90% bị yêu cầu phải chỉnh sửa lại cho đúng với tác dụng của sản phẩm. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo với lời lẽ “nổ tung trời”.
Nhắm đến những người có bệnh mạn tính, hàng loạt sản phẩm hỗ trợ điều trị đã ra đời. Song, những lời quảng cáo không dừng ở việc hỗ trợ mà còn khẳng định chữa khỏi bệnh. Không ít TPCN được đơn vị phân phối quảng cáo có khả năng “phòng và chữa các bệnh tiểu đường, mỡ nhiễm máu, các bệnh về gan, mật, thận...”. Thậm chí, nhiều TPCN “có tác dụng tiêu diệt, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư, điều hòa huyết áp, giảm xơ vữa động mạch”!
Với hình thức bán hàng đa cấp, các “đại lý” dụ dỗ, tuyên truyền người khác bằng cách thổi phồng công hiệu sản phẩm TPCN có thể trị khỏi cả ung thư, HIV…, trong khi không đưa ra được chứng cứ khoa học về thử nghiệm lâm sàng. “Không thể có chuyện TPCN chữa được ung thư hay HIV/AIDS. Chính vì tin theo quảng cáo lừa dối, thay vì vào bệnh viện chữa trị thì bệnh nhân lại tin dùng TPCN, bỏ qua “thời gian vàng” trong điều trị, mất đi cơ hội sống. Đây thực sự là một tội ác chứ không chỉ đơn thuần là gian dối về thương mại” - ông Phong lo ngại.
Giá cả các sản phẩm TPCN cũng hết sức lộn xộn. Chị Hoàng Xuân Anh -
ngụ quận Cầu Giấy, TP Hà Nội - cho biết chị mua sản phẩm sữa ong chúa
Costar Royal Jelly 1450 mg của Úc nhập khẩu chính hãng chỉ 450.000
đồng/hộp nhưng có nơi bán đến 900.000 đồng. Trên thực tế, giá TPCN do
doanh nghiệp tự đăng ký, khi đã nằm trên các quầy hàng thì lại do
người bán quyết định.
Kỳ tới: Người dùng “tẩu hỏa nhập ma”
Hàng Trung Quốc đội lốt Mỹ, Úc
Mới đây, các cơ quan chức năng ở TP Hà Nội
đã thu giữ 100 thùng TPCN sữa ong chúa, tỏi đen, vây cá mập, tảo nhật…
không rõ nguồn gốc được dán nhãn Úc, Mỹ. Theo điều tra ban đầu, chủ nhân
lô hàng này đã mua nhiều loại TPCN từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn
về đóng gói và dán nhãn xuất xứ từ Úc, Mỹ giả mạo hàng xách tay rồi tuồn
ra thị trường.
Trước đó, Cục ATTP cũng đã thu hồi giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản
phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khải Việt Hương, được quảng cáo giúp cải
thiện sinh lý cho nam giới, do có chứa hoạt chất Sildenafil hàm lượng 4
mg/g. Đây là hoạt chất của thuốc điều trị rối loạn cương ở nam giới
(Viagra) nhưng chỉ được dùng khi bác sĩ kê đơn căn cứ vào tình trạng
bệnh, lứa tuổi… |
Bài và ảnh: NGỌC DUNG
Copy từ: Người Lao Động
.......................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét