Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
James Hookway, WSJ
James Hookway, WSJ
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã nhanh chóng đưa ra bản tuyên bố chỉ trích quyết phiên xét xử luật sư Lê Quốc Quân
Mối
quan hệ vốn đang dần ấm lên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vừa trở nên lãnh đạm
sau tòa án tại Hà Nội kết án một luật sư nhân quyền nổi tiếng từng được
đào tạo ở Mỹ. Luật sư Lê Quốc Quân cũng là một trong những blogger được
nhiều người biết đến, vừa bị tòa kết án 30 tháng tù giam với tội trốn
thuế – cáo buộc mà dư luận cho rằng mang nhiều động cơ chính trị.
Hai
nước cựu thù gần đây đã phát triển mạnh mẽ hơn với các mối quan hệ
thương mại và quân sự ngày càng gia tăng mà đỉnh cao là chuyến thăm của
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Tòa Bạch Ốc gặp Tổng thống Barack
Obama hồi tháng Bảy vừa qua. Nhưng vấn đề nhân quyền tiếp tục làm suy
yếu triển vọng phát triển giữa hai nước, trong khi đó Hoa Kỳ đặc biệt
chú ý đến trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân – nhà hoạt động nhân quyền
42 tuổi vừa bị Hà Nội kết án hôm thứ Tư.
Đại sứ
quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố sau khi phiên tòa
kết thúc, cáo buộc Việt Nam sử dụng các luật thuế cho các vụ án chính
trị và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị
khác.
“Việc
chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ
trích chính phủ hoặc bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa
là điều đáng lo ngại”, bản tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết.
“Chúng
tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi
người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa”.
Ông
Quân tiếp tục giữ quan điểm cho rằng ông vô tội suốt quá trình tố tụng
kéo dài nửa ngày dài, và mô tả ông là nạn nhân của “hành động chính trị”
trong phiên tòa trước khi video và âm thanh ở phòng kế bên dành cho
phóng viên và các nhà ngoại giao bị cắt.
“Nếu phiên tòa này có công lý thì trả tự do cho tôi”, ông nói.
Thẩm
phán Lê Thị Hợp nói rằng ông Quân bị kết tội vì trốn thanh toán tiền
thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 30.000 USD liên quan đến các hợp đồng
tư vấn mà ông làm tại Hà Nội. Ông đã bị bắt hồi cuối tháng Mười hai năm
ngoái khi đưa con gái ông đến trường, vài ngày sau khi ông đăng một bài
viết trên blog của mình chỉ trích sự độc quyền của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Luật sư Hà Huy Sơn cho biết thân chủ của ông sẽ kháng cáo bản án này.
“Bản thân tôi thấy rằng các bằng chứng mà các công tố viên trình bày là không thực sự thuyết phục”, ông Sơn nói.
Quan chức chính phủ Việt Nam đã không có thể liên lạc được để đưa ra lời bình luận.
Đối với
Hoa Kỳ và các chính phủ nước ngoài khác, ông Quân đã trở thành biểu
tượng về số phận của nhiều người bất đồng chính kiến khác tại Việt
Nam, và chính quyền Việt Nam trở nên cảnh giác hơn về phiên tòa hôm thứ
Tư vì lo ngại những người ủng hộ ông Quân sẽ tụ tập biểu tình phản đối
phiên tòa. An ninh trong khu vực đã được thắt chặt với hàng trăm công an
giữa lúc những người ủng hộ ông Quân tụ tập tại một nhà thờ Công giáo
gần đó cầu nguyện cho công lý.
Ít nhất
46 nhà hoạt động, trong đó có nhiều blogger, đã bị bỏ tù trong năm nay
vì chỉ trích sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Con số
này còn nhiều hơn cả tổng số của năm 2012. Phóng viên Không Biên giới
trong tháng Bảy cho biết rằng Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về số
lượng các blogger đã bị bắt giữ. Một số người khác cũng đã từng bị chính
quyền cáo buộc về tội trốn thuế trong đó có ông Nguyễn Văn Hải, còn
được biết đến với bút danh nổi tiếng là Điếu Cày. Ông Hải đã bị chính
quyền Việt Nam cáo buộc tội trốn thuế hồi năm 2008.
Các
cuộc đàn áp cho thấy các lãnh đạo độc tài tại Việt Nam đang lo ngại rất
nhiều về Internet ở nước này. Số liệu về người sử dụng Internet đang
ngày càng gia tăng, trong đó hơn một phần ba người dân tại đây truy cập
vào mạng mỗi ngày – một tỷ lệ cao hơn so với Indonesia hoặc Thái Lan.
Những người bất đồng chính kiến hiện đang tận dụng diễn đàn này để chỉ
trích Việt Nam thiếu các quyền dân sự cũng như sự quản lý yếu kém của
chính phủ đối với nền kinh tế.
Riêng
ông Quân đã có một số bài nhạy cảm hơn. Ông đã bình luận về các chủ đề
mà không được truyền thông nhà nước nhắc đến, kể cả vấn đề nhân quyền và
chính trị.
Năm 2007, ông đã bị bắt sau khi trở về từ một khóa học bổng tại Hoa Kỳ do Natioal Endowment for Democracy
bảo trợ. Sau đó Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain và cựu Ngoại trưởng
Madeline Albright đã lên tiếng yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ông. Tổ
chức Ân xá Quốc tế sau đó tuyên bố ông Quân là một tù nhân lương tâm và
ông đã được trả tự do ba tháng sau đó.
Hồi năm
2011, ông Quân đã từng bị giam giữ trong một thời hạn ngắn vì nỗ lực
tham gia các phiên tòa của các nhân vật bất đồng chính kiến khác, và
từ đó ông nhiều lần bị chính quyền Việt Nam tổ chức các chiến dịch dọa
dẫm bạo lực chống lại ông và những người ủng hộ ông.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
Copy từ: Tạp chí Phía Trước
......................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét