DỊU GIỌNG VỚI ASEAN HUNG HĂNG VỚI NHẬT TRUNG CỘNG MUỐN CÙNG KHAI THÁC BIỂN ĐÔNG
Lý Đại Nguyên
6-08-2013
Trong
cuộc họp Bộ Chính Trị của Trungcộng hôm 31/07/2013, Tập Cận Bình chủ
tịch Trung Hoa Cộng Sản tuyên bố về các vùng biển đảo đang có tranh chấp
là: “Chúng ta cần nhắc lại rằng, chủ quyền thuộc về chúng ta, nhưng
chúng ta có thể gác lại tranh chấp, cùng khai thác, thúc đẩy hợp tác hữu
nghị, tìm kiếm và mở rộng các lợi ích chung”.
Lời tuyên bố trên, thoáng nghe có vẻ dịu giọng tranh chấp với các láng giềng. Nhưng đúng là giọng kẻ cả của một tên tướng cướp, kêu gọi các nạn nhân bị chúng đánh cướp biển, đảo, cùng vào khai thác chung ở những vùng mà chúng đã cướp. Thật ra, chủ nhân ông trước sau vẫn là Trungcộng, khi nào muốn cho khai thác chung, hay không là quyền của họ. Sự việc không thể chối cãi là Trungcộng đã dùng sức mạnh quân sự, trắng trợn đánh cướp quần đảo Hoàngsa của Việtnam từ tay chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/01/1974, đến cướp một số đảo thuộc Trườngsa từ tay Việt Nam Cộng Sản ngày 14/03/1988, và mới đây xâm chiếm các bãi đá ngầm của Philippines, lấy đó làm cơ sở cho việc nhận chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông, bất chấp Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Lập tức hai ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario và Việtcộng,
Phạm Bình Minh đang có cuộc họp Ủy Ban Hợp Tác Song Phương Việt-Phi,
diễn ra tại Manila, từ ngày 31/07 tới 01/08/13, đã lên tiếng bác bỏ. Ông
del Rosario cho hay: “Philippines và Việtnam có chung quan điểm
không chấp thuận dự án chung như thăm dò, khai thác dầu khí với
Trungquốc, nếu Bắckinh tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với các vùng
biển này”. Hai bên đã thảo luận làm sao để thúc đẩy hợp tác, trong
đó có cả việc chia sẻ thông tin, nhằm bảo vệ lãnh thổ trước các đe dọa
ngoại xâm. Thống nhất yêu cầu khối Asean sớm bắt đầu quá trình đàm phán
với Trungquốc về Bộ Quy Tắc Ứng Xử -COC- nhằm giảm thiểu nguy cơ xung
đột ở Biển Đông. Hai bên nhất trí: “Chúng tôi muốn - Asean - có bước
tiến mạnh trong liên hệ với Trungquốc”. “Chúng tôi cho rằng tham vấn là
chưa đủ mà cần nói về đàm phán”.
Bộ trưởng ngoại giao Trungcộng, Vương Nghị cho rằng: “Cần phải mất thời gian mới kết thúc được Bộ Quy Tắc Ứng Xử -COC- tại Biển Đông”. Phát biểu tại Hànội, nhân chuyến viếng thăm Việtnam hôm 05/08/13, Vương Nghị nói: “Một số nước hy vọng COC có thể được thỏa thuận nhanh chóng, đó là một hy vọng thiếu thực tế”.
Trong khi gặp phó thủ tướng Thái Lan, Surukiat Sathirathai tại Bangkok hôm 02/08/13, Vương Nghị đưa ra đề nghị 3 bước như sau:
“1- Đạt thoả thuận qua tham vấn và đàm phán trực tiếp giữa các bên”
“2- Tiếp tục thực hiện Tuyên Bố Ứng Xử DOC và dần dần tiến đến chuyện tham vấn về Bộ Quy Tắc Ứng Xử COC”.
“3- Tìm cách thực hiện các cuộc thăm dò và khai thác chung”.
Nhưng trong thực tế các bên chưa kịp làm gì, thì Trungcộng đã huy động
một đội tàu đánh cá khổng lồ trên 9 ngàn chiếc, được tuần duyên và ngư
chính hộ tống tràn xuống vét cá ở Biển Đông, sau lệnh cấm đánh bắt cá
của Trungcộng vừa chấm dứt vào đầu tháng tám này. Rõ ràng là Trungcộng
chỉ muốn giảm bớt bộ mặt hung hãn, dùng lời lẽ hoà bình ngon ngọt, vuốt
ve các nước Asean, che dấu tham vọng bành trướng quân sự, kéo dài thời
gian để thực tế nuốt trửng Biển Đông. Không để cho các nước này mở lòng,
rộng tay đón Mỹ-Nhật-Ấn hội nhập toàn diện vào với Asean. Qua việc xoay
trục chiến lược Mỹ về Á châu, Nam tiến của Nhật và Đông tiến của Ấnđộ.
Dù Bắckinh cố làm ra vẻ hòa hoãn tại Biển Đông, nhưng lại vẫn hung hãn
tại Biển Hoa Đông. Ngày 02/08/13, lực lượng tuần duyên Nhật Bản báo
động: “4 tàu tuần duyên Trungquốc đã thâm nhập vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”. Giới quan sát đánh giá: “Với
số tàu ngày càng nhiều hiện diện trong khu vực này, một số được trang
bị súng ống, chỉ cần sự cố nhỏ là xung đột có thể nhanh chóng leo thang”. Theo tường trình của nhật báo Anh ngữ China Daily: “Sau
khi tham gia các cuộc tập trận trên biển với Nga ở vùng biển Nhật Bản, 5
chiến hạm của Trung Quốc đã đi ngang qua eo biển Soya giữa đảo Hokkaido
phía Bắc Nhậtbản và đảo Sakhaline của Nga ra Thái Bình Dương (vòng
quanh Nhậtbản) đoàn tàu trực chỉ hướng Nam rồi quay về cảng Trungquốc
ngày 28/07/13, qua eo biển Miyako phía Nam Nhậtbản”. Bộ quốc phòng
Nhậtbản cũng xác nhận, phi cơ tuần tra của họ đã nhìn thấy 5 chiến hạm
của Trungcộng đi ngang qua khu vực Okinawa và đảo Miyako, mà không đi
vào lãnh hải Nhậtbản. Đây là một nỗ lực của Trungcộng, tỏ ra có khả năng
bành trướng thế lực hải quân ra đại dương. Nhưng thực tế Trungcộng vẫn
bị chốt chặt trong vòng vây của các nước có sức mạnh về đại dương như
Nhậtbản, Đạihàn, Đàiloan và các căn cứ quân sự và hạm đội Mỹ ở trong
vùng.
Nhậtbản vốn là kẻ cựu thù của Trunghoa, là đối trọng ở châu Á của
Trungcộng hiện nay, Trungcộng biết Nhậtbản đang tự thay đổi toàn diện để
tranh thắng với mình ở châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung, là
địch thủ trực tiếp của mình khi gắn kết chiến lược bền vững với Mỹ,
không phải là đối tượng để thuyết phục như các nước Đông Nam Á. Nên họ
phải giữ thái độ quyết liệt tương tranh với Nhật để chứng tỏ quyền uy
đối với dân chúng trong nước. Dù biết rằng làm thế là đẩy Nhật gắn chặt
với Mỹ hơn. Chính vì vậy, mà Tập Cận Bình lãnh tụ Trungcộng đã xin gặp
tổng thống Mỹ, Obama một cách không chính thức tại vùng sa mạc
California vừa qua, với hy vọng: “Hai quốc gia có thể xây dựng một mô hình mới cuả quan hệ nước lớn”. Chỉ có như vậy, Trungcộng mới vượt được Nhậtbản để cầm đầu các nước trong vùng và vươn lên làm cường quốc đại dương.
Dù từ lâu nay Trung cộng vẫn lớn tiếng tuyên bố là sẽ vượt Mỹ, rồi được
các thầy dùi quốc tế thổi lên là sắp qua mặt Mỹ, nhưng thực tế thì Tập
Cận Bình và các lãnh tụ ở Trung Nam Hải đều biết rõ thực lực của nước
Tàu và chế độ Độc Tài, Tham Nhũng Cộng Sản hết thuốc chữa, chẳng bao giờ
là đối thủ của Mỹ.
Vì vậy, họ đang cố uốn mình đi theo kế hoạch “Tái Cân Bằng” lực lượng
của Mỹ. Nên họ đã chứng tỏ bằng việc hung hăng với Nhật, đẩy Nhật về
phía Mỹ. Hoà hoãn với Asean để êm đềm phân hóa nội bộ các nước và giữa
các nước trong khối. Đồng thời phá kế hoạch hội nhập của Mỹ với các nước
Đông Nam Á.
Điều không thể tin, mà đã xẩy ra tại xứ Chùa Tháp. Người đối lập với thủ
tương Hunsen là Sam Rainsy đã bị kết án 2 năm tù, lại được chính Hunsen
xin Quốc Vương Campuchia ân xá cho về nước, trước ngày bầu cử, để đảng
đối lập Cứu Quốc của Sam Rainsy thắng lớn. Rồi Sam Rainsy huyênh hoang
tuyên bố: “Tất cả các đảo tranh chấp là của Trung Quốc”. Rõ ràng
là việc hồi hương của Sam Rainsy phải có bàn tay phù thủy Bắc kinh thò
vào rồi. Cũng như Vương Nghị ôm thắm thiết Nguyễn Tấn Dũng ở Hànội vì có
công “Vi Phạm Nhân Quyền”, để phá chủ trương nâng cấp Chiến Lược Toàn
Diện Việt-Mỹ.
Lý Đại Nguyên –
Little Saigon ngày 06/08/2013.
Trí Nhân Media
Copy từ: Trí Nhân Media
http://www.trinhanmedia.com/2013/08/diu-giong-voi-asean-hung-hang-voi-nhat.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét