Lương cơ bản tuy có tăng thêm chút ít, nhưng lương chưa tăng thì giá cả cứ như “con ngựa bất kham” đồng loạt tăng. Ảnh: Internet
Giá điện tăng, cộng với bão Jebi đổ bộ làm cả Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh và nhiều địa phương lân cận chìm trong mưa bão. Các bà nội
trợ bảo nhau tích trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm để phòng khi bão to.
Thế nhưng mới đó mà giá
hàng hóa, lương thực, thực phẩm cứ vùn vụt tăng lên. Đi chợ cứ như bị
“móc túi”. Một mớ rau muống ngày thường chỉ 3.000đ/mớ, giờ tới
10.000đ/mớ; cải bắp ngày thường 7.000đ/kg, nay tăng lên 15.000đ/kg; thịt
lợn hơi tăng 5.000-10.000đ/kg; cá chép tăng 10.000đ/kg...
Điều đáng nói là giá tăng do thời tiết, do “ăn theo” giá điện, giá xăng tăng, nhưng chẳng khi nào hạ, đẩy giá lên mặt bằng mới. Đồng lương của người tiêu dùng, nhất là người làm công ăn lương, công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp, lao động phổ thông đã… hẻo giờ lại càng hẻo thêm. Đã có trường hợp, công nhân ngất xỉu khi đang làm việc vì ăn uống thiếu chất, đồng lương không đủ chi phí cho bản thân thì còn nói gì đến chăm lo cho gia đình, con cái.
Đành rằng lương cơ bản tuy có tăng thêm chút ít, nhưng lương chưa tăng thì giá cả cứ như “con ngựa bất kham” đồng loạt tăng khiến không ai khác - chính người tiêu dùng cuối cùng - phải gánh chịu. Ngay cả các chủ doanh nghiệp cũng bức xúc khi cho rằng, để giảm chi phí khi giá đầu vào tăng, sản xuất thu hẹp thì chỉ còn cách sa thải lao động, cắt giảm nhân công. Nhưng làm như vậy thì người lao động sẽ đi về đâu?
Một chính sách đưa ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hàng triệu người lao động, hôm nay còn có công ăn việc làm, ngày mai có thể thành người thất nghiệp. Cũng như hôm trước vừa có thông tin Chính phủ yêu cầu phải có kế hoạch giải thích, lấy ý kiến phản hồi của người dân, cộng đồng trước khi tăng giá điện thì ngay hôm sau giá điện đã bất ngờ tăng thêm 5%, chẳng khác nào “úp sọt” người dân.
Đành rằng sau đó, ngành điện giải thích với lý do nào đi chăng nữa thì sự thiếu công khai, bỏ qua phản hồi của người thụ hưởng chính sách mà chính là các “thượng đế” của ngành điện, khiến người dân không đồng tình. Nhất là sau tăng giá điện, họ đang phải chịu đợt tăng giá kép từ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng giá theo điện, nhà sản xuất chịu tăng chi phí đầu vào là điện và các nguyên nhiên vật liệu khác cũng vì điện tăng giá mà tăng theo.
Điều đáng nói là giá tăng do thời tiết, do “ăn theo” giá điện, giá xăng tăng, nhưng chẳng khi nào hạ, đẩy giá lên mặt bằng mới. Đồng lương của người tiêu dùng, nhất là người làm công ăn lương, công nhân các khu chế xuất, khu công nghiệp, lao động phổ thông đã… hẻo giờ lại càng hẻo thêm. Đã có trường hợp, công nhân ngất xỉu khi đang làm việc vì ăn uống thiếu chất, đồng lương không đủ chi phí cho bản thân thì còn nói gì đến chăm lo cho gia đình, con cái.
Đành rằng lương cơ bản tuy có tăng thêm chút ít, nhưng lương chưa tăng thì giá cả cứ như “con ngựa bất kham” đồng loạt tăng khiến không ai khác - chính người tiêu dùng cuối cùng - phải gánh chịu. Ngay cả các chủ doanh nghiệp cũng bức xúc khi cho rằng, để giảm chi phí khi giá đầu vào tăng, sản xuất thu hẹp thì chỉ còn cách sa thải lao động, cắt giảm nhân công. Nhưng làm như vậy thì người lao động sẽ đi về đâu?
Một chính sách đưa ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hàng triệu người lao động, hôm nay còn có công ăn việc làm, ngày mai có thể thành người thất nghiệp. Cũng như hôm trước vừa có thông tin Chính phủ yêu cầu phải có kế hoạch giải thích, lấy ý kiến phản hồi của người dân, cộng đồng trước khi tăng giá điện thì ngay hôm sau giá điện đã bất ngờ tăng thêm 5%, chẳng khác nào “úp sọt” người dân.
Đành rằng sau đó, ngành điện giải thích với lý do nào đi chăng nữa thì sự thiếu công khai, bỏ qua phản hồi của người thụ hưởng chính sách mà chính là các “thượng đế” của ngành điện, khiến người dân không đồng tình. Nhất là sau tăng giá điện, họ đang phải chịu đợt tăng giá kép từ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng giá theo điện, nhà sản xuất chịu tăng chi phí đầu vào là điện và các nguyên nhiên vật liệu khác cũng vì điện tăng giá mà tăng theo.
Copy từ: Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét