Các Ngoại trưởng ASEAN nắm tay nhau thể hiện sự đoàn kết tại cuộc họp ở Brunei ngày 30/06/2013.
Các Ngoại trưởng của mười nước thành viên Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) trong hội nghị không chính thức kéo dài hai ngày tại
thành phố nghỉ mát Hua Hin, Thái Lan, đã thỏa thuận « nói cùng một
tiếng nói » trong việc tìm kiếm một « kết luận nhanh chóng về Bộ quy tắc
ứng xử ». Được biết các Ngoại trưởng ASEAN sẽ gặp các quan chức Trung
Quốc tại Bắc Kinh vào cuối tháng này.
Cụ thể, theo một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan, thì : « ASEAN sẽ phải có một tiếng nói duy nhất và tỏ ra thống nhất. Điều này không có nghĩa là phát biểu chống lại bất kỳ ai…ASEAN đoàn kết lại thì sẽ dễ dàng thảo luận hơn. Bộ quy tắc ứng xử cần có mục tiêu củng cố niềm tin giữa ASEAN với Trung Quốc…và ngăn chận mọi sự cố bất lợi xảy ra tại Biển Đông ».
Từ hơn một thập kỷ qua, các nước ASEAN đã cố gắng tìm kiếm một hiệp ước an ninh với Trung Quốc thông qua một Bộ quy tắc ứng xử hợp lệ. Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng biển nằm kề vùng duyên hải của các nước láng giềng nhỏ yếu hơn. Nhà cầm quyền Trung Quốc luôn ngần ngại không muốn chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử, sợ rằng những nhượng bộ sẽ làm yêu sách của mình giảm đi trọng lượng.
Trong diễn đàn an ninh khu vực vào tháng Sáu, các quốc gia ASEAN đã tỏ ra chia rẽ về vấn đề này. Cam Bốt, nước làm chủ tịch luân phiên vào lúc đó đã từ chối ủng hộ đề nghị của Philippines là phải có thái độ cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Nhưng theo Bộ Ngoại giao Thái Lan, sau hai ngày thảo luận, hôm nay Phó thủ tướng Cam Bốt đã chấp nhận thống nhất với quan điểm của ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử.
Căng thẳng trong khu vực đã dâng cao do tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, được xem là giàu tiềm năng dầu khí và là điểm nóng về mặt quân sự hiện nay. Các nước ASEAN như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia cùng với Đài Loan đều đòi hỏi chủ quyền.
Trung Quốc từ chối nâng cấp bản « Tuyên bố về quy tắc ứng xử » năm 2002 lên thành Bộ quy tắc ứng xử có giá trị luật pháp. Bắc Kinh chủ trương thương lượng song phương với từng nước để có thể dùng sức mạnh áp đảo.
Việt Nam và Philippines trong những năm gần đây lên án những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc để tăng áp lực cho yêu sách của mình tại Biển Đông. Năm ngoái, các chiến hạm Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo chính Luzon của Philippines có 140 hải lý.
Cụ thể, theo một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan, thì : « ASEAN sẽ phải có một tiếng nói duy nhất và tỏ ra thống nhất. Điều này không có nghĩa là phát biểu chống lại bất kỳ ai…ASEAN đoàn kết lại thì sẽ dễ dàng thảo luận hơn. Bộ quy tắc ứng xử cần có mục tiêu củng cố niềm tin giữa ASEAN với Trung Quốc…và ngăn chận mọi sự cố bất lợi xảy ra tại Biển Đông ».
Từ hơn một thập kỷ qua, các nước ASEAN đã cố gắng tìm kiếm một hiệp ước an ninh với Trung Quốc thông qua một Bộ quy tắc ứng xử hợp lệ. Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng biển nằm kề vùng duyên hải của các nước láng giềng nhỏ yếu hơn. Nhà cầm quyền Trung Quốc luôn ngần ngại không muốn chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử, sợ rằng những nhượng bộ sẽ làm yêu sách của mình giảm đi trọng lượng.
Trong diễn đàn an ninh khu vực vào tháng Sáu, các quốc gia ASEAN đã tỏ ra chia rẽ về vấn đề này. Cam Bốt, nước làm chủ tịch luân phiên vào lúc đó đã từ chối ủng hộ đề nghị của Philippines là phải có thái độ cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Nhưng theo Bộ Ngoại giao Thái Lan, sau hai ngày thảo luận, hôm nay Phó thủ tướng Cam Bốt đã chấp nhận thống nhất với quan điểm của ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử.
Căng thẳng trong khu vực đã dâng cao do tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, được xem là giàu tiềm năng dầu khí và là điểm nóng về mặt quân sự hiện nay. Các nước ASEAN như Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia cùng với Đài Loan đều đòi hỏi chủ quyền.
Trung Quốc từ chối nâng cấp bản « Tuyên bố về quy tắc ứng xử » năm 2002 lên thành Bộ quy tắc ứng xử có giá trị luật pháp. Bắc Kinh chủ trương thương lượng song phương với từng nước để có thể dùng sức mạnh áp đảo.
Việt Nam và Philippines trong những năm gần đây lên án những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc để tăng áp lực cho yêu sách của mình tại Biển Đông. Năm ngoái, các chiến hạm Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo chính Luzon của Philippines có 140 hải lý.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét