(Cộng đồng Việt)- Mới chỉ ra soát ở 43 tỉnh thành, Bảo
hiểm xã hội VN đã phát hiện hơn 700.000 thẻ bị cấp trùng gây lãng phí
lên tới hàng trăm tỷ đồng. Thành Đoàn Hà Nội huy động 1.000 thanh niên
tình nguyện để làm 700m đường nông thôn. Đó là hai thông tin khiến người
đọc cười ra nước mắt trên báo chí ngày hôm qua.
Ngày 29/7, Báo Thanh Niên dẫn nguồn tin từ từ Bảo hiểm xã hội VN cho
biết, trong các tháng qua, việc rà soát cấp thẻ bảo hiểm y tế đã phát
hiện 739.079 thẻ cấp trùng tại 43 địa phương. Con số này ước có thể lên
đến cả triệu sau khi rà soát tại tất cả 63 tỉnh, thành.
Lấy ví dụ một địa phương cụ thể như tại Quảng Ngãi, số lượng thẻ bị cấp trùng đến nay vẫn chưa được thống nhất. Ban đầu, Bảo hiểm xã hội tỉnh tạm đưa ra con số gần 10.000 thẻ bị trùng. Sau đó, Sở Tài chính lại đưa ra một con số khác lên đến trên 40.000 thẻ. Với quy định trích 4,5% lương tối thiểu cho một thẻ, thì với 10.000 thẻ bị trùng, ngân sách nhà nước đã bị “rót” nhầm gần 5 tỉ đồng trong 2 năm; còn nếu con số lên đến 40.000 thẻ thì số tiền bị “rót” nhầm gần 20 tỉ đồng.
Ông Phạm Văn Lệ- Trưởng phòng thu Bảo hiểm xã hội Quảng Ngãi giải thích hệ thống phần mềm máy tính chưa đủ “thông minh” để phát hiện ra các trường hợp trùng (cùng tên, ngày sinh và địa chỉ).
Tôi đọc những thông tin này vừa thấy khôi hài và xót ruột, chỉ một địa phương như Quảng Ngãi, với hơn 40.000 thẻ bị cấp trùng, ngân sách nhà nước đã rót nhầm gần 20 tỷ đồng. Nếu nhân với số lượng hơn 700.000 thẻ đã bị hơn 43 tỉnh thành cấp nhầm, ấy là chưa có một thống kê đầy đủ trên toàn quốc, hàng trăm tỷ đồng đã lãng phí, đã thất thoát, tiêu hao. Vậy mà cuối cùng chỉ có một lời giải thích xuê xoa: “Do phần mềm máy tính chưa đủ “thông minh”.
Ô hay, thế cứ đổ hết lỗi cho phần mềm máy tính là xong chuyện hay sao, vậy thì bộ não của hàng ngàn nhân viên ngành bảo hiểm xã hội được giao trọng trách thực hiện việc cấp thẻ cho người dân thì dùng vào việc gì? Nếu vậy, họ chẳng đã hóa thành hàng loạt những “bộ máy người” ỷ lại vào một phần mềm máy tính vô tri vô giác?
Nghĩ mà thấy kinh hãi, những sai sót, thất thoát này ở lĩnh vực ngành nghề nào cũng có, lỗ nhỏ có, lỗ vừa vừa có, lỗ to cũng lại càng có, ngân sách nhà nước vốn đã eo hẹp, lại cứ rò rỉ hay thậm chí chảy ào ào qua những cái lỗ dế này, bảo sao chúng ta mỗi ngày không nghèo đi.
Trong 2 năm 2011-2012, ngân sách nhà nước đã bố trí gần 24.000 tỷ đồng để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên. Chưa một ai thống kê nổi, trong số 24.000 tỷ đồng này, bao nhiêu phần trăm đã được sử dụng đúng mục đích.
Liên hệ việc thất thoát này với vụ vắc xin thế hệ cũ trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đang gây tai biến cho gần 20 đứa trẻ trong hai năm qua mới thấy, giá như chỗ tiền thất thoát lãng phí vì cấp nhầm thẻ này được chuyển sang để nâng cao chất lượng vắc xin, có lẽ nhiều đứa bé đã không phải ra đi oan uổng khi vừa lọt lòng mẹ.
Đó là lãng phí tiền của, còn câu chuyện dưới đây lại khiến nhiều người cười méo cả miệng vì sự lãng phí sức người. Báo Tuổi trẻ cho biết, sáng 13/7 tại địa bàn xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) Thành đoàn Hà Nội huy động tới 1.000 thanh niên tình nguyện chỉ để thi công một đoạn đường giao thông nông thôn... 700m. Quy cách đoạn “đường thanh niên” dài 700m, rộng 5m, tổng giá trị công trình 1,5 tỉ đồng.
Theo Thành đoàn Hà Nội, lực lượng huy động gồm thanh niên tình nguyện và các chiến sĩ Bộ tư lệnh Thủ đô. Công việc chủ yếu của lực lượng tình nguyện là xúc cát, sỏi, ximăng đổ vào máy trộn, sau đó chuyển bêtông đã trộn đến điểm để san phẳng tráng bề mặt. Trước đó chủ đầu tư (UBND huyện Thạch Thất) đã hoàn thiện các công đoạn quan trọng với khối lượng công việc khá lớn gồm thi công cốt đường (nền) và hệ thống thoát nước. Công trình có chi phí đầu tư 3 tỉ đồng.
Nhìn vào bức ảnh có thể thấy, trên một đoạn đường ngắn, 1.000 người chen nhau ken đặc, có lẽ chỉ riêng việc di chuyển thế nào để khỏi dẫm vào chân nhau đã khó, nói gì đến chuyện phải làm việc nọ việc kia. Tuy nhiên báo dẫn lời ông Chu Văn Bảy - Chủ tịch UBND xã Phùng Xá cho biết: “Ở đây là vấn đề tinh thần”. Và bà Nguyễn Thị Ngà - Bí thư Thành đoàn Hà Nội - giải thích trên báo: “Có thể giá trị ngày công lao động không phải là quá lớn nhưng thể hiện tinh thần của người trẻ với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thành đoàn muốn tạo ra hiệu ứng lan tỏa, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ”.
Chao ôi, thời buổi này là thời nào rồi mà một vị thủ lĩnh Đoàn Thanh niên vẫn còn đề cao vấn đề “tạo ra hiệu ứng lan tỏa, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ” tới nỗi huy động hàng ngàn con người ra thị uy lực lượng trên con đường bé tý teo như vậy?
Từ trước tới nay, chúng ta luôn bị mê mải với các phong trào tên kêu như chuông nhưng thực chất hiệu quả công việc ra sao thì bị lờ tịt đi, đây chính là một minh chứng cụ thể cho điều đó. Tôi tự hỏi, hàng ngàn thanh niên tình nguyện đã có mặt trên con đường đó, trong buổi “ra quân làm đường thanh niên” ấy sẽ nhận được bài học gì từ chủ trương này?
Bệnh hình thức đã ăn mòn nếp suy nghĩ của nhiều người, từ đó mới ra đời những quyết sách phơi phới xa rời hiện thực chỉ để thị uy, để làm oai, và sự lãng phí sức người, vật lực của toàn xã hội sinh ra từ đó.
Lãng phí là một tội ác, với một đất nước đang trong giai đoạn kinh tế khó khăn như Việt Nam, những con số lãng phí này lại càng là một tội ác lớn hơn gấp bội phần, nếu chúng ta hàng ngày nhìn thấy trên mặt báo những đứa trẻ vùng cao đến trường với cơm và muối trắng, thấy những người bệnh thập tử nhất sinh không tiền chạy chữa phải xin ra viện về nhà để chết. Họ có quyền có một đời sống tốt hơn, nếu các nguồn lực trong xã hội không bị phung phí một cách vô lương như vậy.
Nhưng ai là người thấy đau trước những con số lãng phí khổng lồ đang vô tư nhấn chìm chúng ta một cách từ từ vào vũng xoáy của sự kiệt quệ?
Thanh niên tình nguyện đứng đông nghẹt trên con đường xã Phùng Xá (ảnh báo Tuổi trẻ) |
Lấy ví dụ một địa phương cụ thể như tại Quảng Ngãi, số lượng thẻ bị cấp trùng đến nay vẫn chưa được thống nhất. Ban đầu, Bảo hiểm xã hội tỉnh tạm đưa ra con số gần 10.000 thẻ bị trùng. Sau đó, Sở Tài chính lại đưa ra một con số khác lên đến trên 40.000 thẻ. Với quy định trích 4,5% lương tối thiểu cho một thẻ, thì với 10.000 thẻ bị trùng, ngân sách nhà nước đã bị “rót” nhầm gần 5 tỉ đồng trong 2 năm; còn nếu con số lên đến 40.000 thẻ thì số tiền bị “rót” nhầm gần 20 tỉ đồng.
Ông Phạm Văn Lệ- Trưởng phòng thu Bảo hiểm xã hội Quảng Ngãi giải thích hệ thống phần mềm máy tính chưa đủ “thông minh” để phát hiện ra các trường hợp trùng (cùng tên, ngày sinh và địa chỉ).
Tôi đọc những thông tin này vừa thấy khôi hài và xót ruột, chỉ một địa phương như Quảng Ngãi, với hơn 40.000 thẻ bị cấp trùng, ngân sách nhà nước đã rót nhầm gần 20 tỷ đồng. Nếu nhân với số lượng hơn 700.000 thẻ đã bị hơn 43 tỉnh thành cấp nhầm, ấy là chưa có một thống kê đầy đủ trên toàn quốc, hàng trăm tỷ đồng đã lãng phí, đã thất thoát, tiêu hao. Vậy mà cuối cùng chỉ có một lời giải thích xuê xoa: “Do phần mềm máy tính chưa đủ “thông minh”.
Ô hay, thế cứ đổ hết lỗi cho phần mềm máy tính là xong chuyện hay sao, vậy thì bộ não của hàng ngàn nhân viên ngành bảo hiểm xã hội được giao trọng trách thực hiện việc cấp thẻ cho người dân thì dùng vào việc gì? Nếu vậy, họ chẳng đã hóa thành hàng loạt những “bộ máy người” ỷ lại vào một phần mềm máy tính vô tri vô giác?
Nghĩ mà thấy kinh hãi, những sai sót, thất thoát này ở lĩnh vực ngành nghề nào cũng có, lỗ nhỏ có, lỗ vừa vừa có, lỗ to cũng lại càng có, ngân sách nhà nước vốn đã eo hẹp, lại cứ rò rỉ hay thậm chí chảy ào ào qua những cái lỗ dế này, bảo sao chúng ta mỗi ngày không nghèo đi.
Trong 2 năm 2011-2012, ngân sách nhà nước đã bố trí gần 24.000 tỷ đồng để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên. Chưa một ai thống kê nổi, trong số 24.000 tỷ đồng này, bao nhiêu phần trăm đã được sử dụng đúng mục đích.
Liên hệ việc thất thoát này với vụ vắc xin thế hệ cũ trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đang gây tai biến cho gần 20 đứa trẻ trong hai năm qua mới thấy, giá như chỗ tiền thất thoát lãng phí vì cấp nhầm thẻ này được chuyển sang để nâng cao chất lượng vắc xin, có lẽ nhiều đứa bé đã không phải ra đi oan uổng khi vừa lọt lòng mẹ.
Đó là lãng phí tiền của, còn câu chuyện dưới đây lại khiến nhiều người cười méo cả miệng vì sự lãng phí sức người. Báo Tuổi trẻ cho biết, sáng 13/7 tại địa bàn xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) Thành đoàn Hà Nội huy động tới 1.000 thanh niên tình nguyện chỉ để thi công một đoạn đường giao thông nông thôn... 700m. Quy cách đoạn “đường thanh niên” dài 700m, rộng 5m, tổng giá trị công trình 1,5 tỉ đồng.
Theo Thành đoàn Hà Nội, lực lượng huy động gồm thanh niên tình nguyện và các chiến sĩ Bộ tư lệnh Thủ đô. Công việc chủ yếu của lực lượng tình nguyện là xúc cát, sỏi, ximăng đổ vào máy trộn, sau đó chuyển bêtông đã trộn đến điểm để san phẳng tráng bề mặt. Trước đó chủ đầu tư (UBND huyện Thạch Thất) đã hoàn thiện các công đoạn quan trọng với khối lượng công việc khá lớn gồm thi công cốt đường (nền) và hệ thống thoát nước. Công trình có chi phí đầu tư 3 tỉ đồng.
Nhìn vào bức ảnh có thể thấy, trên một đoạn đường ngắn, 1.000 người chen nhau ken đặc, có lẽ chỉ riêng việc di chuyển thế nào để khỏi dẫm vào chân nhau đã khó, nói gì đến chuyện phải làm việc nọ việc kia. Tuy nhiên báo dẫn lời ông Chu Văn Bảy - Chủ tịch UBND xã Phùng Xá cho biết: “Ở đây là vấn đề tinh thần”. Và bà Nguyễn Thị Ngà - Bí thư Thành đoàn Hà Nội - giải thích trên báo: “Có thể giá trị ngày công lao động không phải là quá lớn nhưng thể hiện tinh thần của người trẻ với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thành đoàn muốn tạo ra hiệu ứng lan tỏa, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ”.
Chao ôi, thời buổi này là thời nào rồi mà một vị thủ lĩnh Đoàn Thanh niên vẫn còn đề cao vấn đề “tạo ra hiệu ứng lan tỏa, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ” tới nỗi huy động hàng ngàn con người ra thị uy lực lượng trên con đường bé tý teo như vậy?
Từ trước tới nay, chúng ta luôn bị mê mải với các phong trào tên kêu như chuông nhưng thực chất hiệu quả công việc ra sao thì bị lờ tịt đi, đây chính là một minh chứng cụ thể cho điều đó. Tôi tự hỏi, hàng ngàn thanh niên tình nguyện đã có mặt trên con đường đó, trong buổi “ra quân làm đường thanh niên” ấy sẽ nhận được bài học gì từ chủ trương này?
Bệnh hình thức đã ăn mòn nếp suy nghĩ của nhiều người, từ đó mới ra đời những quyết sách phơi phới xa rời hiện thực chỉ để thị uy, để làm oai, và sự lãng phí sức người, vật lực của toàn xã hội sinh ra từ đó.
Lãng phí là một tội ác, với một đất nước đang trong giai đoạn kinh tế khó khăn như Việt Nam, những con số lãng phí này lại càng là một tội ác lớn hơn gấp bội phần, nếu chúng ta hàng ngày nhìn thấy trên mặt báo những đứa trẻ vùng cao đến trường với cơm và muối trắng, thấy những người bệnh thập tử nhất sinh không tiền chạy chữa phải xin ra viện về nhà để chết. Họ có quyền có một đời sống tốt hơn, nếu các nguồn lực trong xã hội không bị phung phí một cách vô lương như vậy.
Nhưng ai là người thấy đau trước những con số lãng phí khổng lồ đang vô tư nhấn chìm chúng ta một cách từ từ vào vũng xoáy của sự kiệt quệ?
- Mi An
Copy từ: Đất Việt
.......................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét