Không chỉ là
thức nước uống giải khát, nhân trần còn là vị thuốc có nhiều công dụng
chữa bệnh, nhất là đối với các bệnh gan, mật.
Tác dụng của nhân trần đối với bệnh gan đã được công nhận từ lâu. Tích
xưa kể lại: vào một mùa xuân, có nữ bệnh nhân tìm gặp danh y Hoa Đà để
chữa bệnh. Nhìn thân hình gày gò, sắc mặt vàng vọt, niêm mạc hai mắt
mang màu mơ chín, Hoa Đà biết cô gái bị chứng "Hoàng lao bệnh" hay còn
gọi là "Hoàng đản bệnh". Căn bệnh đó được y học hiện đại gọi là viêm gan
vàng da. Nhưng vì thời đó chứng bệnh này chưa có cách chữa nên Hoa Đà
đành nói với người bệnh: "Căn bệnh này tôi không chữa được, cô hãy về
đi". Cô gái nghe vị danh y nói vậy đành ngậm ngùi trở về nhà và cũng
không nghĩ chuyện đi tìm thầy chữa bệnh khác.
Một năm trôi qua, tình cờ gặp lại, nhìn thấy cô gái sắc mặt hồng hào, dáng đi nhanh nhẹn, Hoa Đà rất đỗi ngạc nhiên. Hỏi mãi, thần y mới biết cô gái đã uống một loại "rau" lạ mà ông chưa từng biết. Đó chính là hoàng cao đầu, một cây thuốc vốn được dùng để chữa chứng hoàng đản. Từ đó, Hoa Đà chú tâm nghiên cứu khả năng chữa trị của hoàng cao đối với chứng bệnh viêm gan vàng da. Sau này, ông đã đặt cho cây thuốc này một cái tên mới gọi là "nhân trần".
Theo sách thuốc cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn; vào được bốn
đường kinh tỳ, vị, can và đởm; có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, lợi
mật thoái hoàng, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất
lợi, viêm loét da do phong thấp. Theo y học hiện đại, nhân trần có tác
dụng làm tăng tiết và thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế
bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy
tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm. Nó có khả năng ức chế một
số vi khuẩn như tụ cầu vàng, thương hàn, phó thương hàn, mủ xanh,
e.coli, lỵ, song cầu khuẩn gây viêm não, viêm phổi và một số loại nấm,
cải thiện công năng miễn dịch và ức chế trực tiếp sự tăng sinh của tế
bào ung thư.
Ngoài ra, nhân trần còn có tác dụng lợi niệu và bình suyễn. Nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy tác dụng tăng tiết mật tăng 24,4% và làm tăng chức năng thải trừ của gan đến 187,5% so với lô chứng. Trong y học hiện đại, nhân trần đã được Bộ môn truyền nhiễm Trường đại học Y khoa Hà Nội dùng điều trị thực nghiệm bệnh viêm gan do virus. Kết quả cho thấy men gan của các bệnh nhân trở về mức bình thường, bệnh nhân hết mệt mỏi, hết đau vùng gan, ăn ngon.
Cách sử dụng nhân trần trong phòng ngừa và điều trị các bệnh gan, mật khá đơn giản: dùng nhân trần đơn thuần hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác hãm trong nước sôi theo kiểu pha trà để uống. Đây là một cách sử dụng thuốc khá độc đáo của y học cổ truyền, vừa tiện lợi, dễ chế, dễ dùng, kinh tế. Nhân trần có thể kết hợp với một số thảo dược bổ gan khác để tăng tác dụng như: diệp hạ châu, cúc hoa…
Một số lưu ý khi sử dụng nhân trần: hầu hết nhân trần khi đến với người tiêu dùng đều là loại khô. Trong những ngày không có nắng to, cây không được phơi khô đúng cách. Nhiều người vì lợi nhuận đã phun thuốc diệt cỏ vào cây tươi để cây nhanh héo và khô, dễ dàng chặt ra đem bán. Đặc điểm khí hậu nước ta là độ ẩm cao, những loại cây lá để khô rất dễ ẩm mốc. Vì vậy, để kinh doanh, các cửa hàng thường dùng thuốc chống ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Tuy chưa có những kết luận chính thức về việc người sử dụng nhân trần kém chất lượng sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nhưng để đảm bảo an toàn cho gia đình và bản thân, người tiêu dùng nên tìm mua ở những địa chỉ tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng để tránh mua phải những hàng kém chất lượng.
Ngọc Bích
Copy từ: VnExpress
Một năm trôi qua, tình cờ gặp lại, nhìn thấy cô gái sắc mặt hồng hào, dáng đi nhanh nhẹn, Hoa Đà rất đỗi ngạc nhiên. Hỏi mãi, thần y mới biết cô gái đã uống một loại "rau" lạ mà ông chưa từng biết. Đó chính là hoàng cao đầu, một cây thuốc vốn được dùng để chữa chứng hoàng đản. Từ đó, Hoa Đà chú tâm nghiên cứu khả năng chữa trị của hoàng cao đối với chứng bệnh viêm gan vàng da. Sau này, ông đã đặt cho cây thuốc này một cái tên mới gọi là "nhân trần".
Cây nhân trần có tác dụng tốt trong việc phòng và chữa bệnh gan. |
Ngoài ra, nhân trần còn có tác dụng lợi niệu và bình suyễn. Nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy tác dụng tăng tiết mật tăng 24,4% và làm tăng chức năng thải trừ của gan đến 187,5% so với lô chứng. Trong y học hiện đại, nhân trần đã được Bộ môn truyền nhiễm Trường đại học Y khoa Hà Nội dùng điều trị thực nghiệm bệnh viêm gan do virus. Kết quả cho thấy men gan của các bệnh nhân trở về mức bình thường, bệnh nhân hết mệt mỏi, hết đau vùng gan, ăn ngon.
Cách sử dụng nhân trần trong phòng ngừa và điều trị các bệnh gan, mật khá đơn giản: dùng nhân trần đơn thuần hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác hãm trong nước sôi theo kiểu pha trà để uống. Đây là một cách sử dụng thuốc khá độc đáo của y học cổ truyền, vừa tiện lợi, dễ chế, dễ dùng, kinh tế. Nhân trần có thể kết hợp với một số thảo dược bổ gan khác để tăng tác dụng như: diệp hạ châu, cúc hoa…
Một số lưu ý khi sử dụng nhân trần: hầu hết nhân trần khi đến với người tiêu dùng đều là loại khô. Trong những ngày không có nắng to, cây không được phơi khô đúng cách. Nhiều người vì lợi nhuận đã phun thuốc diệt cỏ vào cây tươi để cây nhanh héo và khô, dễ dàng chặt ra đem bán. Đặc điểm khí hậu nước ta là độ ẩm cao, những loại cây lá để khô rất dễ ẩm mốc. Vì vậy, để kinh doanh, các cửa hàng thường dùng thuốc chống ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Tuy chưa có những kết luận chính thức về việc người sử dụng nhân trần kém chất lượng sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe nhưng để đảm bảo an toàn cho gia đình và bản thân, người tiêu dùng nên tìm mua ở những địa chỉ tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng để tránh mua phải những hàng kém chất lượng.
Ngọc Bích
Copy từ: VnExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét