Tân Thủ tướng Úc Kevin Rudd sau khi thắng cuộc bầu cử trong đảng Lao động tại Canberra ngày 26/06/2013.
REUTERS/Andrew Taylor
Xuất hiện bên cạnh đồng nhiệm Peter O’Neill của xứ Papua New Guinea, tân Thủ tướng Úc Kevin Rudd xác định : « Kể từ nay, bất kỳ người nào đến Úc trái phép bằng tầu thuyền sẽ không có cơ hội được định cư tại Úc với tư cách tị nạn ». Thủ
tướng Úc đồng thời công bố chính sách bảo vệ biên giới khắt khe mới của
ông, một chủ trương được đưa ra ngay trong năm bầu cử.
Theo chủ trương này, các thuyền nhân đã đến được hòn đảo Christmas xa xôi của Úc, sẽ bị chuyển đến trung tâm thanh lọc trên đảo Manus ở Papua New Guinea và những nơi khác ở tiểu quốc Thái Bình Dương này để được thẩm tra. Số lượng người bị di dời không có giới hạn.
Điều đáng nói là ngay cả khi được công nhận là « người tị nạn thực thụ », theo lời ông Rudd, người tị nạn cũng « không có bất kỳ cơ may nào » để đến định cư tại Úc, và sẽ phải ở lại Papua New Guinea. Còn những người không được công nhận quy chế tị nạn, sẽ bị gởi trả về nước là nơi xuất phát hay qua một nước thứ ba.
Thỏa thuận giữa Úc và Papua New Guinea liên quan đến vấn đề nêu trên đã được hai nước ký kết vào hôm nay, sẽ có hiệu lực trong 12 tháng và xem xét lại hàng năm. Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Phản ứng trước sáng kiến đóng cửa nước Úc đối với thuyền nhân nước ngoài này, lãnh đạo đối lập Úc thuộc đảng bảo thủ Tony Abbott cho rằng kế hoạch có những khía cạnh đầy hứa hẹn, nhưng ông tự hỏi là một nước cực nhỏ như Papua New Guinea làm sao có thể tiệp nhận được số khách không mời lên đến 1.000 người mỗi tuần.
Đảng Xanh thuộc cánh tả thì lên án một chính sách bị họ cho là « tàn nhẫn và ghê tởm », nhất là khi Papua New Guinea - nước sẽ chứa chấp các thuyền nhân bị Úc xua đuổi – lại nổi tiếng với tình trạng vô luật pháp triền miên và tệ nạn bạo lực, đặc biệt nhắm vào phụ nữ, cũng như tình trạng nghèo đói, thiếu nhà ở và tỉ lệ sốt rét cao.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng hôm nay là « Ngày mà nước Úc quyết định quay lưng lại với những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, khóa cửa lại và vứt chìa khóa đi. »
Theo chủ trương này, các thuyền nhân đã đến được hòn đảo Christmas xa xôi của Úc, sẽ bị chuyển đến trung tâm thanh lọc trên đảo Manus ở Papua New Guinea và những nơi khác ở tiểu quốc Thái Bình Dương này để được thẩm tra. Số lượng người bị di dời không có giới hạn.
Điều đáng nói là ngay cả khi được công nhận là « người tị nạn thực thụ », theo lời ông Rudd, người tị nạn cũng « không có bất kỳ cơ may nào » để đến định cư tại Úc, và sẽ phải ở lại Papua New Guinea. Còn những người không được công nhận quy chế tị nạn, sẽ bị gởi trả về nước là nơi xuất phát hay qua một nước thứ ba.
Thỏa thuận giữa Úc và Papua New Guinea liên quan đến vấn đề nêu trên đã được hai nước ký kết vào hôm nay, sẽ có hiệu lực trong 12 tháng và xem xét lại hàng năm. Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Phản ứng trước sáng kiến đóng cửa nước Úc đối với thuyền nhân nước ngoài này, lãnh đạo đối lập Úc thuộc đảng bảo thủ Tony Abbott cho rằng kế hoạch có những khía cạnh đầy hứa hẹn, nhưng ông tự hỏi là một nước cực nhỏ như Papua New Guinea làm sao có thể tiệp nhận được số khách không mời lên đến 1.000 người mỗi tuần.
Đảng Xanh thuộc cánh tả thì lên án một chính sách bị họ cho là « tàn nhẫn và ghê tởm », nhất là khi Papua New Guinea - nước sẽ chứa chấp các thuyền nhân bị Úc xua đuổi – lại nổi tiếng với tình trạng vô luật pháp triền miên và tệ nạn bạo lực, đặc biệt nhắm vào phụ nữ, cũng như tình trạng nghèo đói, thiếu nhà ở và tỉ lệ sốt rét cao.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng hôm nay là « Ngày mà nước Úc quyết định quay lưng lại với những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, khóa cửa lại và vứt chìa khóa đi. »
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét