Phạm Đình Trọng
Ông Đỗ Hữu Ca, GĐ Công an Hải Phòng, đứng thứ hai từ bên phải, được phong hàm cấp tướng ngày 13/7/2013.
Đi ô sin khắp năm châu bốn biển
Nhưng ra đường là gặp tướng
Ra đường là gặp Dân oan
Đây là khổ thơ hay nhất trong bài thơ thời sự Caca lên tướng của nhà báo Lê Phú Khải, nhà báo một thời dọc ngang khắp đất nước, tay cầm bút viết báo mà hồn vương vấn văn chương.
Hay vì chỉ bốn dòng thơ ngắn, hai mươi tám từ bình dị đã khái quát được khá chính xác hiện tình đất nước, khái quát được khá chính xác hai thực tế nhức nhối nhất của đất nước hôm nay: Đất nước nghèo xơ xác và con người thì bị phân hóa đến tận cùng hai thái cực. Quan lại vô tư phong tặng nhau đủ thứ quyền cao chức trọng, tạo cho nhau vị trí, điều kiện vơ vét của công, áp bức, bòn rút của Dân. Quan ban phát cho nhau chức tước, bổng lộc, dung túng cho nhau áp bức, bòn rút Dân nên người Dân về đời sống tinh thần chỉ có chồng chất nỗi oan khiên còn về đời sống vật chất chỉ có sự đói khổ, cơ cực, phải lang bạt khắp cùng trời cuối đất lần hồi kiếm sống.
Hiện thực đau buồn của đất nước ở cái nhìn thấy, ở chiều rộng không gian:
Đất nước nghèo như cọng cỏ, cọng rơm
Đi ô sin khắp năm châu bốn biển!
Hiện thực đau buồn của đất nước ở ngay bản chất của Nhà nước, ở tận chiều sâu văn hóa, tinh thần:
Nhưng ra đường là gặp tướng
Ra đường là gặp Dân oan!
Những người còn chút lòng với Nước với Dân, đọc những câu thơ này, ai cũng phải nước mắt ứa và mặt phải cúi gục xuống vì đau, vì tủi.
Đất nước gấm vóc “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Đất nước của những con người gắn bó máu thịt với làng xóm quê hương đã sáng tạo ra những câu ca dao lấp lánh như kim cương, óng ả như dải lụa đào vắt trong thời gian để gửi gắm lòng tự hào và tình yêu đất nước. Đất nước của những khí phách “mang gươm đi mở cõi” đã dựng nên một giang sơn mơ ước rừng vàng biển bạc, đã viết nên những trang sử oai hùng Bạch Đẳng, Đống Đa... Mà bây giờ đến nông nỗi này sao?
Để người Dân quên đi thực tế đau buồn đất nước tan hoang, Nhân Dân lầm than do quan tham tàn phá, do quan dốt nhắm mắt làm liều, nhà cầm quyền đã bày ra đủ các trò mua vui dễ dãi suốt tháng này qua năm khác. Trong đời sống hàng ngày là lạm phát các lễ hội, các festival. Trên truyền hình là đủ các trò chơi có thưởng. Các cuộc thi giọng hát vàng, giọng hát xanh. Thi người đẹp đủ các cấp độ: Người đẹp du lịch. Nữ hoàng biển. Người đẹp các dân tộc. Người đẹp học đường. Người đẹp quí bà... Các trò thi quay cuồng của những Bước nhảy. Các trò thi uốn éo của những Cặp đôi... Rồi những chương trình truyền hình trực tiếp mang nhũng anh hùng, những nhân chứng của một thời lịch sử ra cho Dân chiêm ngưỡng, mang vàng son của một thời chiến trận ra cho Dân nhấm nháp. Dân liên tục bị uống thuốc an thần và thuốc ngủ liều cao như vậy thì những câu thơ Đất nước nghèo như cọng cỏ, cọng rơm / Đi ô sin khắp năm châu bốn biển đã đánh thức người Dân, đưa người Dân trở về thực tế cay đắng để người Dân biết phải làm gì.
LÊ PHÚ KHẢI - CACA LÊN TƯỚNG
Thêm một đại Ca lên tướngThêm một cô gái đứng đường
Thêm một bà già mất đất
Thêm một em vé số lang thang
Thêm một ông lên tướng
Thêm một thằng ăn cướp đeo lon
Thêm một phiên tòa ô nhục
Thêm một lời tuyên chiến với nhân dân!
Đất nước nghèo như cọng cỏ, cọng rơm
Đi ô-sin khắp năm châu bốn biển
Nhưng… ra đường là gặp tướng
Ra đường là gặp dân oan!
Ôi! Đất nước của vua Hùng, đất nước bốn ngàn năm
Đến bao giờ “Tổ quốc ăn năn” ?*
TP HCM 7/2013
Copy từ: Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét