CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Một đề xuất ngu xuẩn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tước đi quyền làm mẹ của phụ nữ

 
Đề nghị bắt buộc khám sức khỏe trước khi kết hôn và phụ nữ mang thai không được quá 33 tuổi.
Mới đây, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP HCM vừa đề xuất với UBND thành phố về việc tất cả đôi lứa trước khi làm thủ tục đăng ký kết hôn buộc phải khám sức khỏe cả vợ lẫn chồng nhằm tránh những bệnh có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc về sau.
Ngoài đề xuất đó, Chi cục còn đề nghị quy định về độ tuổi của phụ nữ mang thai không được quá 33. Người hiếm muộn phải thụ tinh nhân tạo cũng chỉ mang số lượng thai tối đa là 2. 
Tuy chỉ mới là ý kiến đề xuất nhưng đã nhận được rất nhiều quan tâm của dư luận, cư dân mạng liên tiếp phản ứng trước quyết định này.
Cộng đồng mạng hiện đang có hai luồng ý kiến khác nhau. Một bên cho đề xuất này khiến nhiều người khó xử, đặc biệt là các cặp đôi.

Chị Minh Nguyên (nhân viên Marketing) cho biết: "Tôi ủng hộ việc khám sức khỏe nhưng về qui định độ tuổi mang thai là bất hợp lý. Nếu qui định tuổi mang thai của phụ nữ không được quá 30 tuổi là quá vô lí vì nhiều người 40 tuổi mới có chồng thì sao? Chẳng lẽ những người này không được sinh con. Đâu phải ai muốn lấy chồng sớm cũng được. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Đặt giới hạn tuổi sinh đẻ là đeo thêm gông và áp lực cho phụ nữ. Khuyến khích thì được. Khuyến khích thì cần kèm theo ưu đãi, chế độ."

"Kết hôn và sinh đẻ là 2 vấn đề khác nhau. Kết hôn không có nghĩa là sẽ đẻ. Đẻ cũng chả cần kết hôn. Có anh ý kiến là ai sức khỏe kém không cho kết hôn, nghe cứ như đang ở trong trại gà giống. Giấy khám sức khỏe không phải là giấy chứng nhận sẽ đẻ được hay không. Ối người sức khỏe tốt vẫn không đẻ được, ở Tây cũng thế. Ý nghĩa của hôn nhân chỉ là để đẻ thôi à? Vậy mấy người khó sinh chỉ có nước kéo nhau ra hoang đảo cho khỏi phí thời gian của những người có sức khỏe tốt", nickname Ken bức xúc.
Nhiều ý kiến lên tiếng ủng hộ nhận xét của bạn Ken: "Nên có quy định cụ thể về sức khỏe như thế nào thì không được kết hôn, thiết nghĩ chỉ nên chú trọng vào các bệnh để lại di chứng sau này còn lại thì nên linh động. Nếu không cụ thể thì sẽ dẫn đến bất công cho nhiều người tàn tật hoặc mắc 1 số bệnh thông thường, như vậy là vi phạm nhân quyền."


Đề xuất nhận được nhiều ý kiến trái chiều
Vì đây là vấn đề sát thực đến đời sống nên nhận được rất nhiều quan tâm của dư luận. Một luồng ý kiến khác lên tiếng ủng hộ đề xuất này, cho rằng đây là một điều luật cần thiết:


Nhiều ý kiến được đưa ra
"Ở các nước tiên tiến, người ta đã làm thế rồi. Rất hay, rất nên và cũng rất nhân văn! Nếu tình yêu đủ lớn, ngay cả biết bạn đời tương lai của mình có vấn đề về sức khỏe mà vẫn quyết tâm đến được với nhau thì tình yêu đó sẽ càng vững bền hơn nữa. Đằng nào cũng có bệnh, biết được sớm thì sớm được chữa, mà biết là không chữa được thì sẽ có quyết định rõ ràng ngay từ đầu, tránh trách móc nhau sau này! Rất nhân văn, ủng hộ tuyệt đối.", bạn Trần Thương nhận xét.
"Có định hướng tốt nhưng vẫn còn cái bất cập là thế này, nhỡ 1 trong 2 người nam nữ ko đủ điều kiện sức khoẻ như quy định thì ko cho họ cưới nhau à?  Thứ 2: Thực tế mà nói là khi 2 người nam nữ quyết định đến với nhau thì họ cũng chẳng còn có gì để mà phải che giấu cả đó là chưa tính đến chuyện đa phần người trưởng thành hay giới trẻ bây giờ đều ăn cơm trước kẻng.", ý kiến của bạn nickname Triệu Long.
Đến thời điểm bây giờ, chưa thể kết luận về tính khả thi về điều luật mới vì nó chỉ mới là đề xuất.

Theo Trung Thành (Mốt & Cuộc sống)

Copy từ: Người Đưa Tin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét