Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-07-15
2013-07-15
Giới chủ than thở
Trong lúc kinh tế Việt Nam đang trên đà xuống dốc, hàng loạt doanh nghiệp phá sản và nợ ngân hàng rơi vào khủng hoảng đen. Nhiều doanh nhân Sài Gòn thừa nhận rằng với đà này, đồng lương của người lao động sẽ bị bóp nhỏ lại và rất có thể, với tình hình mọi khoảng tiền thuế, dịch vụ sản xuất cũng như chung chi ngày càng tăng, nguy cơ họ phải sa thải lao động hoặc trở thành giai cấp bóc lột mới là rất có thể.
Ông Cương, chủ một doanh nghiệp làm bánh tráng xuất khẩu với hơn một trăm lao động ở Củ Chi, Sài Gòn than thở với chúng tôi rằng hơn một năm nay, mọi thứ vật gía cứ thi nhau leo thang, từ củi, dầu, than cho đến lương thực, xăng cộ và điện, đó là chưa nói tiền thuế cũng nâng cao gấp rưỡi lần, dường như chi phí cho cơ sở sản xuất của ông đã tăng gấp ba lần. Nhưng sản phẩm của ông bán ra thị trường chỉ nhích hơn chưa đầy 20% giá trước đây. Doanh nghiệp của ông chỉ biết trông chờ vào thị trường địa ốc, trông chờ vào mấy chục lô đất.
Nhưng rồi những lô đất của gia đình ông cũng dần dần rớt giá, ông chỉ còn biết sản xuất cầm cự qua ngày, đợi tình hình khả quan hơn rồi tính tiếp. Nhưng để duy trì và trông chờ như thế, ông Cương không còn cách nào ngoài việc giữ nguyên mức lương nhưng giảm ngày công lao động và tăng giờ làm việc hoặc giảm bớt người làm nhưng lại tăng giờ làm việc.
Đồng cảm với ông Cương, một chủ doanh nghiệp may với hơn hai ngàn công nhân ở khu công nghiệp Tân Bình, Sài Gòn, tên là Phúc, chia sẻ với chúng tôi rằng thời giá bây giờ lên quá cao, đời sống chật vật, nhưng giới chủ chỉ biết im lặng mà cố gắng vượt qua nguy cơ phá sản chứ chẳng chia sẻ được gì với công nhân của mình. Mối bận tâm của ông Phúc hiện nay là không biết ông sẽ duy trì được công ty của ông đến bao lâu nữa vì đối tác nước ngoài đã ngưng nhập hàng gần hai tháng nay, ông đang phải trả lương bằng khoản tiền tích lũy được sau mấy năm sản xuất. Chỉ cần đình trệ xuất hàng trong vòng hai tháng nữa, công ty của ông Phúc buộc phải tuyên bố phá sản. Hiện nay, ông chỉ trả lương cho công nhân, mọi khoản thưởng và tăng ca đều phải cắt. Chính vì thế, công nhân sẽ rất khó khăn, chật vật.
Công nhân và giới chủ cùng gắng gượng chịu đựng Với giới chủ, việc đình trệ lưu thông hàng hóa, sản phẩm chỉ cần diễn ra trong một vài tháng thì vấn đề giải quyết tiền lương cho người lao động sẽ trở thành gánh nặng và nguy cơ. Còn với giới lao động, họ không hiểu nhiều về vấn đề kinh tế vĩ mô, họ chỉ cảm nhận nền kinh tế thông qua những đồng lương và bữa ăn trong gia đình, thông qua lít xăng đổ cho xe máy để đi làm.
Nhưng, đồng lương của anh chị thì không tăng, tiền tăng ca cũng không có vì công ty không xuất được hàng, chỉ làm đúng ngày công lao động. Với mức lương ba triệu đồng một tháng, hai vợ chồng cộng lại được gần sáu triệu đồng sau khi khấu trừ mọi khoản tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và quĩ công đoàn. Cầm đồng lương trên tay, chẳng biết mua thứ gì, nhịn thứ gì.
Anh Tuấn, cùng làm chung hãng may với anh Khuyên, nhưng làm trong bộ phận quản lý của công ty, giải thích với chúng tôi thêm về tình hình hiện tại rằng thật ra, giới chủ nào hoạt động kinh doanh cũng đều nghĩ đến lợi nhuận, nó là kim chỉ nam, động lực để họ làm việc, kinh doanh, hoạt động. Nhưng điều đó không có nghĩa là giới chủ không quan tâm đến đời sống công nhân. Nghiệt nỗi, trong tình hình hiện tại, môi trường kinh doanh ở Việt Nam có lắm vấn đề nhạy cảm, trong đó, vấn đề cổ phần ma, cổ phần không hề có đầu tư của nhiều quan chức cấp cao cũng đã ngốn đi một khoản ngân quĩ rất lớn của doanh nghiệp, đó là chưa muốn nhắc đến các tổ chức, đoàn thể như Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên, Hội Nông Dân… thỉnh thoảng ghé đến xin tiền theo kiểu kêu gọi ủng hộ các chương trình từ thiện, văn nghệ…
Nhà doanh nghiệp này cho biết thêm là trừ những công ty nhỏ lẻ ra, hầu như toàn bộ các tập đoàn kinh tế tư nhân, lớn nhỏ gì cũng đều gánh từ mười cho đến vài chục cổ phần ma bởi trong quá trình thương lượng, thuê đất để thành lập công ty, họ bị buộc thế, nếu không xây dựng những cổ phần ma cho giới quan chức các cấp, sẽ khó mà đi vào hoạt động được.
Giá vàng đang xuống thấp, mọi thứ vật giá leo thang, mức lương thấp, vấn đề lưu thông hàng hóa đình trệ. Với người lao động, việc bán vài phân vàng tích lũy để cải thiện đời sống là cả một vấn đề nan giải, với giới chủ, việc tăng lương cho người lao động cũng hết sức khó khăn. Chính vì thế, hiện nay, giới chủ doanh nghiệp luôn bị có cảm giác mình trở thành giai cấp bóc lột mới nhưng chưa tìm được lối thoát cho vấn đề này.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Trong lúc kinh tế Việt Nam đang trên đà xuống dốc, hàng loạt doanh nghiệp phá sản và nợ ngân hàng rơi vào khủng hoảng đen. Nhiều doanh nhân Sài Gòn thừa nhận rằng với đà này, đồng lương của người lao động sẽ bị bóp nhỏ lại và rất có thể, với tình hình mọi khoảng tiền thuế, dịch vụ sản xuất cũng như chung chi ngày càng tăng, nguy cơ họ phải sa thải lao động hoặc trở thành giai cấp bóc lột mới là rất có thể.
Ông Cương, chủ một doanh nghiệp làm bánh tráng xuất khẩu với hơn một trăm lao động ở Củ Chi, Sài Gòn than thở với chúng tôi rằng hơn một năm nay, mọi thứ vật gía cứ thi nhau leo thang, từ củi, dầu, than cho đến lương thực, xăng cộ và điện, đó là chưa nói tiền thuế cũng nâng cao gấp rưỡi lần, dường như chi phí cho cơ sở sản xuất của ông đã tăng gấp ba lần. Nhưng sản phẩm của ông bán ra thị trường chỉ nhích hơn chưa đầy 20% giá trước đây. Doanh nghiệp của ông chỉ biết trông chờ vào thị trường địa ốc, trông chờ vào mấy chục lô đất.
Nhưng rồi những lô đất của gia đình ông cũng dần dần rớt giá, ông chỉ còn biết sản xuất cầm cự qua ngày, đợi tình hình khả quan hơn rồi tính tiếp. Nhưng để duy trì và trông chờ như thế, ông Cương không còn cách nào ngoài việc giữ nguyên mức lương nhưng giảm ngày công lao động và tăng giờ làm việc hoặc giảm bớt người làm nhưng lại tăng giờ làm việc.
Khi nhận những người lao động này vào làm việc trở lại, ông cũng gặp rất nhiều trở ngại trong vấn đề trả lương nhưng ông không thể từ chối được...Ông Cương bộc bạch rằng đôi khi ông thấy giới chủ bây giờ đã rơi vào tình thế bóc lột người lao động một cách thụ động mà không thể thoát ra đượcÔng Cương cho biết, ban đầu, ông làm thế, có nhiều người lao động phản đối và bất bình, bỏ việc, nhưng không bao lâu sau đó, họ quay trở lại năn nỉ xin ông cho họ tiếp tục làm việc vì họ không thể tìm được chỗ làm khác. Và khi nhận những người lao động này vào làm việc trở lại, ông cũng gặp rất nhiều trở ngại trong vấn đề trả lương nhưng ông không thể từ chối được vì điều đó làm lương tâm ông khó chịu. Ông Cương bộc bạch rằng đôi khi ông thấy giới chủ bây giờ đã rơi vào tình thế bóc lột người lao động một cách thụ động mà không thể thoát ra được.
Đồng cảm với ông Cương, một chủ doanh nghiệp may với hơn hai ngàn công nhân ở khu công nghiệp Tân Bình, Sài Gòn, tên là Phúc, chia sẻ với chúng tôi rằng thời giá bây giờ lên quá cao, đời sống chật vật, nhưng giới chủ chỉ biết im lặng mà cố gắng vượt qua nguy cơ phá sản chứ chẳng chia sẻ được gì với công nhân của mình. Mối bận tâm của ông Phúc hiện nay là không biết ông sẽ duy trì được công ty của ông đến bao lâu nữa vì đối tác nước ngoài đã ngưng nhập hàng gần hai tháng nay, ông đang phải trả lương bằng khoản tiền tích lũy được sau mấy năm sản xuất. Chỉ cần đình trệ xuất hàng trong vòng hai tháng nữa, công ty của ông Phúc buộc phải tuyên bố phá sản. Hiện nay, ông chỉ trả lương cho công nhân, mọi khoản thưởng và tăng ca đều phải cắt. Chính vì thế, công nhân sẽ rất khó khăn, chật vật.
Công nhân và giới chủ cùng gắng gượng chịu đựng Với giới chủ, việc đình trệ lưu thông hàng hóa, sản phẩm chỉ cần diễn ra trong một vài tháng thì vấn đề giải quyết tiền lương cho người lao động sẽ trở thành gánh nặng và nguy cơ. Còn với giới lao động, họ không hiểu nhiều về vấn đề kinh tế vĩ mô, họ chỉ cảm nhận nền kinh tế thông qua những đồng lương và bữa ăn trong gia đình, thông qua lít xăng đổ cho xe máy để đi làm.
Đồng lương của anh chị thì không tăng, tiền tăng ca cũng không... Với mức lương ba triệu đồng một tháng, hai vợ chồng cộng lại được gần sáu triệu đồng sau khi khấu trừ mọi khoản tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và quĩ công đoàn. Cầm đồng lương trên tay, chẳng biết mua thứ gì, nhịn thứ gìAnh Khuyên, công nhân may ở khu công nghiệp Tân Bình, Sài Gòn, than thở với chúng tôi rằng chừng một năm trở lại đây, đời sống gia đình anh vô cùng ngột ngạt và khó chịu bởi mọi thứ giá cả đều tăng, bữa ăn bị nhín nhịn, eo hẹp, quần áo cho con cái cũng không dám sắm và chuyện đi uống một ly cà phê buổi sáng đã trở nên xa xỉ với anh. Vợ anh thường than thở tiền lương không đủ sống, tiền thuê phòng trọ thì mở mắt đã thấy tới tháng, tiền điện, tiền nước cũng tăng, chỉ cần dắt xe ra khỏi nhà là đã thấy tốn vài chục ngàn đồng để đổ xăng.
Anh Khuyên, công nhân
Nhưng, đồng lương của anh chị thì không tăng, tiền tăng ca cũng không có vì công ty không xuất được hàng, chỉ làm đúng ngày công lao động. Với mức lương ba triệu đồng một tháng, hai vợ chồng cộng lại được gần sáu triệu đồng sau khi khấu trừ mọi khoản tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và quĩ công đoàn. Cầm đồng lương trên tay, chẳng biết mua thứ gì, nhịn thứ gì.
Anh Tuấn, cùng làm chung hãng may với anh Khuyên, nhưng làm trong bộ phận quản lý của công ty, giải thích với chúng tôi thêm về tình hình hiện tại rằng thật ra, giới chủ nào hoạt động kinh doanh cũng đều nghĩ đến lợi nhuận, nó là kim chỉ nam, động lực để họ làm việc, kinh doanh, hoạt động. Nhưng điều đó không có nghĩa là giới chủ không quan tâm đến đời sống công nhân. Nghiệt nỗi, trong tình hình hiện tại, môi trường kinh doanh ở Việt Nam có lắm vấn đề nhạy cảm, trong đó, vấn đề cổ phần ma, cổ phần không hề có đầu tư của nhiều quan chức cấp cao cũng đã ngốn đi một khoản ngân quĩ rất lớn của doanh nghiệp, đó là chưa muốn nhắc đến các tổ chức, đoàn thể như Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên, Hội Nông Dân… thỉnh thoảng ghé đến xin tiền theo kiểu kêu gọi ủng hộ các chương trình từ thiện, văn nghệ…
Ông thật sự đau đầu vì những cổ phần ma trong công ty ông, số lượng cổ phần ma của công ty ông lên đến mười sáu cổ phần, trong đó có mười cổ phần loại nhỏ cho các quan chức cấp phường, quận, thành phố và sáu cổ phần khủng dành cho các quan chức cao cấpMột ông chủ hãng giày da trong khu công nghiệp Tân Bình, có số lượng công nhân trên sáu ngàn người, than thở với chúng tôi là ông thật sự đau đầu vì những cổ phần ma trong công ty ông, số lượng cổ phần ma của công ty ông lên đến mười sáu cổ phần, trong đó có mười cổ phần loại nhỏ cho các quan chức cấp phường, quận, thành phố và sáu cổ phần khủng dành cho các quan chức cao cấp. Ông chỉ nói là quan chức cao cấp nhưng không nói quan chức này ở cấp nào. Ông nói thêm là nếu như không gánh mười sáu cổ phần này, công ty ông sẽ đỡ được khoản tiền tương đương với nửa tháng lương cho sáu ngàn công nhân mỗi tháng. Nhưng không có cách nào dứt khỏi những cổ phần này.
Một ông chủ hãng giày
Nhà doanh nghiệp này cho biết thêm là trừ những công ty nhỏ lẻ ra, hầu như toàn bộ các tập đoàn kinh tế tư nhân, lớn nhỏ gì cũng đều gánh từ mười cho đến vài chục cổ phần ma bởi trong quá trình thương lượng, thuê đất để thành lập công ty, họ bị buộc thế, nếu không xây dựng những cổ phần ma cho giới quan chức các cấp, sẽ khó mà đi vào hoạt động được.
Giá vàng đang xuống thấp, mọi thứ vật giá leo thang, mức lương thấp, vấn đề lưu thông hàng hóa đình trệ. Với người lao động, việc bán vài phân vàng tích lũy để cải thiện đời sống là cả một vấn đề nan giải, với giới chủ, việc tăng lương cho người lao động cũng hết sức khó khăn. Chính vì thế, hiện nay, giới chủ doanh nghiệp luôn bị có cảm giác mình trở thành giai cấp bóc lột mới nhưng chưa tìm được lối thoát cho vấn đề này.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Copy từ: RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét