CPJ báo động về vụ Hà Nội bắt giữ blogger thứ hai trong một tháng
Blogger Phạm Viết Đào (DR)
Bản thông báo của CPJ, trích lời Giám đốc Điều hành của Ủy ban
Bảo vệ Nhà báo Joel Simon nêu bật : “Việc bắt giữ một blogger thứ hai
trong vòng một tháng cho thấy chiến dịch đàn áp bất đồng chính kiến tăng
cường độ tại Việt Nam… Trong bối cảnh Internet là một cánh cửa mở cho
bất đồng chính kiến ở Việt Nam, không gian hạn hẹp này lại đang nhanh
chóng bị khép lại”.
Trích dẫn các thông tin báo chí, Ủy ban CPJ nhắc lại rằng ông Phạm Viết Đào đã viết blog phê phán quan chức và chính sách của chính phủ. Ông còn viết về các vấn đề chính trị nhạy cảm như tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Ông đã bị cáo buộc vi phạm điều 258 của bộ luật Hình sự Việt Nam quy định tội “lợi dụng tự do dân chủ”. Nếu bị kết tội, ông Đào có thể bị đến bảy năm tù.
CPJ nhắc lại rằng, trong năm qua, Việt Nam đã tăng cường kiểm soát các phương tiện truyền thông cũ và mới, thông qua một chiến dịch kiểm duyệt, giám sát, và bỏ tù. Nghiên cứu của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho thấy rằng trong nhiều năm qua, năm nào Việt Nam cũng đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch đàn áp nhắm vào nhà báo có quan điểm phê phán, chú mục vào những người làm việc trực tuyến. Trong năm 2012, trừ một người, còn tất cả các nhà báo bị cầm tù đều là người viết blog hay cho đăng bài trên các trang mạng.
Trích dẫn các thông tin báo chí, Ủy ban CPJ nhắc lại rằng ông Phạm Viết Đào đã viết blog phê phán quan chức và chính sách của chính phủ. Ông còn viết về các vấn đề chính trị nhạy cảm như tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Ông đã bị cáo buộc vi phạm điều 258 của bộ luật Hình sự Việt Nam quy định tội “lợi dụng tự do dân chủ”. Nếu bị kết tội, ông Đào có thể bị đến bảy năm tù.
CPJ nhắc lại rằng, trong năm qua, Việt Nam đã tăng cường kiểm soát các phương tiện truyền thông cũ và mới, thông qua một chiến dịch kiểm duyệt, giám sát, và bỏ tù. Nghiên cứu của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho thấy rằng trong nhiều năm qua, năm nào Việt Nam cũng đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch đàn áp nhắm vào nhà báo có quan điểm phê phán, chú mục vào những người làm việc trực tuyến. Trong năm 2012, trừ một người, còn tất cả các nhà báo bị cầm tù đều là người viết blog hay cho đăng bài trên các trang mạng.
Copy từ: RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét