11-06-2013
Nói một cách bình dân thì tín nhiệm là tin.
Bàn về niềm tin thì chỉ có hai khía cạnh là tin hoặc không tin. Khi chưa đủ cơ sở để tin hoặc xác quyết là không đáng tin thì người ta “bán tín, bán nghi”.
Xét cho cùng, chuyện “lấy phiếu tín nhiệm” của đại biểu Quốc hội đối với lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ cũng không thể nằm ngoài quy luật này.
Sự khác biệt, nếu có, chỉ là cách gọi.
“Tín nhiệm cao” có nghĩa là “tin”. “Tín nhiệm” là “bán tín, bán nghi” và kế đó, “Tín nhiệm thấp” có nghĩa là “không tin chút nào”.
Đã là lãnh đạo Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Chính phủ mà tỷ lệ “tín nhiệm” = “bán tín, bán nghi” và tỷ lệ “tín nhiệm thấp” = “không tin chút nào” cao quá thì còn để đó làm gì?
“Lấy phiếu tín nhiệm” có giúp gầy dựng lại được niềm tin trong nhân dân hay không là ở chỗ đó đó.
Cũng phải nói thêm là thông thường, nếu có tập thể nào đó, trong một dịp nào đó phải bày tỏ niềm tin mà đa số không bảo họ không tin, cũng chẳng khẳng định họ vững tin, chỉ “bán tín, bán nghi”.
Và “bán tín, bán nghi” chiếm tỷ lệ áp đảo thì rõ ràng là có rất nhiều thứ phải bàn.
Copy từ: Đồng Phụng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét