Không double click mọi thứ. Double click(nhấp
hai lần nút chuột)là cách thường dùng để mở các mục trong Windows. Tuy
nhiên nó không phải là cách sử dụng để mở các liên kết trong các
website. Việcdouble clicktheo phản xạ, có thể khiến bạn vô tình băng qua một thứ gì đó quan trọng hoặc gửi đi một form nào đó hai lần.
Sử dụng dấu gạch chéo (/) và gạch chéo ngược (\) trong các tình huống thích hợp.
Các dấu ngạch chéo ngược thường được sử dụng cho các đường dẫn (path)
file của Windows (C:\Program Files\...) còn các dấu gạch chéo được sử
dụng cho các địa chỉ Internet.
Ghi lại các thông báo lỗi.
Khi máy điện toán bị trục trặc, nó sẽ thường cố gắng thông báo cho bạn
tại sao lại bị như vậy. Mặc dù thông báo hiển thị thường là một chuỗi số
hoặc ký tự mà bạn không hiểu nhưng hãy ghi lại thông báo đó ra chỗ nào
đó (hoặc chụp ảnh màn hình nếu có thể) sau đó bạn có thể tìm kiếm thông
báo lỗi đó trên Google hay chuyển nó đến những người có thể hỗ trợ kỹ
thuật cho mình. Nếu máy không cung cấp thông báo lỗi, có thể vào Action
Center (trong Control Panel) và xem có thông báo lỗi nào nằm trong 'View
archived messages' hoặc 'View problems to report' hay không.
Khôi phục các file đã xóa.
Nếu vô tình xóa đi một dữ liệu quan trọng nào, hãy sử dụng các tiện ích
khôi phục giống như Recuva chẳng hạn, các tiện ích như vậy có thể giúp
bạn tìm ra các file này miễn là bạn chưa ghi đè các file khác lên.
Xóa toàn bộ ổ cứng trước khi vứt bỏ. Vì
máy không tống khứ ngay lập tức các file mà bạn đã xóa, do đó không thể
chỉ format lại ổ cứng trước khi tái sử dụng hoặc bán đi máy cũ của mình
và nghĩ rằng nó đã an toàn. Ai đó hoàn toàn có thể sử dụng một ứng dụng
khôi phục dữ liệu (data recovery) để lấy lại các dữ liệu nhạy cảm của
bạn.
Không tin các ứng dụng cleaning.
Các ứng dụng tung ra các tuyên bố mơ hồ về việc cải thiện hiệu suất máy
cũng như làm sạch các thứ lộn xộn (như Registry cleaner) sẽ có hại
nhiều hơn là tốt. Để clean up hệ thống, bạn chỉ cần chạy Disk Cleanup
(chọn Start Menu, All programs, Accessories, System Tools); đây là tiện
ích đi kèm với mọi cài đặt Windows và nó sẽ không làm lộn xộn máy điện
toán của bạn.
Xóa cài đặt các ứng dụng cũ. Nếu
thường xuyên download và cài dặt các ứng dụng mới từ Internet, bạn nên
có một thói quen “tỉa cây” cho bộ sưu tập các ứng dụng cài đặt của mình.
Để thực hiện điều này, hãy mở Programs and Features control panel, tìm
trong danh sách các ứng dụng đã cài đặt và Uninstall các chương trình
nào đó mà bạn không còn muốn sử dụng chúng nữa. Càng ít thứ linh tinh
cài đặt trên máy, máy của bạn sẽ càng hoạt động tốt hơn.
Đừng để đổ nước làm hỏng laptop. Bị
đổ nước vào máy điện toán hết sức nguy hiểm, tuy nhiên bạn có thể tránh
tình trạng mất dữ liệu và cháy bo mạch chủ bằng cách rút dây nguồn và
tháo pin ra ngay tức khắc. Tiếp đến, rút bất cứ thứ gì kết nối với máy
(cáp mạng, USB) và tháo bất cứ thành phần nào có thể tháo rời. Nghiêng
máy để chất lỏng chảy ra theo hướng nó đổ vào máy và cần phải làm hết
sức cẩn thận. Đến lúc này, trừ khi bạn có khả năng tháo máy ra và làm
sạch bằng các bộ làm sạch linh kiện điện tử, bằng không hãy mang máy đến
người có chuyên môn.
Làm sao chống Spam?
Spam
giống như một loại bệnh dịch thời hiện đại. May mắn thay, nó chỉ dừng
lại ở chỗ gây khó chịu thôi. Có một vài cách đơn giản có thể giúp giảm
thiểu sự quấy phá của spam.
Bảo vệ địa chỉ email của mình. Một
điều cần phải nhớ là spammer có các nhu liệu thường xuyên tìm kiếm ở
các forum và những trang công cộng khác để thu thập địa chỉ email mọi
người đã đăng tải. Do vậy không nên đăng địa chỉ email của mình lên bất
kỳ nơi nào nhiều người có thể thấy.
Cũng
nên chắc chắn một điều rằng những người biết địa chỉ email của bạn
không ghi danh bạn vào bất kỳ đề nghị đáng ngờ nào. Ví dụ, một người quý
mến bạn muốn ghi danh cho bạn tham dự chương trình trúng thưởng nào đó.
Cẩn thận với Phishing. Rất
nhiều trang web bất chính đóng giả là trang đáng tin cậy với mục đích
lừa người dùng cung cấp thông tin quan trọng. Điều này được gọi là
phishing.
Do
vậy, không đăng nhập vào bất kỳ lời đề nghị nào có yêu cầu nhập địa chỉ
email, trừ phi bạn tin tưởng trang web đó. Bạn có thể kiểm tra thông
tin về website đó bằng cách sử dụng add-on miễn phí trên trình duyệt như
Web of Trust (WOT). Trong trường hợp trang này không được đánh giá bằng
màu xanh, đừng nên cung cấp bất kỳ thông tin nào.
Nên làm gì với Spam? Tốt nhất là thấy email lạ nên xóa mà không mở.
Trong
trường hợp không chắc chắn rằng email mình nhận được có phải spam hay
không, bạn sẽ phải mở nó ra. Trước khi thực hiện điều này, bạn nên kiểm
tra lại xem nhu liệu mình đang sử dụng để mở email đã được cấu hình để
không hiển thị những bức ảnh bên trong hay chưa.
Lý
do thực hiện việc này rất quan trọng bởi nếu bức ảnh trong email được
download từ trang web nào đó thì spammer biết chắc rằng email của chúng
đã đến đích. Quan trọng hơn, chúng biết được rằng địa chỉ email của bạn
là địa chỉ thật đang hoạt động.
Cũng
không nên click vào bất kỳ đường link hay bức ảnh nào trong spam email.
Rất nhiều đường link hay bức ảnh đều có chứa mã ở trong đó để thông báo
cho spammer rằng email đã được mở. Ngay cả khi click vào địa chỉ URL
của website cũng có tác dụng tương tự.
Sử
dụng nhiều địa chỉ email. Sử dụng một địa chỉ để giao tiếp với bạn bè
và những người mình tin cậy. Địa chỉ còn lại là để tương tác với những
trang web không tin tưởng cho lắm nhưng bạn vẫn cần phải vào làm việc.
Lợi ích của việc này là chỉ địa chỉ email thứ 2 nhận được spam. Nếu spam
trở nên trầm trọng ở địa chỉ thứ 2, người dùng có thể xóa tài khoản này
đi và sử dụng tài khoản mới.
Copy từ: bỜM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét