CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Các lãnh đạo Việt Nam đều « sống sót » qua cửa bỏ phiếu tín nhiệm

Quốc hội Việt Nam
Quốc hội Việt Nam
Reuters

Anh Vũ
Ngày 11/6/2013, Quốc hội Việt Nam đã công bố kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo cao nhất của cơ quan hành pháp và lập pháp. Tất cả 47 lãnh đạo được đưa ra đánh giá đều « thóat hiểm » qua vòng bỏ phiếu tín nhiệm trong bối cảnh đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tham nhũng tràn lan.

Báo chí chính thức ca ngợi đây là là một việc làm « lịch sử ». Giới quan sát nhận thấy không bất ngờ về kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu ở Quốc hội.
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đánh giá trên ba mức độ : « tín nhiệm cao », « tín nhiệm » và « tín nhiệm thấp ». Các chức danh như chủ tịch và phó chủ tịch nước, chủ tịch và phó chủ tịch Quốc hội đều được nhiều phiếu « tín nhiệm cao ». Dư luận chú ý nhiều vào thủ tướng chính phủ và các thành viên của chính phủ, những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý kinh tế xã hội của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đạt được 68% phiếu « tín nhiệm cao » và « tín nhiệm », 32% phiếu « tính nhiệm thấp ». Những lãnh đạo ngành như thống đốc Ngân hàng, bộ trưởng Giáo dục, Y tế hay Giao thông vận tải đều có số « phiếu tín nhiệm thấp » cao.
Quyết định bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo được Quốc hội thông qua từ kỳ họp tháng 11/2012, được thực hiện trong kỳ họp này lần đầu sau khi đã được cơ quan lãnh đạo đảng chỉ đạo đồng ý.
Trên nguyên tắc, những người có quá nửa số đại biểu đánh giá "tín nhiệm thấp" được khuyến cáo nên xin từ chức. Người có trên 2/3 đại biểu đánh giá « tín nhiệm thấp » thì Quốc hội có thể bỏ phiếu để bãi chức ngay. Nhưng trong lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên này, tất cả 47 chức danh lãnh đạo đều « thoát hiểm » không đạt tỷ lệ quá bán để có thể phải chịu những hình thức kỷ luật nào đó.
Giới quan sát chính trị tại Việt Nam đều tỏ ra không bất ngờ với kết quả của cuộc bỏ phiếu bởi đều biết rằng 90% các đại biểu Quốc hội là đảng viên và cơ quan hành pháp của Việt Nam vẫn luôn là nơi để thông qua các quyết định của đảng Cộng sản.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng là Ban chấp hành Trung ương qua các hội nghị gần đây (Hội nghị Trung ương 6 và 7) đều không muốn kỷ luật ai về trách nhiệm để tình trạng kinh tế đất nước rơi vào khủng hoảng và tham nhũng tràn lan như hiện nay.
Từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhận xét các tiêu chí đặt ra trên tờ phiếu đã cho thấy phần nào kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo Việt Nam lần này :
Tiến sĩ Nguyễn Quang A - Hà Nội
 
11/06/2013
 
 


Copy từ: RFI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét