MỘT LÁI XE THỨC 4 ĐÊM VIẾT BÀI GỬI BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO BỞI CHUYỆN XĂNG TĂNG GIÁ
TĂNG GIÁ XĂNG THÌ NÊN MIỄN NGHĨA VỤ BẢO VỆ BIỂN ĐẢO CHO DÂN ĐƯỢC KHÔNG ?
Chưa bao giờ Ý Đảng với Lòng Dân lại phân chia giới tuyến một cách rõ ràng qua “sự kiện tăng giá xăng” như lúc này.
Chính phủ và Đảng đều biết rằng trong
bối cảnh người dân đã bất mãn tột cùng, lại thêm phải giải quyết vụ ”góp
ý sửa đổi hiến pháp” làm phân hoá một cách sâu sắc giửa một bên là nhóm
đảng viên quý tộc cao cấp vốn bảo thủ, giáo điều, thực ra là bảo vệ cái
”bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” vô cùng to lớn; và một bên là
“một bộ phận không nhỏ”” thoái hoá xuống cấp ”thuộc tầng lớp đảng viên
bình dân, đặc biệt là lớp đảng viên “về hưu”cảm thấy mình bị lợi dụng,
bị phản bội lại lý tưởng phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, nên đã quay
đầu là bờ trở về với chính nghĩa dân tộc,trở về sống và làm việc bên và
trong nhân dân.TW Đảng đã vô cùng bối rối, họ tìm mọi cách để ngăn cản
tiến trình phân hoá” theo qui luật tự nhiên”này. Mọi thủ đoạn đều được
áp dụng bất chấp thiên lý.Họ có thành công hay không?
Mấy ngày qua, đề tài”tăng giá xăng” đã được bà con từ Bắc chí nam, trên sông dưới chợ, trong nhà ngoài phố, mọi giới mọi ngành, trẻ già trai gái bàn luận sôi nổi, lý lẽ phân minh, ý kiến thống nhứt, tập trung phê phán chính phủ; Rằng:
-Trong khi giá dầu trên thế giới hạ, thì chính phủ lại tăng giá xăng ?
-Ngày hôm trước, thủ tướng nói trên VTV không tăng, thì ngày hôm sau Liên bộ Tài Chính-Công Thương lại quyết định ngược lại ?
-Giá xăng ở Campuchia cao hơn VN, tình trạng buôn lậu xăng dầu không kiểm soát được ở biên giới.Lực lượng quản lý thị trường bất lực, thì “đè” nhân dân ra trừng phạt ?
-Xăng tăng, đồng nghĩa giá các mặt hàng thiết yếu tăng, trong khi đồng lương thu nhập lại “không chịu nhúc nhích”, người dân” đã khổ nay càng khổ hơn” ?
-Doanh nghiệp cũng khốn đốn không kém: giá thành sản phẩm, dịch vụ tăng giá tương ứng với giá xăng, Sức mua ngưới dân giảm dẩn đến hàng tồn kho càng nhiều, đồng vốn không xoay được trong khi lãi suất ngân hàng không bao giờ” để yên”; Đình trệ sản xuất, phá sản, thất nghiệp tràn lan là viển ảnh có thể thấy được ?
-Tăng giá xăng trong lúc này là làm thất bại thành quả Chống lạm phát vừa chớm có thành công trong bước đầu của chính phủ ?
-Ở các nước sản xuất dầu như Algieria, Ai cập, Iran, Oman, Tukmenistan, chính phủ đã trợ giá xăng trong nước chỉ còn khoảng từ 4000-8000 đồng tiền VN một lit; đặc biệt các nước: Arap Saudi, Lybia, Venezuaela giá xăng chỉ có từ 1500-3000 đồng tiền VN một lit. Riêng Tukmenistan còn cấp, không thu tiền mỗi hộ gia đình hàng tháng 120 lit xăng?
Cũng là nước sản xuất dầu, tại sao người dân VN không được hưởng một tí tẹo lợi ích nào từ việc sản xuất dầu, ngược lại giá xăng ở VN còn đắt hơn giá xăng ở Mỹ. Mỏ dầu là của thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho toàn thể nhân dân VN, chứ không phải của riêng Đảng và chính phủ; trong quá khứ người dân VN đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức, tiền của, xương máu để bảo vệ mỏ dầu quí báu của Tổ quốc. Nếu như người dân không có được quyền lợi từ việc sản xuất dầu, thì cũng không có nghĩa vụ bảo vệ các mỏ dầu nói riêng bảo vệ biển đảo nói chung ?! Được biết ngành dầu khí đã đóng góp nguồn thu ngân sách quốc gia với tỷ lệ hơn 30% (khoản 33 tỷ USD) hằng năm…
Vì vậy đòi hỏi giá xăng ở VN phải bằng giá xăng ở các nước xung quanh không sản xuất dầu là đòi hỏi phi lý và không công bằng; ngay Malaysia giá xăng cũng chỉ khoảng 12000 đồng tiền VN một lit.Tại sao không so sánh và học tập Malaysia! Thấy gì về cách ứng xử giửa chính phủ các nước sản xuất dầu và chính phủ VN. Điều khác biệt mà tôi thấy được là hầu như không có ngoại lệ, toàn bộ chính phủ của họ chia sớt quyền lợi cho người dân; Phải chăng do vì chính phủ của họ may mắn, không do Đảng cộng sản lãnh đạo, còn VN thì ?
Chưa bao giờ Ý Đảng với Lòng Dân lại phân chia giới tuyến một cách rõ ràng qua “sự kiện tăng giá xăng” như lúc này.
Chính phủ và Đảng đều biết rằng trong bối cảnh người dân đã bất mãn tột cùng, lại thêm phải giải quyết vụ ”góp ý sửa đổi hiến pháp” làm phân hoá một cách sâu sắc giửa một bên là nhóm đảng viên quý tộc cao cấp vốn bảo thủ, giáo điều, thực ra là bảo vệ cái ”bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” vô cùng to lớn; và một bên là “một bộ phận không nhỏ”” thoái hoá xuống cấp ”thuộc tầng lớp đảng viên bình dân, đặc biệt là lớp đảng viên “về hưu”cảm thấy mình bị lợi dụng, bị phản bội lại lý tưởng phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, nên đã quay đầu là bờ trở về với chính nghĩa dân tộc, trở về sống và làm việc bên và trong nhân dân. TW Đảng đã vô cùng bối rối, họ tìm mọi cách để ngăn cản tiến trình phân hoá” theo qui luật tự nhiên”này. Mọi thủ đoạn đều được áp dụng bất chấp thiên lý. Họ có thành công hay không? Hạ hồi phân giải…
Tiếp theo vụ án Đoàn văn Vươn cũng làm cho Đảng và Chính phủ như ngồi trên ổ kiến lửa…
Trong lúc nước sôi lửa bỏng họ vẫn quyết định tăng giá xăng bất chấp sự bất bình quyết liệt của người dân. Các nhà hoạch định chính sách cấp cao, các bộ óc chiến lược ở TW, họ có”luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” không?
Nguy cơ về một cuộc xuống đường bùng phát vì lý do dân sinh là hoàn toàn có thể xảy ra nếu như họ vẫn tiếp tục cho ra những chính sách vô lý chèn ép và hút cạn kiệt sinh lực của người dân?!
Họ không thiểu năng trí tuệ, họ hoàn toàn nhận thức được thực trạng trên nhưng họ vẫn lỳ lợm đưa ra quyết định tăng giá xăng trong thời điểm hiện nay.
Tại sao vậy?
Phải chăng do chính quyền CSVN đã lâm vào thế khánh kiệt! Ngân khố quốc gia đã trống rỗng từ mấy năm nay, chính phủ đã bội chi ngân sách nhiều năm liên tục, Để duy trì hoạt động họ đã vay mượn của quốc tế với bảo chứng là các nguồn tài nguyên của đất nước bao gồm: khoáng sản, dầu mỏ, lúa gạo, cao su, ca phê, tiêu, điều, thuỷ hải sản….”. Xài trước đồng tiền chưa làm ra “đó là tóm tắt của nền tài chính quốc gia dưới sự lãnh đạo” tày trời” của đảng ?
Mặc cho nợ ngập đầu, họ vẩn tiêu xài rất hoang phí, lãnh đạo các địa phương đều cố xây vài công trình hoành tráng mang dấu ấn nhiệm kỳ của mình, hầu hết đều là các công trình tào lao, vô bổ, không phát huy tác dụng như các nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy đường ,thuỷ điện, nhà bảo tàng, đền, đài tưởng niệm, nhà hát…làm tiêu tốn rất nhiều tiền của của nhân dân. Những công trình đáp ứng mong đợi thì lại rất mau xuống cấp, gây lảng phí không nhỏ. Trung ương cũng chẳng tốt lành gì! Các bộ nghành đua nhau đục khoét và chi tiêu vô tội vạ…Sự kiện”kỷ niệm 1000 năm Thăng Long” đã tiêu tốn ngân quĩ hơn 4 tỷ USD…Hậu quả là số nợ công hiện nay ở VN đã lên đến hơn 60 tỷ USD(?) Từ thời vua Hùng lập quốc đến nay, chưa bao giờ nước VN mang nợ nhiều đến thế ?!
Mấy năm trước, khi VN chuẩn bị mua 6 chiếc tàu ngầm Kilo của Nga, dư luận quốc tế đã xì xào: VN đang vét hầu bao để mua vũ khí. Mua vũ khí để phòng thân, đối phó với ông anh cả ”cùng chung chiến hào”có tánh khí thất thường, (”làm anh nhưng lại thích chơi cha”chứ không chịu” làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”) thì cũng không có gì là sai.
Cuối năm ngoái, đích thân thủ tướng Nga, ông Mendelev đã sang thăm “hữu nghị” theo lời mời của chính phủ VN, thực chất ông không hữu nghị gì cả, ông sang VN là để đòi nợ, cả nợ hiện tại (6 chiếc tàu ngầm) và nợ quá khứ (viện trợ quân sự cho VN thời chống Mỹ)…Không có tiền trả, VN lại lên giọng trách móc Nga đã bán tàu ngầm cho VN lại bán thiết bị chống tàu ngầm cho TQ. Không tồn tại khái niệm ”hữu nghị” giửa Nga và VN (Nếu có là do VN ảo tưởng), khi màVN chỉ mua vũ khí của Nga với tổng giá chỉ khoàng 2 tỷ USD trong khi Trung Quốc mua cũng của Nga tới 20 tỷ?.Anh lái buôn vũ khí Nga liền xuống nước xoa dịu một cách có ý đồ, tiếp tục bán nợ cho VN tên lửa và trực thăng, đổi lại Nga hối thúc VN phải gia tăng thương mại hai chiều gấp 3 lần cho” xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước”. thực chất là không hài lòng về cách trả nợ “nhỏ giọt của VN.” Đặc sản nào của VN có thể làm cho Nga , thay vì giận dữ về thái độ xấc xược, lại tỏ ra dịu giọng với VN, đó không phải là sản phẩm giầy da, may mặc, không phải là lúa gạo,thuỷ hải sản, cũng không phải là cà phê, cao su mà chỉ có thể là dầu hoả.Vâng! Người Nga không mê đặc sản, chỉ thích sản phẩm phổ thông.! Sản phẩm phổ thông chiến lược.
Sau những lời đường mật”khôn ngoan” của Nga, VN”ngơ ngác”ngã vào lòng, một bản khế ước hợp tác chiến lược toàn diện giửa Nga và VN được nhanh chóng soạn thảo, đánh dấu một cuộc”hôn nhân vụ lợi” không bền chặt.
Hiệp định hợp tác khai thác dầu giửa VN và Liên xô trước đây, do Nga kế thừa và tiếp quản qui định :một bên có dầu hợp tác với một bên có kỷ thuật và tài chính, sản phẩm dầu bơm lên sẽ được “cưa” đôi. Nhưng với thoả thuận thương mại song phương lần này, VN đã nhượng quyền sử dụng toàn bộ sản phẩm dầu cho Nga để cấn trừ nợ,cũng có nghĩa là VN bị truất quyền thi đấu ngay trên sân nhà do” cố tình” đá phản lưới nhà. Dầu vốn “không cưa được”, Nga lấy trọn là hợp qui luật tự nhiên và qui luật kinh tế xã hội.
Không có một giọt dầu nào, làm sao ăn nói với quốc dân đồng bào, chuyện diển ra ở ngoài khơi, lâu nay đồng bào cũng không chú ý, có thể lấp liếm được, nhưng còn đứa con thổ tả, nay ốm mai bịnh mang tên Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất thì sao!? Làm sao có được chút “dầu thừa mỡ cặn” cho nó vận hành “ có lệ” để qua mặt quốc dân. Làm sao bây giờ! ”Thôi rồi Lượm ơi!”
“Trong cái khó, ló cái ranh”, Các nhà lãnh đạo dáo dác phân công đi tứ xứ để xin mua chịu dầu với tiêu đề” mua dầu để pha với dầu thô nội địa” phục vụ cho kế hoạch ‘Cracking”của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Họ đi Tukmenistan, đi Iran, đi Bruney, đi Venezuaela, đi Trung đông….
Nhân đây tôi mạo muội có vài dòng về NMLD Dung Quất, đã được khởi công xây dựng hơn 12 năm , đến nay tuy đã hoàn thành nhưng vẫn chưa bàn giao một cách chính thức vì còn nhiều “vấn đề kỷ thuật” chưa được xử lý. Mới đầu dự tính xây dựng trên ý tưởng hợp tác giửa VN (bênA:có dầu) và các tập đoàn dầu khí quốc tế (bênB: có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính hung hậu) trên cơ sở hài hoà lợi ích các bên. Nhưng do tính bảo thủ, gia trưởng độc đoán, duy ý chí, áp đặt địa điểm xây dựng của bên A, nên hết tập đoàn này đến tập đoàn khác lần lượt cuốn gói ra đi, ”một đi không trở lại”. Tính chủ quan duy ý chí lại được dịp phát huy cao độ,VN “cương lên” đòi làm một mình (Dân gian gọi hành vi này là”tự xử”). Sẵn có tiền bán dầu thô rủng rỉnh trong túi, xung quanh lại có nhiều mưu sĩ vốn rất ranh mảnh, người trong nước có, người ngoại quốc có, luôn tâu hót những lời “có cánh”. Dưới sự tham mưu của đội ngũ”Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều” này, các thiết bị, đường ống, phụ tùng được mua về lắp ráp về cơ bản là thiếu đồng bộ và không hợp chuẩn. Về phía lảnh đạo thì kiến thức chuyên môn không có, hoặc có nhưng không sâu, lại thích nghe lời xu nịnh, đồng thời cũng thích vẽ vời, phết phẩy để kiếm” chút cháo bào ngư”. Trong hoàn cảnh như vậy, đứa con đầu lòng có cha (bên A) không có mẹ (bên B) mang tên NMLD Dung Quất, được thai nghén suốt 11 năm trời,nếu có ra đời, không què quặt thì cũng ốm đau bịnh tật, dị hình dị tướng. Thật vậy,với dây chuyền “vá víu” này, NMLD Dung Quấc đã đễ lại nhiều điều tiếng trong suốt quá trình vận hành chạy thử (rodai), nếu có lên sàn chứng khoán, thì cũng không có mấy nhà đầu tư nào có can đảm mua cổ phiếu ! Lại nữa, NMLD Dung Quấc vốn được thiết kế để lọc dầu của mỏ Bạch Hổ! Dầu của mỏ Bạch Hổ là loại dầu quí hiếm do thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho dân VN, được thế giới gọi là dầu ngọt-nhẹ có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp hoặc không có (có giá trị kinh tế cao). Khác với đại đa số mỏ dầu của thế giới là loại chua-mặn có hàm lượng lưu huỳnh cao (rẻ hơn loại trên) Chúng ta hình dung như gạo thơm đặc sản với gạo thường vậy! Các nhà lảnh đạo VN chủ trương mua dầu chua-mặn pha trộn với dầu bản địa để giảm giá thành (Đây lại là một sự sáng tạo đỉnh cao của đảng) Kết quả là trong quá trình vận hành chạy thử, đã sản sinh ra rất nhiều acid ăn mòn các đường ống, thiết bị, khiến cho nhà máy thường xuyên trục trặc, có khi phải ngừng sản xuất nửa tháng ,một tháng…Đã ốm yếu bịnh tật, đẻ già (không phải đẻ non) lại cho ăn thức ăn khó tiêu, không tiêu luôn mới là lạ .Ngoài ra,giá thành của nhà máy bị đội giá do kê khống, ăn chia phết phẩy cũng là vấn đề cần bàn thảo….tôi không có nhiều thông tin, mong mọi người bổ xung ý kiến…
Sau việc “xiết nợ” của Nga, VN đã mất đi khoản ngoai tệ to lớn từ việc bán dầu. Để bịt lổ hổng tài chính này, một lần nửa lãnh đạo lại phải chạy đôn chạy đáo (thật tội nghiệp, người dân đen không thấu hiểu được nổi khổ của lảnh đạo đâu!) Các tổ chức tài chính quốc tế như: Ngân hàng Á châu,Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế…là những nơi VN nhắm đến. Nhưng qui định rất ngật nghèo, họ cũng cho vay chút đỉnh, không đạt yêu cầu VN mong muốn.
Sau khi cùng bà xã đi chùa, Thủ tướng Dũng bay qua Nhật, chưa kịp mở lời mượn tiền, như có linh ứng, thủ tướng Nhật đã tha thiết yêu cầu VN giúp Nhật, vấn đề mà chính phủ Nhật “bế tắt” không thể giải quyết được trong nhiều năm nay! (Bỏ mịa! Vấn đề gì mà chính phủ Nhật với tiềm năng kinh tế hùng hậu, lại có thể “bí”. Ông Trời có đánh đố con không? Con đã đi chùa và van vái kỷ lắm mà! Sao không cầu ai khác lại cầu mình!!!???) Thủ tướng Nhật tha thiết mong mỏi chính phủ VN cung ứng từ 5000 -10000 nhân viên hộ lý,công việc mà người Nhật đã từ chối, trước kia do người Malaysia, Thailan, Philippin đảm trách,nay họ không còn mặn mà với công việc vừa dơ bẩn vừa thấp hèn. Chính phủ Nhật thật sự bế tắt. Ông Dũng “làm bộ” trù trừ ,do dự (trong lòng như đã mặt ngoài còn e), Nhật “tấn công” ra giá: 5000 USD tiền công mỗi tháng cộng bao ăn , bao ở (Được rồi! tao về kêu Bộ Lao động tuyển quân với lương tháng 2000 USD kèm phí dịch vụ…) Đổi lại Nhật sốt sắn hứa viện trợ ưu đãi cho VN (nợ trả chậm, lải suất thấp..) Bất chiến tự nhiên thành, đúng là “Chó táp phải ruồi” .Ông Dũng “bội thu”ca khúc khải hoàn….
Cùng thời điểm này, ở bên kia bờ đại dương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đi công cán ở Mỹ, tiếp xúc với nhân vật cao cấp ở Nhà trắng nhằm thu xếp một khoản tín dụng (mượn tiền sao không nói thẳng mượn tiền) Mỹ đặt điều kiện về nhân quyền cùng cải cách chính trị, VN không đáp ứng, thế là ra về trắng tay. Với việc không hoàn thành nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao, ông Ninh không còn được trọng dụng và đã “lặn mất tăm” từ đó đến nay.
Họ có đi Trung Quốc vay tiền không?!?! Tôi không biết!!! Nhưng chắc có! Vì không có thông tin! Họ có thể âm thầm đi và chắc mượn được tiền với nhiều điều kiện bất lợi ,cộng với việc có thể Trung Quốc doạ đòi nợ quá khứ khiến lảnh đạo VN xanh mặt. (Khốn khổ cho dân tộc VN tôi! Tạo ra cuộc chiến làm chi, để bây giờ nợ ngập mặt..) Điều này giải thích thái độ nhu nhược của họ trước Trung quốc trong nhiều trường hợp.
Bất chấp các nổ lực kể trên, lổ hổng chỉ được vá một nửa. Ai và chỗ nào nửa có thể tiếp cận để kiếm ra tiền!?!?Hàng loạt bộ óc ở trung ương đang vận hành hết công suất .Cuối cùng họ đi đến thống nhứt: Dựa vào nội lực là chính với phương châm “lấy dân làm thớt” (viết tắt:lấy dân làm gốc,l ấy gốc làm thớt) với hàng loạt biện pháp :
Bộ Tài chính bật đèn xanh cho các tỉnh và thành phố được phép bán các công sở, dinh thự, mảnh đất vàng với rất nhiều danh nghĩa khác nhau , nhưng tựu trung là để tăng thu nhập ngân sách.
Tổng cục thuế phải “quán triệt”phương châm: năm sau cao hơn năm trước, quí sau cao hơn quí trước, tháng sau cao hơn tháng trước.Nhưng khổ nổi là với tình hình các doanh nghiệp giảm sản xuất, ngưng sản xuất, chết hàng loạt, thất thu thuế là điều không thể tránh khỏi.
Triển khai hàng loạt các biện pháp tăng phí: phí học tập, phí bịnh viện, phí giữ xe, phí cầu đường, phí dịch vụ vui chơi giải trí……Cho phép tăng giá điện, tăng giá nước……KHÔNG NÓI NHIỀU!!!TĂNG HẾT!!!! Đồng thời, phải “sáng tạo” thêm vài loại thuế và phí khác….
Như một con nghiện tới cử, với cặp mắt đỏ ngầu, thao láo, chinh phủ VN đã nhìn quanh quách, suốt mọi ngóc ngách của đất nước VN xem điều gì có thể làm ra tiền thì cứ tiến hành, vật gì có thể bán được thì cứ bán (thấy nồi bán nồi, thấy chảo bán chảo, thấy bàn thờ……….)
Trong bối cảnh đó, phương án “tăng giá xăng “ là kế hoạch nằm trong lộ trình đã được tính toán trước, người dân rên xiết, chính phủ không mải mai xúc động. (chính phủ cũng có cái khó của chính phủ) Đúng là”Khổ trăm lần dân kêu cũng mặc, Khó vạn lần,Liên Bộ cũng thông”
Để ý kỷ sẽ thấy, mỗi lần Quốc hội họp, thì các loại giá ngưng lại có khi xuống, khi Quốc hội ngưng họp thì giá lại lên. Ôi! Quốc hội và giá sao giống VN và Cuba quá: anh này ngủ thì anh kia”quậy”và ngược lại.
Vài dòng tâm sự, quay đầu là bờ vẫn còn kịp. Thay vì tăng giá xăng, chính
phủ cần hành động quyết liệt và có hiệu quả trong việc giảm chi tiêu
công, giảm xây dựng các công trình tào lao vô bổ, chống lảng phí, chống
tham ô, chống chạy chức chạy quyền, tinh giảm nhân sự ở tất cả các bộ
ngành từ trung ương đến địa phương (phó TT Ng xuân Phúc đã nói: 30% cán bộ
làm việc không mang lại bất cứ hiệu quả nào, không có cũng không sao)
Đặc biệt tinh giảm nhân sự ở các đoàn thể (Đây là lực lượng không có
đóng góp gì, không có tác động gì đáng kể trong tiến trình phát triển
của đất nước, nhưng lại góp phần tiêu hao rất đáng kể ngân sách quốc gia
).Nếu như không tích cực trong công việc kể trên, mà lại tích cực tăng
giá xăng, tăng giá điện, tăng giá viện, tăng giá nước, tăng giá thuốc, tăng
giá học phí thì người dân chúng tôi hoàn toàn không hài lòng, và hậu quả
sẽ rất…
Ngày 4/4/2013
Toạ ĐộXYZ
Gởi Bác Đào
Em là người lao động (tài xế),viết không chuyên, mong bác chỉnh sửa và biên tập lại, để viết bài này, em đã thức trắng 4 đêm
Bài viết có 50% là do em suy đoán, nhưng là suy đoán có cơ sở, Bác và bạn đọc hãy bổ sung chứng cứ cho em.
Copy từ: NV Phạm Viết Đào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét