HÀ NỘI (NV) - Một
số diễn đàn điện tử, trang blog, facebook vừa giới thiệu một bài viết,
liên quan tới scandal xảy ra tại tờ Nhân Dân, tức cơ quan ngôn luận của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN có bóng dáng một ông trong Bộ Chính
Trị.
Tuy chỉ là cơ quan tuyên truyền trực thuộc Đảng CSVN ở trung ương, nhưng tờ Nhân Dân có vai trò ngang với một Bộ trong chính phủ CSVN. Dù dân không mua, không đọc, nhưng người ta dự đoán, mỗi năm, Việt Nam vẫn phải cấp hàng trăm tỷ đồng để duy trì hoạt động của tờ báo này.
Theo bài viết vừa kể, tờ Nhân Dân có một công ty in ở Sài Gòn. Cách nay vài năm, công ty đó được dời khỏi nội thành và giám đốc công ty (chức vụ ngang hàng với người có hàm Vụ trưởng trong chính phủ) đã cùng với một Ủy viên Ban Biên tập, kiêm Trưởng Ban Trị sự lập công ty con, vay vốn ngân hàng, dẫn nhau đi nước ngoài, tìm mua máy in mới.
Tổng số vốn vay từ nhiều ngân hàng cho vụ này lên tới 170 tỉ đồng. Nếu tính cả lãi thì tổng nợ hiện đã vượt qua mức 200 tỉ đồng.
Do quyết định đầu tư sai, điều hành kém và không loại trừ khả năng tham nhũng khi mua máy móc, công ty con không trả được nợ, công ty mẹ (Công ty In báo Nhân Dân ở Sài Gòn) có nguy cơ phá sản, từ đó, nội vụ mới được chính thức báo cáo cho lãnh đạo báo Nhân dân.
Người viết bài vừa kể nêu ra một số nghi vấn: Về nguyên tắc, không ai được phép vay vốn ngắn hạn để đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn. Ai đã cho phép ông giám đốc Công ty In báo Nhân Dân ở Sài Gòn và ông Ủy viên Ban Biên tập kiêm Trưởng Ban Trị sự làm điều này? Theo quy định, những khoản vay lớn phải có sự đồng ý của Ban Biên tập nhưng phần lớn thành viên của Ban Biên tập lại khẳng định không biết chuyện đó, cho đến khi hai thủ phạm công khai xin giúp đỡ “tháo gỡ khó khăn”, vậy thì tại sao không xử hai thủ phạm?
Trong bài, người viết còn kể thêm rằng, nhiều người biết, cả ông giám đốc Công ty In báo Nhân Dân ở Sài Gòn và ông Ủy viên Ban Biên tập kiêm Trưởng Ban Trị sự đều là tay chân thân tin của ông Đinh Thế Huynh, nhân vật lúc đó là Tổng Biên tập báo Nhân Dân và nay đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN.
Vậy thì ông Đinh Thế Huynh có vô can trong vụ scandal đó không? Có phải vì ông Đinh Thế Huynh mà ông Tổng Biên tập hiện nay phải đứng ra xin các ngân hàng khoanh nợ? Tại sao hậu quả nghiêm trọng tới mức, dù bán cả nhà, xưởng, máy móc cũng vẫn còn thiếu cả trăm tỷ, do vậy, báo Nhân Dân đang dự tính giảm lương, giảm phúc lợi của công nhân để lấy tiền trả nợ tiếp, mà tờ báo chỉ muốn “xử lý” ông giám đốc Công ty In báo Nhân Dân ở Sài Gòn và ông Ủy viên Ban Biên tập kiêm Trưởng Ban Trị sự trong phạm vi… “nội bộ”?
Có lẽ cũng cần nhắc lại là dù ngốn của ngân sách mỗi năm hàng chục tỷ nhưng tờ Nhân Dân không được dân mua, dân đọc vì nằm trong số vài tờ báo mà nội dung chỉ gồm những tin, bài ca ngợi đạo đức cách mạng, sự lãnh đạo “tài tình, sáng suốt” của Đảng CSVN, chỉ trích các góp ý, đề nghị thay đổi, cho đó là “luận điệu của thế lực thù địch, phản động”.
Báo này cũng thay mặt nhà nước Hà Nội viết các bài bình luận đả kích bới chính phủ và quốc hội Mỹ cũng như Liên Âu và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế mỗi khi bị lên án về đàn áp nhân quyền.
Riêng ông Đinh Thế Huynh, người đang bị xem là có trách nhiệm liên đới trong vụ scandal, đầy đủ dấu hiệu tham nhũng này, là nhân vật rất “nổi tiếng” sau tuyên bố: 'Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng!' (G.Đ)
Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN – nhân vật đang bị xem là người đứng phía sau scandal xảy ra ở báo Nhân Dân. (Hình: Báo Giáo dục & Thời đại) |
Tuy chỉ là cơ quan tuyên truyền trực thuộc Đảng CSVN ở trung ương, nhưng tờ Nhân Dân có vai trò ngang với một Bộ trong chính phủ CSVN. Dù dân không mua, không đọc, nhưng người ta dự đoán, mỗi năm, Việt Nam vẫn phải cấp hàng trăm tỷ đồng để duy trì hoạt động của tờ báo này.
Theo bài viết vừa kể, tờ Nhân Dân có một công ty in ở Sài Gòn. Cách nay vài năm, công ty đó được dời khỏi nội thành và giám đốc công ty (chức vụ ngang hàng với người có hàm Vụ trưởng trong chính phủ) đã cùng với một Ủy viên Ban Biên tập, kiêm Trưởng Ban Trị sự lập công ty con, vay vốn ngân hàng, dẫn nhau đi nước ngoài, tìm mua máy in mới.
Tổng số vốn vay từ nhiều ngân hàng cho vụ này lên tới 170 tỉ đồng. Nếu tính cả lãi thì tổng nợ hiện đã vượt qua mức 200 tỉ đồng.
Do quyết định đầu tư sai, điều hành kém và không loại trừ khả năng tham nhũng khi mua máy móc, công ty con không trả được nợ, công ty mẹ (Công ty In báo Nhân Dân ở Sài Gòn) có nguy cơ phá sản, từ đó, nội vụ mới được chính thức báo cáo cho lãnh đạo báo Nhân dân.
Người viết bài vừa kể nêu ra một số nghi vấn: Về nguyên tắc, không ai được phép vay vốn ngắn hạn để đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn. Ai đã cho phép ông giám đốc Công ty In báo Nhân Dân ở Sài Gòn và ông Ủy viên Ban Biên tập kiêm Trưởng Ban Trị sự làm điều này? Theo quy định, những khoản vay lớn phải có sự đồng ý của Ban Biên tập nhưng phần lớn thành viên của Ban Biên tập lại khẳng định không biết chuyện đó, cho đến khi hai thủ phạm công khai xin giúp đỡ “tháo gỡ khó khăn”, vậy thì tại sao không xử hai thủ phạm?
Trong bài, người viết còn kể thêm rằng, nhiều người biết, cả ông giám đốc Công ty In báo Nhân Dân ở Sài Gòn và ông Ủy viên Ban Biên tập kiêm Trưởng Ban Trị sự đều là tay chân thân tin của ông Đinh Thế Huynh, nhân vật lúc đó là Tổng Biên tập báo Nhân Dân và nay đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN.
Vậy thì ông Đinh Thế Huynh có vô can trong vụ scandal đó không? Có phải vì ông Đinh Thế Huynh mà ông Tổng Biên tập hiện nay phải đứng ra xin các ngân hàng khoanh nợ? Tại sao hậu quả nghiêm trọng tới mức, dù bán cả nhà, xưởng, máy móc cũng vẫn còn thiếu cả trăm tỷ, do vậy, báo Nhân Dân đang dự tính giảm lương, giảm phúc lợi của công nhân để lấy tiền trả nợ tiếp, mà tờ báo chỉ muốn “xử lý” ông giám đốc Công ty In báo Nhân Dân ở Sài Gòn và ông Ủy viên Ban Biên tập kiêm Trưởng Ban Trị sự trong phạm vi… “nội bộ”?
Có lẽ cũng cần nhắc lại là dù ngốn của ngân sách mỗi năm hàng chục tỷ nhưng tờ Nhân Dân không được dân mua, dân đọc vì nằm trong số vài tờ báo mà nội dung chỉ gồm những tin, bài ca ngợi đạo đức cách mạng, sự lãnh đạo “tài tình, sáng suốt” của Đảng CSVN, chỉ trích các góp ý, đề nghị thay đổi, cho đó là “luận điệu của thế lực thù địch, phản động”.
Báo này cũng thay mặt nhà nước Hà Nội viết các bài bình luận đả kích bới chính phủ và quốc hội Mỹ cũng như Liên Âu và các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế mỗi khi bị lên án về đàn áp nhân quyền.
Riêng ông Đinh Thế Huynh, người đang bị xem là có trách nhiệm liên đới trong vụ scandal, đầy đủ dấu hiệu tham nhũng này, là nhân vật rất “nổi tiếng” sau tuyên bố: 'Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng!' (G.Đ)
Copy từ: Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét