(Bài bút chiến với
báo QĐND)
Ngày 30/03/2013 trên trang Online của Báo Quân Đội
Nhân Dân (QĐND)
có bài “Cơ
sở của Điều 4 trong dự thảo Hiến pháp năm 1992”
do ông Nguyễn Huy Hiệu – thượng tướng, thứ trưởng Bộ quốc phòng, nay đã nghỉ
hưu – viết. Đây là một bài chính luận của một cây bút lão luyện của ĐCSVN trong
lực lượng quân đội thực hiện, nhằm quyết tâm bảo vệ cho bằng được vai trò độc
tôn lãnh đạo và độc quyền chính trị tại Việt Nam của ĐCSVN, thể hiện trong Điều
4 Hiến pháp hiện hành và đang có sửa đổi.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu |
Ở một vị trí bình thường thì sẽ không có gì đáng nói
nếu như có ai đó đặt bút viết: “Hiến pháp
là một văn kiện chính trị pháp lý cao nhất của một nhà nước”. Nhưng đối với
một người mà tiếng tăm nổi trội như ông Nguyễn Huy Hiệu – một nhà khoa học quân
sự tên tuổi, là người nước ngoài duy nhất
có được danh hiệu viện sĩ Viện hàn Lâm khoa Học quân Sự Liên bang Nga, một
chính trị gia trong hàng ngũ lãnh đạo Bộ quốc phòng – chúng ta có quyền mổ xẻ
ngôn từ của người này, vì đó là những phát ngôn chính thống!
Ông Hiệu viết “Hiến pháp là một văn kiện…” tức là
ông đang chửi ĐCSVN của ông bằng cách gián tiếp thừa nhận rằng hiến pháp hiện
nay ở Việt Nam thực ra chỉ là một văn kiện của đảng ông. Vì thuật ngữ “văn kiện”
chỉ thường được áp dụng trong các văn kiện của ĐCSVN mà thôi. Trên thực tế thì
trớ trêu thay, sự thật đúng là như vậy: Hiến pháp hiện nay ở Việt Nam chỉ là một
văn kiện của ĐCSVN và là công cụ cai trị của đảng cầm quyền chứ nó không phải
là bản văn pháp luật nền tảng do nhân dân lập ra.
Ngay sau đó, trong phần mở đầu (nên gọi là mở bài) của
ông Hiệu, người đọc lại thấy ngay rằng ông thượng tướng này có vấn đề về nhãn
quan lý luận chính trị khi viết “Khác với
hiến pháp của các nước Tư bản chủ nghĩa, hiến pháp nước ta thể hiện quan hệ giữa
ba đại diện là nhân dân, ĐCS cầm quyền và nhà nước pháp quyền”. Đây là câu ông Hiệu thừa nhận ĐCSVN (cầm quyền)
là một đại diện riêng biệt với hai đại
diện khác, đó là “nhà nước và nhân dân”.
Như vậy rõ ràng ĐCSVN không thuộc “nhà nước”. Nhưng
trong cả một rừng luật ở Việt Nam hiện nay không có bất kỳ một văn bản pháp lý
nào xác nhận hay quy định về quyền, nghĩa vụ pháp lý qua lại giữa ĐCSVN và nhân
dân. Thực tế ấy cho thấy, hoặc là ĐCSVN của ông Hiệu là kẻ đứng trên nhân dân
và ngoài vòng pháp luật, đồng thời nhân dân cũng không có nghĩa vụ và trách nhiệm
gì với ĐCSVN hoặc ông Hiệu hoàn toàn sai về nhận thức chính trị trong lĩnh vực
hiến pháp.
Để bác bỏ ý kiến của số đông cho rằng trước đây
không cần có Điều 4 ĐCSVN vẫn lãnh đạo nhà nước và xã hội, ông Hiệu viết: “Với
mưu đồ xuyên tạc Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số phần
tử chống đối lập luận rằng, Hiến pháp các năm 1946 và 1959 không có điều nào
quy định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng Đảng “vẫn lãnh đạo
nhân dân đánh thắng thực dân đế quốc xâm lược và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, thì cũng không nhất thiết phải xác nhận lại vai trò
lãnh đạo của Đảng như trong Hiến pháp hiện tại”. Và người này đánh
giá “lập luận này là lập lờ, thiếu toàn
diện, không có quan điểm lịch sử cụ thể”. Người ta “nói có sách mách có chứng”
như vậy nhưng ông Hiệu vẫn cố tình áp đặt cách rất khiên cưỡng rằng, “không có quan điểm lịch sử cụ thể”.
Có lẽ đây là lần đầu người viết bài này biết được lịch sử cũng có “quan điểm”.
Chúng ta chỉ có thể nói “quan điểm về lịch sử” tức là cách nhìn nhận lịch sử,
chứ lịch sử là cái bất biến không thể thay đổi, và nó không bao giờ có “quan điểm”
của mình.
Khi ông Hiệu răn dạy người khác (các độc giả của ông) bằng cách dẫn chứng lời ông Hồ Chí Minh:
“Ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, đảng ta không có lợi
ích gì khác”, xin hỏi ông thượng tướng tiến sĩ viện sĩ, chính trị
gia, nhà
khoa học Nguyễn Huy Hiệu rằng, cầm quyền có phải là một lợi ích hay
không? Nếu
nó không có lợi ích gì thì từ cổ chí kim, từ đông sang tây, sao người ta
cứ
thích cầm quyền thế nhỉ! Hàng trăm cuộc chiến tranh đẫm máu khắp nơi
trên thế
giới cuối cùng cũng chỉ nhằm mục đích cầm quyền. Trong lịch sử chưa hề
có một đảng
phái nào, một nhóm khởi nghĩa hay đảo chính, ly khai nào từ chối cầm
quyền sau
chiến tranh hay chính biến. Ngay cả trong một xã hội dân chủ đích thực
thì chuyện tranh cử quyết liệt giữa các đảng phái cũng đã nói lên phần
nào giá trị về mặt lợi ích của một đảng chính trị khi được nhân dân chọn
lựa vào vị trí cầm quyền.
Đối với trách nhiệm của kẻ cầm quyền trước nhân dân,
mọi thể chế đều có những luật định và luật hình có sức mạnh để chế tài hóa các
hành vi sai phạm. Thậm chí vua chúa, quan lại trong xã hội Phong kiến được coi
là “phụ mẫu” của dân chúng thì vẫn có chế tài, tuy chỉ là hình thức, nhưng ít
nhiều cũng còn có. Riêng đối với ĐCSVN của ông Hiệu thì hoàn toàn không có chế
tài gì, có chăng chỉ là những câu sáo rỗng vô giá trị theo kiểu “hoạt động
trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật” (Điều 4 HP) mà thôi.
Thật nực cười cho một thể chế tự xưng là “pháp quyền”
nhưng khi phạm sai lầm thì kẻ nắm quyền chỉ cần xin lỗi là đủ, mặc cho những
sai phạm ấy nghiêm trọng đến mức có dẫn đến việc mất nước, băng hoại xã hội, phỉ báng nhân quyền hay làm suy sụp
nền kinh tế của quốc gia. Ông Hiệu đang cổ xúy cho điều bất công ấy khi viết: “Tại
Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp
hành Trung ương công khai thừa nhận và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng,
toàn dân về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng và về những suy
thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.” Tại sao không thấy kẻ nào, ít nhất là những
kẻ ngồi ghế cao nhất trong Bộ chính trị bị đem ra xét xử vì những Vinashin,
Vinalines, Bauxite, những vụ lũng đoạn ngân hàng thất thoát hàng trăm ngàn tỉ,
những vụ vi phạm nhân quyền công khai? Có phải chính vì quyền được sống ngoài
vòng pháp luật và đứng trên luật pháp như vậy mà ĐCSVN cần phải cố giữ Điều 4
Hiến pháp 1992?
Thưa ông Thượng tướng Nguyễn Văn Hiệu, ông hiểu thế nào là suy thoái? Thông thường người ta hay dùng
từ “suy” để chỉ tình trạng chức năng làm việc bị sụt giảm hiệu năng nghiêm trọng
dẫn đến nguy cơ tử vong (đối vói bệnh học), ví dụ như suy thận, suy gan, suy hô
hấp vv… “Suy thoái” cũng chính là tình trạng xuống cấp ở thang mức báo động đỏ,
thể hiện sự suy yếu chức năng làm việc, nhận thức, sự biến đổi theo chiều hướng
rất xấu của sự việc. ĐCSVN thừa nhận “suy thoái” nhưng chỉ xin lỗi là xong, bởi
vì không có chế tài xử lý theo pháp luật. Nếu như tòa án có quyền yêu cầu ĐCSVN
điều trần, thậm chí truy tố họ trước tòa thì mọi việc sẽ khác…
Mặc
dù là một cây bút
lão luyện của ĐCSVN nhưng cuối cùng ông thượng tướng Nguyễn Văn Hiệu
cũng chỉ
là một anh hề, diễn theo kịch bản. Xin ông hãy tỉnh ngộ càng sớm càng
tốt. Việc cố thủ bằng Điều 4 Hiến pháp chính là con đường cùng của
ĐCSVN. Nhưng với những cách lý luận như của ông Hiệu, chỉ
một người bình thường cũng sẽ thấy sự bất cập trong ngôn từ và ngữ
nghĩa. Trên
đời này cái tăm tối chỉ được che đậy bởi bóng tối, một khi bóng tối
không còn
thì sự thật sẽ phơi bày. Những mớ lý luận như của ông Nguyễn Văn Hiệu
chẳng lừa
được ai, vì rốt cuộc đó chỉ là những lời nói láo “biết mặc váy” - tức là
không đến nỗi quá lõa lồ - mà thôi…
Tấn Hà
Copy từ:Tấn Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét