VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ HÒN ĐÁ MANG ĐẠO BÙA TẠI ĐỀN HÙNG
Nguyễn Kiên Giang
Đọc được thông tin về nghi vấn: phải chăng Đền Hùng đã bị Tàu trấn yểm bằng một hòn đá mang đạo bùa? Nhiều khách hành hương về Đất Tổ tỏ ra lo lắng và phản ánh lại, blog Chú Tễu đăng bài và chia sẻ trên mạng facebook. Tôi rất quan tâm vì thấy đây là vấn đề hệ trọng, nhất là đối với niềm tin tâm linh của đồng bào hướng về thánh địa thờ phụng Tổ Vương và dư luận cộng đồng; thuộc lĩnh vực ít được quan tâm và nghiên cứu một cách chính thống. Mong muốn mọi người cùng giải mã để làm rõ hơn vấn đề.
Sau khi tham vấn những bằng hữu có nghiên cứu, cùng sự hỗ trợ về mặt Hán văn của TS Nguyễn Xuân Diện, với kiến văn hạn hẹp của mình về lĩnh vực trên, tôi xin chia sẻ một số nhận định sau:
I. Xét bản thân hòn đá:
1. Mặt thứ nhất (hình 1):
Nguyễn Kiên Giang
Đọc được thông tin về nghi vấn: phải chăng Đền Hùng đã bị Tàu trấn yểm bằng một hòn đá mang đạo bùa? Nhiều khách hành hương về Đất Tổ tỏ ra lo lắng và phản ánh lại, blog Chú Tễu đăng bài và chia sẻ trên mạng facebook. Tôi rất quan tâm vì thấy đây là vấn đề hệ trọng, nhất là đối với niềm tin tâm linh của đồng bào hướng về thánh địa thờ phụng Tổ Vương và dư luận cộng đồng; thuộc lĩnh vực ít được quan tâm và nghiên cứu một cách chính thống. Mong muốn mọi người cùng giải mã để làm rõ hơn vấn đề.
Sau khi tham vấn những bằng hữu có nghiên cứu, cùng sự hỗ trợ về mặt Hán văn của TS Nguyễn Xuân Diện, với kiến văn hạn hẹp của mình về lĩnh vực trên, tôi xin chia sẻ một số nhận định sau:
I. Xét bản thân hòn đá:
1. Mặt thứ nhất (hình 1):
a. Dấu ấn: bên trên mặt đá này là một dấu ấn hình vuông chứa bốn chữ Hán “Tổ Vương Tích Phúc”: có ý ca ngợi và thỉnh cầu.
b. Dòng chữ chạy dọc bên trái mặt đá là chín chữ Phạn “Án Chiếc Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha”: đây là câu thần chú vi diệu nhất trong Phật Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú của Phật giáo mật tông, trì tụng thần chú này sẽ tăng phúc, giải tội, an gia trạch và trừ quỷ mị. Có thể vẽ chín chữ ấy thành như cái mặt “Viên minh bố liệc phạm thư đồ” để mỗi đêm thường quán tưởng. (tham khảo tại: http://www.daibi.vn/2012/09/mat-tong-phat-mau-chuan-de/)
c. Dòng chữ chạy dọc bên phải mặt đá là Hán tự, bốn chữ không bị khuất là “Bách Giải Tiêu Tai…”: có thể đó là “Bách Giải Tiêu Tai Phù” (bùa giải tai ách trong một trường hợp) – tên của đạo bùa (họa tiết lớn màu đen nằm giữa nặt đá) (tham khảo tại: http://www.truyen-thong.org/so30/77.html)
2. Mặt thứ hai (hình 2): mặt này gồm đa số đồ hình xen kẻ với các ký tự khác nhau
a.
Phần trên: gồm các chữ “vãng”, nghĩa là “xa”(dấu thập ngoặc - ngược
lại là chữ “Vạn”) nằm trong một vòng tròn nối nhau thành từng cụm, có
một chữ nằm trong hình tam giác. Có thể đây sự thể hiện đồ hình tinh
thần “Viên Dung” (vườn rộng - chứa đựng bao la) của Phật gia, vị trí và
sự kết nối của thành cụm của chúng giống như chỉ dẫn tinh thần và phương
hướng cho phần đồ hình bên dưới.
b. Phần dưới: là một đồ hình gồm các vòng tròn nhỏ nối nhau. Đồ hình này rất giống với “Bát trận đồ” của Khổng Minh đời Tam Quốc (Trung Hoa) bố trí (hình), có tác dụng bảo vệ vô cùng vững chắc.
c. Dòng chữ Phạn chạy dọc rìa trái: Sáu chữ cuối chính là Lục tự đại minh chân ngôn “Án Ma Ni Bát Mê Hồng” – tâm chú của Quán Thế Âm Bồ Tát, câu thần chú lâu đời và quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng. Có nghĩa là: Viên ngọc quý bên trong tòa sen (chỉ Phật tâm của con người)! (tham khảo: http://phatphap.wordpress.com/2008/11/28/y-nghia-cau-chu-om-mani-padme-hum/
b. Phần dưới: là một đồ hình gồm các vòng tròn nhỏ nối nhau. Đồ hình này rất giống với “Bát trận đồ” của Khổng Minh đời Tam Quốc (Trung Hoa) bố trí (hình), có tác dụng bảo vệ vô cùng vững chắc.
c. Dòng chữ Phạn chạy dọc rìa trái: Sáu chữ cuối chính là Lục tự đại minh chân ngôn “Án Ma Ni Bát Mê Hồng” – tâm chú của Quán Thế Âm Bồ Tát, câu thần chú lâu đời và quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng. Có nghĩa là: Viên ngọc quý bên trong tòa sen (chỉ Phật tâm của con người)! (tham khảo: http://phatphap.wordpress.com/2008/11/28/y-nghia-cau-chu-om-mani-padme-hum/
Các phần còn lại thì chưa rõ.
II. Chân đế của hòn đá:
Có hình Bát quái và chứa quẻ Càn (đơn quái), nghĩa là “Trời”, theo Dịch học. Quẻ này cũng hàm chỉ “vua”. Điều này ứng hợp với vị trí tọa lạc và những ý nghĩa đã bàn đến ở trên.
Điều này cũng vậy: hòn đá (Thạch) trên quẻ Càn (Thiên) ứng với Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là Càn hay Trời và Ngoại quái là Cấn hay Núi. Đó chính là quẻ “Sơn Thiên Đại Súc”, ý ngĩa là “Tụ dã. Tích tụ. Chứa tụ, súc tích, lắng tụ một chỗ, dự trữ, đựng, để dành. Đồng loại hoan hội chi tượng: đồng loại hội họp vui vẻ, cục bộ” (tham khảo: http://www.blogphongthuy.com/?p=4573
II. Chân đế của hòn đá:
Có hình Bát quái và chứa quẻ Càn (đơn quái), nghĩa là “Trời”, theo Dịch học. Quẻ này cũng hàm chỉ “vua”. Điều này ứng hợp với vị trí tọa lạc và những ý nghĩa đã bàn đến ở trên.
Điều này cũng vậy: hòn đá (Thạch) trên quẻ Càn (Thiên) ứng với Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là Càn hay Trời và Ngoại quái là Cấn hay Núi. Đó chính là quẻ “Sơn Thiên Đại Súc”, ý ngĩa là “Tụ dã. Tích tụ. Chứa tụ, súc tích, lắng tụ một chỗ, dự trữ, đựng, để dành. Đồng loại hoan hội chi tượng: đồng loại hội họp vui vẻ, cục bộ” (tham khảo: http://www.blogphongthuy.com/?p=4573
III. Nhận định sơ bộ:
* Như vậy, nếu xét như trên, đây là một đạo bùa Cát (lành) nhằm ca ngợi và thỉnh cầu phúc đức, tích tụ linh khí (có thể là của một cá nhân nào đó!).
* Tuy nhiên, không loại trừ các trường hợp sau:
- Nếu, những chi tiết chưa rõ khác của hòn đá có thể làm đổi ngược lại công dụng như đã nhận định, thì bản thân hòn đá này cũng không đủ “pháp lực” để gây tổn hại đáng kể cho một nơi có khí thiêng hùng hậu như thánh địa thờ tự Tổ Vương được, trừ khi còn có những sự sắp đặt khác xung quanh (sự trấn yểm phải dùng lực ngang bằng và trả giá ngang bằng!).
- Nếu, hòn đá mang đạo bùa có công dụng như nhận định, nhưng có sự sắp đặt xung quanh nhằm triệt chính công dụng của nó (nơi tích tụ linh khí) thì đó cũng là một cách trấn yểm.
* Vậy, muốn nhận định chính xác hơn, ngoài việc giải mã hết những chi tiết chưa rõ của bản thân hòn đá, còn cần phải xác định:
- Nó từ đâu?
- Vị trí của nó trong đền?
- Có hay không các “vật nghi vấn” xung quanh nó?
- …
Theo thiển kiến cá nhân tôi, nếu hòn đá được cơ quan chức năng (được sự cho phép của Ban quản lý di tích) đặt ở đấy nhằm mục đích tạo ảnh hưởng tốt cho Đền Hùng về lĩnh vực tâm linh thì phải lý giải có cơ sở thuyết phục cho đồng bào được rõ. Còn nếu không phải vậy, mà do “ai đó” mang vào đặt ở đấy, bảo là tặng Đền, trong khi Ban quản lý không hiểu rõ về nó thì ngay lập tức di dời, trả lại cho Đền tình trạng trước đó.
Đền Hùng không phải là nơi để “ai đó” đặt bùa cầu an, cầu phúc, lộc… cho bản thân và gia tộc!
N.K.G
Ảnh phóng to, để tiện theo dõi:
Hình 1
Hình 2
Úm ma ni bát mê hồng
Bát trận đồ của Khổng Minh
Sách PHÙ THUẬT VIỆT NAM của tác giả Lê Văn Lân
trong tủ sách của Nguyễn Xuân Diện
Úm ma ni bát mê hồng
Bát trận đồ của Khổng Minh
Sách PHÙ THUẬT VIỆT NAM của tác giả Lê Văn Lân
trong tủ sách của Nguyễn Xuân Diện
Copy từ: TSNguyễn Xuân Diện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét