Vậy là những ý kiến đóng góp thẳng thắn,
chân thành của mọi tầng lớp nhân dân, thông qua cả báo chí nhà nước lẫn
mạng tự do, và đặc biệt là một hình thức mạnh mẽ chưa từng thấy qua việc trực tiếp trao bản Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp 1992 đã đem lại kết quả bước đầu rất quan trọng. Tối qua, trong chương trình Thời sự 19h, lần đầu tiên bức Điện khẩn của
Ủy ban sửa đổi Hiến pháp gửi tới tất cả các cơ quan, địa phương, đoàn
thể cả nước được công bố, trong đó có việc thông báo thay đổi về thời
gian lấy ý kiến nhân dân, không phải “cứng nhắc” và gấp gáp theo Nghị
quyết trước đó của Quốc hội ấn định đến hết 31/3, mà sẽ kéo dài tới 30/9. Chúng tôi cũng đã đưa tin kịp thờingay sau đó ít phút, cả phần ghi âm nội dung bức điện.
Rất dễ hiểu ở một chính quyền cộng sản, đối
với một quyết định hệ trọng, thể hiện sự áp đặt ý chí sắt đá ‘chuyên
chính” của giai cấp thống trị lên toàn bộ xã hội, việc buộc họ phải
nhanh chóng lui bước, chịu công nhận đã sai trước sức mạnh của dư luận
nhân dân, nhất là nó lại đụng đến thứ ‘húy kỵ’ ghê gớm nhất, tức Điều 4
mà bỏ đi bị họ coi như “tự sát”, là điều thường được cho là hoang tưởng.
Nhưng, không có cuộc đấu tranh cho dân chủ
nào là dễ dàng và nhanh chóng đem tới thắng lợi. Nên cũng không lạ trước
biểu hiện hốt hoảng đến lú lẫn, những phản ứng lúng túng, bất nhất
không còn che dấu nổi từ giới bảo thủ trong hệ thống. Ngoài xã hội là
những biểu hiện nóng nảy thiếu khôn ngoan vẫn thường thấy trong suốt
hàng chục năm qua, hay thái độ buông xuôi, lẫn lộn trong đó là vài hiện
tượng làm lạc hướng dư luận, hay giảm nhẹ ảnh hưởng của những biện pháp tranh đấu dũng cảm, khôn ngoan và kiên nhẫn của người dân và nhân sĩ trí thức.
Những con số biết nói qua hàng ngàn chữ ký,
từ cuộc tập hợp hùng hậu quanh bản Kiến nghị 72, cho tới một phản ứng
bất ngờ tưởng như nho nhỏ nhưng bỗng thu hút sự quan tâm rất nhanh về cá
nhân một nhà báo dũng cảm dám trực diện với con người quyền lực nhất.
Và ngay sáng nay, câu trả lời tức khắc chính là con sốt đột biến ký tên vào bản Kiến nghị 72: 7.927 – tăng thêm 900 chữ
ký chỉ trong 1 ngày. Những chương trình dồn dập suốt nhiều ngày liền
trên truyền hình trung ương tập trung vào hành động cố thủ cho Điều 4,
song lại tuyệt đối hiếm thấy trên toàn bộ 700 tờ báo nhà nước, cũng là
một bức tranh thú vị về sự phân hóa sâu sắc trong cả hệ thống. Việc phải
nhanh chóng xuống giọng của ông Chủ tịch Quốc hội sau vài chỉ đạo
“ngầm” nhằm chặn làn sóng ảnh hưởng của Kiến nghị 72 và lời phát biểu hung hăng chỉ trích những
đóng góp thẳng thắn từ người dân của ông, hay một chỉ thị nhắc nhở báo
chí từ nay phải cẩn trọng hơn sau khi đưa lại “thô” lời phát ngôn được cho là tệ hại của
ông Tổng bí thư, … Và còn nhiều những hiện tượng khác nữa, tất cả đã
cho thấy một sự thay đổi lớn lao trong đời sống chính trị VN. Không được
phép có những tổ chức quần chúng đích thực, thế nhưng người dân
vẫn đã đoàn kết được với nhau một cách rất ấn tượng.
Phía trước là hơn 6 tháng nữa, với không ít
phương cách, sáng kiến có thể có trong các tầng lớp nhân dân, trong đó
hy vọng có cả việc tìm ra cho nhà cầm quyền những kênh đối thoại hợp lý
với dân, và một giải pháp tế nhị, đỡ mất mặt khi phải chấp nhận một phần
nào đó trong những đòi hỏi phải nới rộng dân chủ, trước một cơ hội mà
có lẽ đã ngót một phần tư thế kỷ qua mới có được.
(Trích bình luận của Ba Sàm trong trang tin thứ 5 ngày 7.3.2013)
Sau đây là hàng loạt bài viết liên quan đến cuộc vận động dân chủ đang sôi nổi diễn ra:
Nguyễn Đắc Kiên: Cái khốc hại của độc đảng
- Nguyễn Quang A: Luật về đảng hay luật về Đảng?
- Tiêu Dao Bảo Cự: Suy nghĩ về việc kiến tạo sức mạnh dân tộc để dân chủ hóa đất nước
- Lê Xuân Khoa: Cơ hội và thời điểm thích hợp nhất cho trí thức thi hành sứ mệnh lịch sử
- Bùi Văn Bồng : QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP
- Phạm Văn Điệp : Phản biện một bài viết trên báo Tạp chí Cộng sản
- Người Buôn Gió : Đúng hết thì còn lấy ý kiến gì?
- VOA: Phản ứng người Việt hải ngoại về việc ‘dự thảo sửa đổi’ Hiến pháp 1992
- Tô Hải: Nhật ký mở lại lần thứ 35: VÌ SAO VỪA NÓI LẠI VỪA… RUN?
Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét