Như đã dự đoán trong bài Nhìn đến 2013
từ cuối năm 2011, năm nay diễn biến tình hình trong nước có nhiều cái
đám cưới chạy tang - shotgun wedding. Từ 3 tháng qua, câu chuyện đám
cưới chạy tang có thể kể ra thì rất nhiều, nhưng tiêu biểu chỉ nằm trong
2 vấn đề chính trị và kinh tế.
Đầu tiên, và đình đám nhất là cuộc đám cưới chạy tang về mặt chính trị.
Cái mà hôm qua, trang báo Tiền Phong đã liệt ra, hiếp dâm hiến pháp -
hiếp pháp. Có lẽ, yếu tố quan trọng nhất làm cho việc phải sửa đổi hiến
pháp là việc đàm phán vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên
Thái Bình dương - TPP: Trans-Pacific Stratergic Economic Partership
Agreement. Một trong những yếu tố cơ bản để được vào TTP là, kinh tế thị
trường tự do hoàn toàn, chứ không có cái kiểu kinh tế định hướng xã hội
chủ nghĩa, với kinh tế nhà nước làm chủ đạo như Trung Hoa và Việt Nam
hiện nay. Nên một trong những điểm mấu chốt sửa đổi hiến pháp là, bỏ đi
cụm từ kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Vì cuối năm nay, 2013, là kết thúc
đàm phán TPP.
Vấn đề thứ hai của chính trị là, thông qua sửa đổi hiến pháp để chia đều
quyền lực trong các phe nhóm cầm quyền, mà lâu nay nó tụ về một chỗ,
làm mất quyền lợi các phe nhóm khác trong đảng độc quyền lãnh đạo.
Vấn đề thứ ba của chính trị là, thông qua đó hợp thức hóa các sân sau và
của chìm, của nổi lâu nay được đảng cầm quyền tạo điều kiệt tốt cho
tham nhũng và tha hóa.
Và cuối cùng là tăng sự giám sát, theo dõi, và siết chặt quản lý người
dân hơn, khi uy tín của đảng độc quyền lãnh đạo xem như con số không to
tướng, sau bao năm theo chủ thuyết của Joseph Goebbell - chân lý là hàng
ngàn lần nói láo. Cuối cùng, thay vì sửa đổi hiến pháp kết thúc vào
31/3/2013 thì phải dời đến 30/9/2013. Một đám cưới hiến pháp mà không
được chuẩn bị kỹ càng.
Nhưng cuộc đám cưới chạy tang chính trị không cấp kỳ bằng cuộc đám cưới
chạy tang trong kinh tế. Khi rừng đã khai thác cạn kiệt. Than đá cũng
sắp phải nhập. Còn dầu khí ở biển Đông thì xem như rất khó khăn vì vừa
cạn những ô khai thác cũ, nhưng những ô phát hiện mới lại bị anh cả đỏ
Trung Hoa bao vây, gây khó dễ. Trong khi đó, nợ xấu vì bất động sản đóng
băng. Sức mua của dân cạn kiệt. Nợ công với nước ngoài lên đến 50% GDP
của các nắm đấm thép sụp đổ, vì tham nhũng, và không có khả năng quản lý
trong một nền chính trị thối nát, đã đến kỳ phải trả.
Có lẽ vì thế nên, hôm qua, ngân hàng nhà nước buộc lòng phải kêu đấu thầu 26.000 lượng vàng, song thất bại,
vì dân không còn lòng tin khi giá ban đầu đã cao hơn giá thị trường đến
nửa triệu đồng mỗi lạng vàng, dù có 2 "khách hàng" làm cò mồi chêm lửa
cho cuộc đấu thầu. Nhưng dù cho giá vàng đấu thầu có rẻ hơn giá thị
trường thì, cũng không ai bỏ tiền ra mua, khi vàng đó, không được bán, sang nhượng hay dùng làm vật thế chấp để vay mượn làm ăn.
Có ai biết làm ăn mà để đồng tiền nằm yên bao giờ? Thế nhưng thay vì
với cái gọi là bình ổn giá vàng, cuộc đấu thầu vàng làm cho giá vàng thị trường bấn loạn do giá quá cao.
Buổi sáng thất bại trong đấu thầu vàng, nên phải làm cái đám cưới chạy tang tăng giá xăng ngay buổi chiều,
với 1.430 đồng mỗi lít, làm giá xăng A92 lên đến 24580 đồng một lít,
phá luôn kỷ lục giá xăng 23.800 hồi tháng 4/2012. Trong khi, chỉ mới
cách đây đúng 1 tháng ông thủ tướng đăng đàng tuyên bố chưa tăng giá
xăng lúc này. Nhưng buộc phải tăng giá xăng trong khi giá dầu thế giới đang giảm.
Dù là một đứa trẻ ngây thơ cũng thấy cái bất hợp lý, khi ông bộ trưởng
chủ nhiệm văn phòng chính phủ lên thanh minh, thanh nga vấn đề phải tăng
giá xăng vì lỗ, vì cạn kiệt quỹ bình ổn, vì giá xăng dầu nước mình cao
hơn ở Campuchea và Lào, v.v... và v.v... vì giá xăng của nước ta có thấp
thì cũng cao hơn giá xăng cao nhất ở nước Mỹ với chỉ 4.05USD/gallon tại
California, với tỷ giá đô la hôm nay là 20.965 đồng/USD, mà giá xăng
này các doanh nghiệp Mỹ đã có lãi sau khi đóng 12cents về phí và thuế.
Các loại phí, thuế cơ cấu nên giá xăng rất vô lý
Một đất nước có mỏ dầu, đang khai thác dầu, nhưng chưa bao giờ người dân
được bù lỗ giá xăng dầu, mà người dân phải gánh lấy giá xăng dầu cao
hàng đầu thế giới. Điều chỉ có ở nước Việt Nam thời đảng cộng sản cai
trị. Và điều này đang nói lên cái gì, nếu không là kinh tế đang cạn
kiệt?
Đã thế, bao nhiêu loại phí, thuế và kiểu phạt rất ất ơ như, phí giao thông đường bộ xe gắn máy khi phí này đã đóng vào xăng, phạt đội nón bảo hiểm dõm, phạt xe không chính chủ, phạt quan hệ ngoài luồng, v.v... được các trí thức lộn đầu và lãnh đạo đang bàn rất lùm xùm trên diễn đàn quốc hội bằng tiền thuế của dân. Nó nói lên đám cưới kinh tế mà chưa chuẩn bị đủ tiền.
Đã thế, bao nhiêu loại phí, thuế và kiểu phạt rất ất ơ như, phí giao thông đường bộ xe gắn máy khi phí này đã đóng vào xăng, phạt đội nón bảo hiểm dõm, phạt xe không chính chủ, phạt quan hệ ngoài luồng, v.v... được các trí thức lộn đầu và lãnh đạo đang bàn rất lùm xùm trên diễn đàn quốc hội bằng tiền thuế của dân. Nó nói lên đám cưới kinh tế mà chưa chuẩn bị đủ tiền.
Tất cả những điều trên, nó thể hiện một cuộc đám cưới chạy tang giữa chế
độ chính trị thối nát phối hôn với dân tộc và tổ quốc Việt đã đến lúc
tính chuyện ly hôn chăng?
Tư Gia, 23h30' ngày thứ Sáu, 29/3/2013
Copy từ: BS Hồ Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét