PGS-TS NGUYỄN THANH TÚ CÓ MẮC BỆNH THẦN KINH KHI VIẾT: "ĐẢNG KẾ TỤC LỊCH SỬ VÀ LÀM NÊN LỊCH SỬ" ?
Hoàng Đạo Sử.
Sang Quý Tỵ, năm "Con Rắn", tôi đã bước vào cái tuổi 79, sắp sửa 80. Tôi không muốn "khoe" tuổi tác để ra vẻ mình đã già mà chỉ muốn nói lên vài suy nghĩ của một "ông già lẩm cẩm" về thế sự mà thôi.
Tình cờ đọc bài "Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng
trong Hiến pháp là hợp lý, hợp
tình" của một vị "Tiến sĩ" nào đó ít được nhiều người biết
đến, ông Nguyễn Thanh Tú. Trước hết. tôi rất quý
thì giờ của độc giả, kể cả độc giả
mạng, không dám làm mất nhiều thì giờ của các vị, nên chỉ viết vài suy nghĩ nhỏ thôi. Tôi không có ý định
tranh luận với tác giả bài báo vì
sự thật đã hiển nhiên, đã có thể thấy rõ vai trò của Đảng Cộng sản trong tiến trình lịch sử nước nhà. Lâu
nay, ta quen nói và dạy học trò nước
Viêt Nam ta có 4000 năm lịch sử. Vậy thì đảng "ta" có bao nhiêu tuổi ?
Nếu kể từ khi tiền thân của
Đảng là "Việt Nam thanh niên
cách mạng đồng chí Hội" thì Đảng "ta" cho đến nay mới có 88
năm, chưa được một thế kỷ, chiếm khoảng một phần
45 thời gian của lịch sử đất nước.
Thế mà ông Tú nói rằng "Đảng kế tục lịch sử và làm nên lịch sử !" Mới sinh ra được gần 90 năm mà dám vỗ
ngực "làm nên lịch sử",
không biết Tiến sĩ Tú có mắc bệnh thần kinh không đấy?
Nếu nói là lịch sử của cộng sản Việt nam lại càng không đúng, vì
cộng sản Việt Nam mới có từ năm
1930, còn Việt Nam đã có từ thời Hùng Vương, cách đây hàng nghìn năm, trải qua rất nhiều triều đại, chỉ
kể từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn
và Hồ Chí Minh thì cũng đã mấy nghìn năm. Làm sao Đảng cộng sản Việt Nam "làm nên lịch sử" được.
Nếu có thì đảng Cộng sản Việt Nam
chỉ có thể có riêng lịch sử của mình, có thành công và có thất bại, có thành tích và khuyết điểm, thậm chí khuyết
điểm nghiêm trọng, có làm lợi cho
nhân dân (chứ chưa phải cho toàn dân tộc), cũng có thời kỳ gây ra oan ức và tai hại không nhỏ đối với
nhân dân, như mọi người nghiên cứu
lịch sử nói chung và lịch sử Đảng Cộng sản đã biết…
Tôi đã qua một lớp học về
lịch sử Đảng nói chung và lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, mặc dù giáo trình giảng dạy không nói
nhiều về khuyết điểm, càng né tránh những khuyết
điểm nghiêm trọng, không thể nêu
những thiệt hại về mọi mặt do "khuyết điểm nghiêm trọng ấy" mang lại. Công và tội của Đảng cần có thời
gian để chính lịch sử Việt nam
đánh giá và kết luận. Vậy thì đảng Cộng sản Việt Nam đã "làm
nên lịch sử" là lịch sử nào ? Lịch sử tính
từ khi có Đảng đến nay, hay lịch sử
từ thời Hùng Vương ? Thời Hai Bà Trưng đã có Đảng Cộng sản chưa, thời Trần Hưng Đạo, thời Lê Lợi và Nguyễn
Trãi đã có Đảng Cộng sản chưa ?
Ông Nguyễn Thanh Tú nghĩ sao về điều này ? Nếu nói "làm nên lịch sử" từ khi có Đảng (3-2-1930) đến nay, thì một
là thời gian còn ngắn, lịch sử
cũng không dài, vả lại nhân dân, tất nhiên là dưới sự lãnh đạo của đảng, đã làm nên lịch sử chứ không phải
chỉ có Đảng cộng sản làm nên lịch
sử.
Sau thành lập đảng 1930, xảy
ra "Xô viết Nghệ Tĩnh"
và sau đó bị thực dân phong kiến dìm nhân dân Nghệ Tĩnh vào biển máu. Nhân dân hi sinh, có cả đảng viên cộng sản và quần
chúng cách mạng. Vậy xương máu của
nhân dân làm nên lịch sử, chứ không phải chỉ có Đảng làm nên lịch sử.
Rồi sau khởi nghĩa Ba Tơ,
khởi nghĩa Bắc Sơn, khời nghĩa
Nam Kỳ, tất cả cũng đã bị thực dân phong kiến đàn áp dã man và nhiều chục vạn nhân dân bị giết hại. Vậy nhân dân
làm nên lịch sử chứ không phải chỉ
đảng cộng sản. Đến Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, lúc đó có khoảng 5000 đảng viên, chủ yếu là bộ máy
lãnh đạo của Đảng chứ không phải
là tất cả đảng viên, bên cạnh đó còn có lực lượng rất đông đảo các tổ chức chính trị, các tầng lớp nhân dân,
có tổ chức chính trị do đảng lãnh đạo, cũng có những tổ chức
và cá nhân chưa chịu sự lãnh đạo của
Đảng đã tham gia giành chính quyền từ tay thực dân phong kiến. Một bộ phận trí thức, kể cả quan lại cũ,
theo cách mạng là do tin vào uy
tín của Cụ Hồ, chứ thực sự họ chưa biết nhiều lắm về tính chất và vai trò của Đảng cộng sản. Vậy ai là người
làm nên lịch sử, làm nên thành
công của Cách mạng tháng Tám dẫn đến thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Lúc đó, vai trò của Mặt trận
Việt Minh (tất nhiên do đảng lập
ra nhưng không phải hoàn toàn là cộng sản), vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, và vai trò của
hai Đảng "hợp pháp" là Đảng
Xã hội và Đảng Dân chủ? Nếu nói "Đảng cộng sản làm nên lịch sử, chỉ tính lịch sử gần đây thôi, vô tình chúng ta
quên mất công lao của Mặt trận Việt
Minh và công lao của hai Đảng xã hội và Đảng dân chủ.
Trong hơn 20 năm tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam Việt Nam, đương đầu với đế quốc Mỹ và tay sai, người tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến này là Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam (thực chất là một bộ phận của Đảng Lao động Việt Nam, nhưng vai trò phải "chìm đi" nếu không thì bị khủng bố trắng, và chủ yếu là do chỉ đạo của Trung ương đảng từ miền Bắc. Nhưng thực chất, vai trò lãnh đạo khác với vai trò lịch sử, lại càng không thể nói Đảng làm nên lịch sử.
Trong tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến 20 năm ở miền Nam còn có Mặt trận Dân tộc giải phóng, còn có Liên minh các lực lượng dân chủ và hoà bình Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, chứ không phải hoàn toàn là Đảng Nhân dân cách mạng, hiểu một cách khác là Trung ương Cục miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam, mãi sau 30-4-1975 mới là Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất. Tóm lại, lịch sử 4000 năm cũng như lích sử một thế kỷ qua, mặc dù có vài trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì nhân dân Việt Nam ở cả hai miền đã "làm nên lịch sử". Trong lãnh đạo cách mạng. Đảng không chỉ dựa vào số đông đảng viên mà cái chủ yếu là dựa vào đường lối chính sách đúng đắn (nhưng không phải lúc nào và bao giờ cũng đúng) và dựa vào chính nghĩa dân tộc chống ngoại xâm chứ không phải hoàn toàn dựa vào cái chất "cộng sản" mà đi đến thắng lợi cuối cùng, trong đó phải kể đến việc dựa vào uy tín vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Diễn biến thế giới nhiều thập kỷ qua đã chứng minh, Đảng cộng sản và phong trào cộng sản và công nhân thế giới không phải lúc nào và bao giờ, ở nước nào cũng là ngọn cờ thắng lợi và "làm nên lịch sử".Chúng ta đã từng chứng kiến trong một thời gian dài đảng Cộng sản Liên Xô "thành trì" cách mạng thế giới với mấy chục triệu dảng viên đã lãnh đạo và tổ chức cho nhân dân Liên Xô và nhân dân nhiều nước Đông Âu chiến thắng chủ nghĩa phát xít, hình thành phe xã hội chủ nghĩa tưởng như rất hùng mạnh. Nhưng cuối cùng, trong điều kiện phát triển của thế giới, chủ thuyết của Đảng cộng sản và thực tế lãnh đạo của đảng cộng sản đã dân đến sự sụp đổ toàn hệ thống XHCN ở Đông Âu, còn lại một số ít nước Châu Á và Mỹ La tinh còn theo, nhưng cũng đã phải đổi mới cơ bản, chủ yếu là đổi mới theo con đương riêng của mối nước, nhưng tựu trung lại là mang mầu sắc và cách làm của chủ nghĩa tư bản hoặc dân tộc chủ nghĩa một cách đúng đắn. Trên thế giới hiện nay, chủ nghĩa dân chủ, biết xây dựng nền dân chủ thật sự, biết tôn trọng vai trò của nhân dân mới là con đường phát triển mạnh mẽ, tập hợp các dân tộc trong mỗi nước và trên toàn thế giới. Điểu này, Đảng cộng sản với sự "bảo thủ", duy trì những lý luận lỗi thời thì không thể làm được, lịch sử sẽ không còn thừa nhận vai trò của nó nữa.
Tôi biết rõ công lao lãnh đạo "toàn diện và tuyệt đối" của Đảng cộng sản trong 88 năm có đảng (kể cả tổ chức tiền thân). Trong thời gian chưa nhiều ấy không thể so với lịch sử phát triển của dân tộc, của toàn dân tộc Việt Nam. Ấy là chưa nói đến nhiều khi đảng ra những chủ trương chính sách quan điểm sai lầm, không phù hợp đã dẫn đến những sai làm nghiêm trọng kéo lùi lịch sử phát triển của dân tộc nhiều năm ?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú hãy cho "ông già Khốt ta bít" này biết, trong giảm tô, CCRĐ 1953 - 1956, bao nhiều đảng viên cán bộ của Đảng Lao động bị giết oan, bị tù đầy oan, có bao nhiều văn nghệ sĩ bị cho là hoạt động trong nhóm Nhân văn giai phẩm bị oan và bị tù dai dẳng đến 40 - 50 năm, trong đó có những đảng viên của Đảng?
Trong hơn 20 năm tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam Việt Nam, đương đầu với đế quốc Mỹ và tay sai, người tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến này là Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam (thực chất là một bộ phận của Đảng Lao động Việt Nam, nhưng vai trò phải "chìm đi" nếu không thì bị khủng bố trắng, và chủ yếu là do chỉ đạo của Trung ương đảng từ miền Bắc. Nhưng thực chất, vai trò lãnh đạo khác với vai trò lịch sử, lại càng không thể nói Đảng làm nên lịch sử.
Trong tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến 20 năm ở miền Nam còn có Mặt trận Dân tộc giải phóng, còn có Liên minh các lực lượng dân chủ và hoà bình Việt Nam và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, chứ không phải hoàn toàn là Đảng Nhân dân cách mạng, hiểu một cách khác là Trung ương Cục miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam, mãi sau 30-4-1975 mới là Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất. Tóm lại, lịch sử 4000 năm cũng như lích sử một thế kỷ qua, mặc dù có vài trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì nhân dân Việt Nam ở cả hai miền đã "làm nên lịch sử". Trong lãnh đạo cách mạng. Đảng không chỉ dựa vào số đông đảng viên mà cái chủ yếu là dựa vào đường lối chính sách đúng đắn (nhưng không phải lúc nào và bao giờ cũng đúng) và dựa vào chính nghĩa dân tộc chống ngoại xâm chứ không phải hoàn toàn dựa vào cái chất "cộng sản" mà đi đến thắng lợi cuối cùng, trong đó phải kể đến việc dựa vào uy tín vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Diễn biến thế giới nhiều thập kỷ qua đã chứng minh, Đảng cộng sản và phong trào cộng sản và công nhân thế giới không phải lúc nào và bao giờ, ở nước nào cũng là ngọn cờ thắng lợi và "làm nên lịch sử".Chúng ta đã từng chứng kiến trong một thời gian dài đảng Cộng sản Liên Xô "thành trì" cách mạng thế giới với mấy chục triệu dảng viên đã lãnh đạo và tổ chức cho nhân dân Liên Xô và nhân dân nhiều nước Đông Âu chiến thắng chủ nghĩa phát xít, hình thành phe xã hội chủ nghĩa tưởng như rất hùng mạnh. Nhưng cuối cùng, trong điều kiện phát triển của thế giới, chủ thuyết của Đảng cộng sản và thực tế lãnh đạo của đảng cộng sản đã dân đến sự sụp đổ toàn hệ thống XHCN ở Đông Âu, còn lại một số ít nước Châu Á và Mỹ La tinh còn theo, nhưng cũng đã phải đổi mới cơ bản, chủ yếu là đổi mới theo con đương riêng của mối nước, nhưng tựu trung lại là mang mầu sắc và cách làm của chủ nghĩa tư bản hoặc dân tộc chủ nghĩa một cách đúng đắn. Trên thế giới hiện nay, chủ nghĩa dân chủ, biết xây dựng nền dân chủ thật sự, biết tôn trọng vai trò của nhân dân mới là con đường phát triển mạnh mẽ, tập hợp các dân tộc trong mỗi nước và trên toàn thế giới. Điểu này, Đảng cộng sản với sự "bảo thủ", duy trì những lý luận lỗi thời thì không thể làm được, lịch sử sẽ không còn thừa nhận vai trò của nó nữa.
Tôi biết rõ công lao lãnh đạo "toàn diện và tuyệt đối" của Đảng cộng sản trong 88 năm có đảng (kể cả tổ chức tiền thân). Trong thời gian chưa nhiều ấy không thể so với lịch sử phát triển của dân tộc, của toàn dân tộc Việt Nam. Ấy là chưa nói đến nhiều khi đảng ra những chủ trương chính sách quan điểm sai lầm, không phù hợp đã dẫn đến những sai làm nghiêm trọng kéo lùi lịch sử phát triển của dân tộc nhiều năm ?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú hãy cho "ông già Khốt ta bít" này biết, trong giảm tô, CCRĐ 1953 - 1956, bao nhiều đảng viên cán bộ của Đảng Lao động bị giết oan, bị tù đầy oan, có bao nhiều văn nghệ sĩ bị cho là hoạt động trong nhóm Nhân văn giai phẩm bị oan và bị tù dai dẳng đến 40 - 50 năm, trong đó có những đảng viên của Đảng?
Bao nhiều nhà tư sản dân tộc, người của tầng lớp trên bị vu oan và bị cộng
sản xử trí. bắt họ đi lao động khổ
sai và chết mất xác nơi rừng thiêng nước độc, bao nhiêu tài năng đáng lẽ có thể cống hiến cho đất nước
bị thui chột ? Tại sao "địa
chủ Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên bị giết, trong khi bà đã có công nuôi hàng trung đoàn bộ đội ta, đã có mấy
người con thamgia làm sĩ quan cấp tá của QĐND Việt Nam ?
Đây cũng là những vấn đề của lịch sử chưa xa, cũng là những "thành quả mà
có mặt lãnh đạo của đảng cộng sản.
Vậy thì đảng cộng sản làm nên lịch sử ở chỗ nào và là lịch sử dân tộc hay là lịch sử của một đảng mà thôi ?
Nếu nói rằng Đảng cộng sản làm nên
lịch sử thì Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ Việt Nam có làm nên lịch sử không ? Họ cũng có những đóng góp
cho cách mạng đấy chứ.
Nay mặc nhiên đảng Cộng sản giữ lấy (hoặc chiếm lấy) quyền lãnh đạo thì việc đó là của Đảng. Cứ thử tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thật sự rộng rãi, thật sự dân chủ xem nhân dân còn thừa nhận sự lãnh đạo ấy không ? Tôi tin rằng trong thời đại hiện nay, khi mà dân trí đã được nâng lên, thì chưa chắc dân đã cần "một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, quan liêu, tham nhũng..." ấy lãnh đạo họ. Nếu hiện nay, một là Đảng phải tự lột xác, tu chỉnh, rèn luyện đạo đức, triệt để chống thành công quốc nạn tham nhũng; hai là Đảng còn tham nhũng quan liêu, ức hiếp dân chúng như hiện thời thì nên từ bỏ vai trò lịch sử của mình, để nhân dân tự tôn người lãnh đạo chân chính của mình. Đấy mới là yêu cầu của lịch sử. Vì vậy, nếu chưa chịu từ bỏ Điều 4 của Hiến pháp, thì cứ việc ghi vào đó. Hiến pháp ghi là một chuyện còn lòng dân là chuyện khác. Dân Việt Nam có đầy đủ trí khôn để chọn người lãnh đạo mình siết chặt đội ngũ, chống xâm lược và xây dựng thành công đất nước mình giầu đẹp văn minh. Đây mới là chân lý, mà đã là chân lý thì muốn nói gì thì nói cũng không thể thay đổi.
Đảng thì có thể mất và thay đổi, dù sao cũng là một tổ chức chính trị, được lòng dân thì dân ủng hộ (và đã từng ủng hộ và bảo vệ), còn ngược lại thì không, chứ đất nước Việt Nam, đất nước của Các Vua Hùng thì nhất định không thể mất, dù người Việt Nam có hi sinh bao nhiêu đi chăng nữa cũng không bao giờ để đất nước rơi vào tay kẻ khác. Hai Bà Trưng là hai người đàn bà còn khởi nghĩa thành công. Trần Hưng Đạo ba lần chiến thắng Nguyên Mông, Lê Lợi Nguyễn Trãi mười năm kháng chiến gian khổ vẫn chiến thắng quân Minh, Nhà Tây Sơn oanh liệt một thời và thời đại Hồ Chí Minh cũng đã chiến thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, bành trướng Bắc Kinh, lũ diệt chủng phía Tây Nam...không khi nào chịu khuất phục và vẫn có thể xây dựng được dân giầu nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Dân Việt Nam không bào giờ đi theo bọn quan liêu, tham nhũng, ức hiếp dân, làm giầu trên lưng nhân dân....
Nay mặc nhiên đảng Cộng sản giữ lấy (hoặc chiếm lấy) quyền lãnh đạo thì việc đó là của Đảng. Cứ thử tổ chức cuộc trưng cầu dân ý thật sự rộng rãi, thật sự dân chủ xem nhân dân còn thừa nhận sự lãnh đạo ấy không ? Tôi tin rằng trong thời đại hiện nay, khi mà dân trí đã được nâng lên, thì chưa chắc dân đã cần "một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, quan liêu, tham nhũng..." ấy lãnh đạo họ. Nếu hiện nay, một là Đảng phải tự lột xác, tu chỉnh, rèn luyện đạo đức, triệt để chống thành công quốc nạn tham nhũng; hai là Đảng còn tham nhũng quan liêu, ức hiếp dân chúng như hiện thời thì nên từ bỏ vai trò lịch sử của mình, để nhân dân tự tôn người lãnh đạo chân chính của mình. Đấy mới là yêu cầu của lịch sử. Vì vậy, nếu chưa chịu từ bỏ Điều 4 của Hiến pháp, thì cứ việc ghi vào đó. Hiến pháp ghi là một chuyện còn lòng dân là chuyện khác. Dân Việt Nam có đầy đủ trí khôn để chọn người lãnh đạo mình siết chặt đội ngũ, chống xâm lược và xây dựng thành công đất nước mình giầu đẹp văn minh. Đây mới là chân lý, mà đã là chân lý thì muốn nói gì thì nói cũng không thể thay đổi.
Đảng thì có thể mất và thay đổi, dù sao cũng là một tổ chức chính trị, được lòng dân thì dân ủng hộ (và đã từng ủng hộ và bảo vệ), còn ngược lại thì không, chứ đất nước Việt Nam, đất nước của Các Vua Hùng thì nhất định không thể mất, dù người Việt Nam có hi sinh bao nhiêu đi chăng nữa cũng không bao giờ để đất nước rơi vào tay kẻ khác. Hai Bà Trưng là hai người đàn bà còn khởi nghĩa thành công. Trần Hưng Đạo ba lần chiến thắng Nguyên Mông, Lê Lợi Nguyễn Trãi mười năm kháng chiến gian khổ vẫn chiến thắng quân Minh, Nhà Tây Sơn oanh liệt một thời và thời đại Hồ Chí Minh cũng đã chiến thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, bành trướng Bắc Kinh, lũ diệt chủng phía Tây Nam...không khi nào chịu khuất phục và vẫn có thể xây dựng được dân giầu nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh. Dân Việt Nam không bào giờ đi theo bọn quan liêu, tham nhũng, ức hiếp dân, làm giầu trên lưng nhân dân....
H.Đ.S.
Copy từ: NV Phạm Viết Đào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét