CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình bất tài do ...báo chí.


Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Một nửa khó khăn của ngành ngân hàng năm 2012 là do... báo chí

Đây là kết luận của Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình trong buổi gặp gỡ báo chí nhân dịp cuối năm, ngày 27/12 /2012. Trước việc “đá bóng” của người đứng đầu ngành ngân hàng, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng lẽ ra nên ghi nhận và hoan nghênh báo chí đã đồng hành vì lợi ích chung của hệ thống ngân hàng chứ không nên đổ khó khăn cho báo chí.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
Tại cuộc họp mặt báo chí, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình thể hiện sự hài lòng với những thành công trong các mục tiêu kinh tế vĩ mô về lạm phát, thanh khoản, lãi suất và thị trường vàng. Tuy nhiên, ông Bình trăn trở vì: “Trong 100% khó khăn của ngành ngân hàng thì báo chí đã gây ra đến 40%-50%.” Ông Bình cho rằng sự ủng hộ, đồng thuận của báo chí chưa cao, chạy theo vụ việc đơn lẻ, thổi lên quá đà, tạo dư luận chung trong xã hội không tốt…
Thống đốc không thể đổ thừa cho báo chí, đáng ra phải ghi nhận, hoan nghênh báo chí đã đồng hành vì lợi ích chung của hệ thống ngân hàng. (TS Nguyễn Trí Hiếu).
Trên thực tế, các vụ việc lớn đều bắt nguồn từ những sự việc đơn lẻ và rời rạc. Nếu không có sự phát hiện kịp thời mang tính cảnh báo của báo chí thì không biết các vụ vi phạm, cố ý làm trái trong ngành ngân hàng nói riêng và các lĩnh vực khác trong xã hội nói chung sẽ đi đến đâu. Xét cho cùng, kể cả lĩnh vực quản lý nhà nước lẫn hoạt động báo chí đều không thể vượt qua luật pháp. Liệu báo chí nào có thể bằng việc thổi phồng, vu khống mà đẩy được cả ngành ngân hàng từ trong sạch đến phải vấy bẩn bởi nhóm lợi ích, từ lành mạnh tới chuyện phải sở hữu chéo, từ thịnh vượng đến chỗ sa vào những khoản nợ xấu hàng trăm ngàn tỷ đồng, từmột ngành mơ ước đến một chuỗi thất vọng kéo dài…?! Nếu hoạt động quản lý nhà nước dễ dàng bị chi phối đến 50% bởi báo chí đến như vậy thì không loại trừ 50% còn lại cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố “mạnh” hơn báo chí. Vậy vai trò của các nhà hoạch định và điều hành chính sách được thể hiện ở đâu?!
 
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu
 
Không đồng tình với quan điểm của Thống đốc, trong phần trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật TP.HCM, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Thống đốc nên xem lại phát ngôn của mình. Nếu không có báo chí phanh phui ra tiêu cực, sai phạm của ngân hàng, chỉ ra bất ổn trong điều hành chính sách, phản ảnh những khó khăn của doanh nghiệp, kỳ vọng của người  dân với chính sách tiền tệ thì ngành ngân hàng khó mà rút ra được bài học gì. Thậm chí, ông Hiếu còn cho rằng báo chí chưa hoàn thành hết trong vai trò của mình khi chưa phản ánh được tất cả sự thật đằng sau câu chuyện điều hành ngân hàng, phương thức kinh doanh của giới ngân hàng.
“Bóng ma” tham nhũng có vẻ như đã len lỏi trong cách giám sát của cơ quan thanh tra ngân hàng... Tôi cho rằng vấn đề phục hồi niềm tin của người dân về chính sách tiền tệ, xử lý nợ xấu, nhóm lợi ích là quan trọng nhất. (TS Nguyễn Trí Hiếu)
Trái với sự hài lòng của Thống đốc Bình về kết quả điều hành ngành ngân hàng năm 2012, TS Hiếu cho rằng tiến độ xử lý nợ xấu của ngân hàng quá chậm và lúng túng, tuy vấn đề này đã được đặt ra từ đầu năm. Theo ông Hiếu thì nợ xấu mới chỉ được chẩn bệnh chứ chưa có phác đồ điều trị. Ngay như con số nợ xấu còn chưa thống nhất. Tỷ lệ nợ xấu theo thanh tra NHNN là trên 8%, song theo ông Hiếu phải lên đến 15%. Ông Hiếu cũng nhận xét, NHNN điều hành lãi suất không hiệu quả, theo kiểu nửa nọ nửa kia khi đầu vào áp trần, đầu ra thả nổi khiến thị trường chông chênh, méo mó. Nếu thả nổi được lãi suất mà khiến những ngân hàng yếu, không có năng lực phải phá sản, bị loại khỏi thị trường thì nên thả. Tuy nhiên, NHNN lại cho rằng để “bảo vệ hệ thống” nên nâng đỡ ngân hàng yếu, tạo nên tình trạng điều hành không dứt khoát.
 
Trường Giang 
 
 

Copy từ: Sống Mới


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét