CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

'Nói Sài Gòn vi phạm Hiệp định là quá đáng'



Ông Bùi Diễm, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ, quan sát viên tại Hòa đàm Paris 1973, nhìn lại sự kiện lịch sử sau 40 năm.
Ông Bùi Diễm
Cựu Đại sứ Bùi Diễm là quan sát viên tại Hòa đàm Paris của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ giai đoạn từ 1967-1972 cho rằng việc nói Chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Paris 1973 là 'quá đáng.'
Trao đổi với BBC Việt ngữ nhân đánh dấu 40 năm ký kết Hiệp định (1973-2013), ông Bùi Diễm, người cũng là quan sát viên do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định tại Hòa đàm ở Paris, phản bác một số ý kiến nói chính Chính quyền Sài Gòn đã 'vi phạm hiệp định.'
Ông nói: "Nếu nói chính quyền ở miền Nam Việt Nam đã vi phạm hiệp định Ba-Lê là quá đáng là bởi vì sự thực ra những người ở miền Bắc đã chủ trương rõ rệt là để lại, mà họ đã làm được việc đó qua Hiệp định Ba-Lê, là giữ lại một số quân của họ ở trong miền Nam."
"Và đến khi Hiệp định Ba Lê ký kết, thì những lực lượng võ trang đó bắt đầu khởi một cuộc công kích, mà người ta thấy về sau có những trận như trận Bình Long, rồi những trận ở Ban-Mê-Thuật, rồi từ đó mới lan sang trường hợp gọi là chiến tranh quy mô, những đoàn quân miền Bắc tiến vào miền Nam."
Về hành xử của Hoa Kỳ trong biến cố Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa gần 1 năm sau Hiệp định Paris ký kết, ông Diễm nói Washington đã tận dụng một đạo luật của Quốc hội không cho tái sử dụng quân đội Mỹ ở Đông Nam Á "như một cái cớ" để "tránh đối đầu với Trung Cộng."
Ông Diễm cho rằng việc Hoa Kỳ đã không 'thông báo' trước về khả năng Trung Quốc tấn công quần đảo này liên quan tới tính toán của Washington về "quyền lợi quốc gia" của họ trong một bối cảnh mà cường quốc này được cho là điều chỉnh chiến lược.
Ở phần đầu cuộc trao đổi với Quốc Phương của BBC, ông Bùi Diễm trả lời câu hỏi liệu Hiệp định Paris có điểm hạn chế gì quan trọng nhất cần được xem xét như một bài học.



Copy từ: BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét