CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Nhật triệu đại sứ Trung Quốc đến phản đối vụ tranh chấp đảo


Dãy đảo đang có tranh chấp, người Nhật gọi là Senkaku, và người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
 
Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

  • Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.

  • Gồm 8 đảo không người ở.

  • Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.

  • Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
 
 
Nhật Bản triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối sự hiện diện của tàu chính phủ nước này gần những đảo đang tranh chấp, trong khi căng thẳng âm ỉ về lãnh thổ tiếp tục cản trở mối quan hệ giữa hai cường quốc châu Á.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm nay đã lên tiếng "phản đối mạnh mẽ" Trung Quốc trong một cuộc họp giữa các quan chức ngoại giao cấp cao, và yêu cầu Bắc Kinh dừng đưa tàu đến các đảo do Nhật quản lý.

Nhật cho biết 4 tàu hải giám của Trung Quốc đã xâm nhập khu vực xung quanh quần đảo giàu tài nguyên vào thứ Hai và ở lại đó trong 13 tiếng.

Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga gọi động thái này là "cực kỳ bất thường" và "đáng tiếc."

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần đưa tàu đến vùng biển tranh chấp. Hành động này, theo một số nhà phân tích, là nỗ lực của Bắc Kinh nhắm xác lập thực tế là Trung Quốc có thể đến và đi tùy ý.

Trung Quốc đã nổi giận sau khi Nhật Bản mua các hòn đảo từ một chủ đất tư nhân người Nhật hồi tháng Chín.

Tranh chấp đã leo thang trong những tuần gần đây kể từ khi Trung Quốc bắt đầu gửi máy bay giám sát biển đến gần nhóm đảo và khiến Nhật Bản phản ứng lại bằng cách điều máy bay chiến đấu tới.

Các đảo này, Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, được bao quanh bởi những ngư trường phong phú và nguồn năng lượng tiềm tàng.

Những đảo này có lịch sử lâu dài về căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Nhật Bản cho biết họ đã phát hiện ra những đảo không người ở này vào cuối thế kỷ 19.

Trung Quốc phản bác tuyên bố của Nhật và nói rằng bản đồ cổ xưa cho thấy các đảo này đã được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền từ thế kỷ 14.  


Copy từ: VOA


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét