Từ tháng 11-2012 đến nay, đã có 5 ca tử vong vì tiêm vắc-xin Quinvaxem... Tuy nhiên, theo kết luận mới nhất của cơ quan chuyên môn, các ca tử vong này không liên quan đến chất lượng vắc-xin
Sau
khi Bộ Y tế chính thức ra thông báo về 3 trường hợp tử vong sau tiêm
chủng vắc-xin “5 trong 1” (phòng bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan
B và viêm màng não mủ) tại xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp - Nghệ An,
chiều 7-1, GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương, Chủ nhiệm chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia,
cho biết chưa tìm ra bằng chứng do chất lượng vắc-xin.
Người dân và giới chức y tế lo ngại về Quinvaxem sau khi có đến 5 trẻ em tử vong sau khi tiêm loại vắc-xin này. Ảnh: HỒNG THÚY
Không phải do chất lượng vắc-xin(?)
Theo
ông Hiển, kết quả xét nghiệm vắc-xin Quinvaxem (lô 1453037, HD:
26-11-2014, SĐK: QLVX-0604-12 do Công ty Berna Biotech Korea Corporation
sản xuất) do Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin sinh phẩm y tế thực hiện
cho thấy vắc-xin này đạt các tiêu chuẩn về chỉ tiêu sinh học, an toàn
chung theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
“Điều
đó chứng tỏ chưa có bằng chứng về chất lượng vắc-xin liên quan đến các
ca tai biến sau tiêm chủng xảy ra ở Nghệ An gần 1 tháng trước đây. Ngoài
ra, kết quả điều tra cũng cho thấy vắc-xin được vận chuyển, bảo quản
đúng quy trình tiêu chuẩn, cán bộ tiêm chủng thực hiện đúng quy định nên
có thể loại trừ nguyên nhân do vắc-xin và do lỗi tiêm chủng” - ông Hiển
khẳng định.
Tuy
nhiên, đại diện Bộ Y tế cũng lo ngại sau những tai biến liên tiếp xảy
ra, tỉ lệ trẻ tiêm chủng vắc-xin sẽ bị giảm đáng kể. Theo ông Hiển, ngay
sau sự cố này, Bộ Y tế đã có văn bản gửi WHO đề nghị chuyển mẫu vắc-xin
này đến một tổ chức kiểm định độc lập của quốc tế cũng như yêu cầu nhà
sản xuất Hàn Quốc thẩm định lại mức độ an toàn.
“Trường
hợp phát hiện vắc-xin có vấn đề về chất lượng, chúng tôi sẽ ngừng sử
dụng ngay” - ông Hiển nói. Lô vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem sử dụng tại
Nghệ An gồm 400.000 liều và đã được sử dụng gần 300.000 liều tại các
tỉnh phía Bắc, từ tỉnh Hà Tĩnh trở ra.
Hiện
Bộ Y tế vẫn đang tạm không sử dụng lô vắc-xin này, chờ kết luận của
WHO. Ngoài ra, còn 8 lô khác vẫn cho sử dụng bình thường. Còn vụ cháu bé
tử vong sau tiêm vắc-xin tại Hà Nội cần chờ kết luận của hội đồng tư
vấn chuyên đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc-xin.
Cũng
theo ông Hiển, vụ 3 cháu bé ở Nghệ An đều không tìm ra được nguyên nhân
gây tử vong vì các cháu đều tử vong ở nhà, không được đưa đến cơ sở y
tế theo dõi và thiếu các bằng chứng về bệnh tật của trẻ. “Tuy nhiên, lô
thuốc này đã sử dụng hơn hàng trăm liều mà các cháu khác đều khỏe mạnh
thì không thể cho rằng đó là do chất lượng vắc-xin” - ông Hiển nhận
định.
Tiêm vắc-xin cho trẻ tại một cơ sở y tế ở Hà Nội (ảnh lớn) và một trong 8 lô vắc-xin Quinvaxem
lưu hành tại Việt Nam đang bị tạm ngưng sử dụng. Ảnh: NGỌC DUNG
lưu hành tại Việt Nam đang bị tạm ngưng sử dụng. Ảnh: NGỌC DUNG
Lo ngại vắc-xin ho gà
Theo
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem được đưa
vào chương trình TCMR quốc gia từ tháng 6-2010 do Liên minh Toàn cầu về
vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) viện trợ. Mỗi năm Việt Nam sử dụng 4,5-5
triệu liều vắc-xin Quinvaxem tiêm miễn phí cho trẻ từ 2-4 tháng tuổi.
Trước năm 2010, chương trình TCMR sử dụng vắc-xin DPT (ngừa bạch hầu, ho
gà, uốn ván).
So
sánh tỉ lệ phản ứng giữa Quinvaxem và DPT trước đó cho thấy tỉ lệ phản
ứng nặng của DPT là 1,03/triệu và tỉ lệ tử vong là 0,6/triệu. Còn với
Quinvaxem có phản ứng nặng là 0,69/triệu và tỉ lệ tử vong là 0,17/triệu.
“Tỉ lệ này vẫn dưới ngưỡng cho phép của WHO là dưới 1/triệu. Vì thế,
đối với DPT hay Quinvaxem đều nằm trong ngưỡng cho phép và nếu so sánh
có thể nhận thấy tỉ lệ phản ứng sau tiêm chủng của Quinvaxem thấp hơn
của DPT khá nhiều” - ông Hiển dẫn chứng.
Tuy
nhiên, theo ông Hiển, đối với vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem, điều mà
các chuyên gia lo ngại nhất là phản ứng của thành phần vắc-xin phòng ho
gà. Với Quinvaxem là vắc-xin toàn tế bào (dùng xác vi khuẩn ho gà) nên
dễ gây phản ứng sốc phản vệ. Trong khi các vắc-xin phối hợp mới chứa
thành phần “ho gà vô bào” đã được tinh chế nên ít gây phản ứng hơn.
Tuy
vậy, trước khi đưa Quinvaxem “5 trong 1” vào chương trình TCMR, Bộ Y tế
đã tham khảo ý kiến và được WHO nhận định rằng vắc-xin toàn tế bào vẫn
có hiệu quả trong phòng bệnh với tỉ lệ tai biến vẫn chấp nhận được.
Hơn
nữa, giá thành vắc-xin này cũng phù hợp với tình hình kinh tế của Việt
Nam. Được biết, giá thành vắc-xin Quinvaxem của Hàn Quốc khoảng 20.000
đồng/liều, trong khi các loại vắc-xin phối hợp thế hệ mới của Mỹ và Bỉ
có giá từ 500.000-600.000 đồng/liều.
TPHCM vẫn tiêm chủng bình thường
Tại
TPHCM, vắc-xin Quinvaxem cũng được sử dụng trong chương trình TCMR quốc
gia. Trung bình một tháng, mỗi quận, huyện của TP có khoảng 2.000 trẻ
tham gia tiêm chủng.
Ngày
7-1, Viện Pasteur và Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM khẳng định đến thời
điểm này vẫn sử dụng vắc-xin Quinvaxem để tiêm chủng bình thường, chưa
có gì thay đổi. TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự
phòng TPHCM, cho biết đây là loại vắc-xin thuộc chương trình TCMR quốc
gia, được Bộ Y tế cấp phát xuống nên phải sử dụng. Trung tâm đang chờ
chủ trương của Bộ Y tế là có nên tiếp tục sử dụng nữa hay phải ngưng.
Ông Siêu cho rằng phụ huynh đừng quá lo lắng vì ở TPHCM có quy trình
tiêm phòng nghiêm ngặt. Trẻ trước khi tiêm được bác sĩ khám kỹ lưỡng, tư
vấn về các phản ứng phụ... Đặc biệt, sau khi tiêm nên để trẻ ở cơ sở
tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi...
N.Thạnh
|
Một
chuyên gia dịch tễ cho biết Quinvaxem được sản xuất tại Hàn Quốc, cung
cấp cho 30 quốc gia từ năm 2006 với gần 430 triệu liều. Tuy nhiên,
vắc-xin này hiện không dùng tại Hàn Quốc vì đây là vắc-xin thế hệ cũ,
các quốc gia có điều kiện tài chính thường sử dụng vắc-xin thế hệ mới.
|
NGỌC DUNG
Copy từ: Người Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét