Lời bình của Anh Ba Sàm
Lỡ hẹn bà con hôm qua sẽ bình về trả lời phỏng vấn của Nhạc sĩ Tôn Thất Lập trên BBC, giờ Trí Nhân Media đã có một bài phê phán mạnh mẽ: NHẠC SĨ “TÂM THẤT LỘT” LỜI NÓI “NÔN MỬA”. Tiếc là tác giả bài viết đã đưa ra những lập luận chưa thuyết phục lắm, song riêng cái tựa thì rất … chuẩn.
Có thể thấy BBC thực hiện nội dung phỏng
vấn liên quan phong trào học sinh sinh viên, sáng tác âm nhạc chính trị ở
miền Nam đúng vào thời điểm người Việt trong và ngoài nước đang sục sôi
phong trào chống giặc Đại Hán bành trướng là một cách làm khéo. Cái
khéo đó cùng với người phỏng vấn đã lột tả nhân cách con người ông nhạc
sĩ nổi tiếng một thời này.
Giờ đây, khi nhiều người bạn đã từng tranh
đấu cùng TTL năm xưa, đã lại phải “xuống đường”, trong khi ông ta ngồi
đó “ca” tiếp một bản nhạc xưa cũ. Cuộc xuống đường giờ đây không phải để
tiếp tục một phong trào thiên tả, rất rõ ràng đã được “các thế lực thù
địch” với chính quyền Sài Gòn xúi giục và trợ giúp (nhưng TTL thì vẫn cố
tránh né), mà là ngược lại, đang lật mặt “các thế lực thù địch” đó.
Trong sâu thẳm của nó là bắt đầu một cuộc sám hối vĩ đại, thực sự trở về với Dân tộc, chứ không còn mê muội triền miên với thứ chủ thuyết ngoại lai hoang tưởng nữa.
Bài phỏng vấn cho thấy sự so sánh về hai
nền dân chủ. Một bên là nền dân chủ cách đây ngót nửa thế kỷ, dù trong
chiến tranh khốc liệt, nhưng sinh viên, học sinh vẫn được ca hát, đấu
tranh chính trị khá là tự do. Còn nền “dân chủ” ngày nay thì sao? Chỉ
riêng hình ảnh nhạc sĩ Việt Khang bỗng nhiên trở thành tên tù nhân nguy hiểm
cũng đủ để minh họa cho cái nền dân chủ đó. Và TTL đã tự bộc lộ khi bị
dẫn dụ bởi những câu hỏi tưởng là giúp mình tự sướng với một thời trai
trẻ mụ mị. TTL bị “lột” cả quả tim đen, chứ không phải chỉ một phần –
“tâm thất”.
"Vì sao hát cho đồng bào tôi nghe?"
Nhạc sỹ Tôn Thất Lập khẳng định
với BBC rằng phong trào sáng tác ca khúc "Hát cho đồng bào tôi nghe" có
vai trò chính trị trong cuộc chiến 30 năm ở Miền Nam Việt Nam.
Ông nói phong trào có sự liên hệ với Mặt trận
Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và chịu sự chỉ đạo của Mặt trận dù
phủ nhận bản thân có tiếp xúc với cán bộ văn nghệ từ miền Bắc.Tôn Thất Lập: Phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" chính thức ra mắt vào năm 1969, tháng 12/1969. Nhưng trước đó, phong trào văn nghệ trong sinh viên đấu tranh, cũng như phong trào văn nghệ của toàn bộ cả miền Nam về âm nhạc dân tộc, về những trí thức yêu nước, nói chung những phong trào văn nghệ, đã phát triển rất mạnh.
Từ năm 1965, Tổng hội sinh viên Sài Gòn đã chính thức ra một nghị quyết “dùng văn nghệ để đấu tranh cho khát vọng của sinh viên, quyền lợi của sinh viên, cho phong trào hòa bình của đất nước.” Và từ đó phong trào rộng mạnh. Và tôi là người chính thức đứng ra triệu tập các nhạc sỹ trong phong trào sinh viên, để cùng nhau bàn bạc và đưa những âm nhạc này vào trong phong trào, xuống đường, đấu tranh của các trường đại học, cũng như các trường trung học ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt và Cần Thơ v.v...
"Bị bắt tiếng Việt gọi là bắt cóc bỏ đĩa, cuộc biểu tình nào mình tham gia, bị bắt, rồi bắt xong, chính quyền Sài Gòn cũng phải thả ra, vì dư luận người ta đấu tranh, lên án đàn áp sinh viên"
BBC: Có thể phát những bài hát này trên đài hay không hay là chính quyền không cho phép?
Chính quyền đâu có cho phép phát trên đài. Nhưng khoảng những năm 1966-1967, thì sinh viên Sài Gòn, vì nó là một tổng hội của sinh viên quốc gia, nên họ họ đấu tranh, thì chính quyền Sài Gòn cũng cho khoảng mỗi tuần cũng được phát thanh trong vòng nửa tiếng. Trong nửa tiếng đó, anh em vẫn hát những bài hát này và nói những tin tức. Nhưng về sau, qua những chương trình, thấy nó tác động mạnh quá, chính quyền cấm luôn.
BBC: Ông nói là chính quyền đàn áp nhiều, nhưng tại sao họ không đàn áp và chấm dứt được phong trào đó?
Khác biệt nhạc chiến tranh hai miền
Nhạc sỹ Tôn Thất Lập
nói về khác biệt giữa âm nhạc hai miền Nam, Bắc VN trong chiến tranh và
phong trào 'Hát cho đồng bào tôi nghe.'
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
BBC: Ông bị bắt lúc nào?
Tôi bị bắt trong phong trào đấu tranh. Trong cuộc xuống đường hôm 179 sinh viên Sài gòn bị bắt, tôi cũng bị bắt trong đó, đưa vào chỗ quận nhất. Sau tất cả 5 ngày, họ phải thả toàn bộ ra. Tôi đang là sinh viên Văn khoa Sài Gòn, thì tôi cũng được thả ra. Bị bắt tiếng Việt gọi là bắt cóc bỏ đĩa, cuộc biểu tình nào mình tham gia, bị bắt, rồi bắt xong, chính quyền Sài Gòn cũng phải thả ra, vì dư luận người ta đấu tranh, lên án đàn áp sinh viên.
'Bị cấm'
Chính quyền không chính thức ra văn bản cấm phong trào này, nhưng tất cả những hoạt động mà sinh viên những người sáng tác, ai cũng có hơn một lần bị bắt cả, bắt vào trong thì họ nói họ đang là sinh viên, thì phải thả ra. Còn họ đâu có cho mình tổ chức những chương trình. Chương trình này mình tổ chức vào cái thế dân chúng đứng ra tổ chức, ví dụ tổ chức nhưng những buổi tôi vừa nói, tổ chức ngay trong giảng đường, cái này họ cũng đàn áp.
Nhưng đàn áp xong thì thôi. Phong trào lại tiếp tục, làm chỗ này, chỗ khác. Tức là bị cấm, bị bắt, nhưng cuối cùng trước khí thế đấu tranh của dân chúng, nó nằm trong phong trào của dân chúng, nên chính quyền đâu có thể làm mạnh, nếu làm mạnh hơn nữa, sẽ bị lên án. Cũng có những lần bị đàn áp, nhưng cuối cùng anh em cũng phải ra thôi.
BBC: Các hành khúc của “Hát cho đồng bào tôi nghe” có khác với hành khúc ở miền Bắc “Tiếng hát át tiếng bom” hay “nhạc cách mạng” hay không?
Khác chứ. Ở miền Bắc, những ca khúc đó, họ vẫn viết những hình thức điệu “marche.” Nhưng ở ngoài đó, các nhạc sỹ đều tốt nghiệp ở nước ngoài, tốt nghiệp ở Trung quốc, Liên Xô, Đức hay các trường nên họ có hình thức, kết cấu tác phẩm khác hơn, mang tính chất bác học nhiều. Còn ở trong sinh viên mình cũng cố gắng, cũng có hòa âm đàng hoàng, cấu trúc đàng hoàng, nhưng làm thế nào cho cấu trúc gọn gẽ, dễ nhớ, dễ truyền bá.
BBC: Ca từ của “Hát cho dân tôi nghe” có vẻ không quá trực tiếp về chính trị và khác với một số ca khúc cách mạng được cho là “cổ võ cầm súng” ở miền Bắc?
Những tác phẩm của sinh viên trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” luôn luôn có thẩm mỹ, nó luôn hướng vào những gì mang tính khái quát, có tính chất ấn tượng, đặt những vấn đề về nhân văn, những đòi hỏi và khát khao của con người, như đòi hỏi hòa bình, cũng là khát khao của nhân loại. Không đặt vấn đề trực diện với những vấn đề có vẻ dính tới chính trị, dính tới vũ khí hay là đấu tranh. Nó đặt những vấn đề của xã hội.
Cho nên thẩm mỹ, những bài hát, tuy mình nghe nó khí thế, nhưng nó không phải là có cái gì dữ dằn lắm, nó rất hào hứng, đi vào lòng người, nó hợp với tâm sinh lý của sinh viên.
"Văn hóa chính thức, đàn áp trực diện, cổ súy cho chủ trương xâm lăng của Chính phủ Mỹ, Đế Quốc Mỹ, với những sự xuyên tạc, nói không đúng về sự đấu tranh của Mặt trận Giải phóng hay của đồng bào ở Miền Nam, thì cái đó, đương nhiên phải bỏ thôi"
Những tác phẩm này đặt những vấn đề của đồng bào, của nhân dân, như là nhân dân đang bị sưu cao thuế nặng, đang bị áp bức, đang bị bắt đi lính, cầm súng để bắn lại người Việt của mình, cho nên đó là những vấn đề chính trị. Những tác phẩm anh em vừa hát ra, nó truyền bá ngay trước hết trong sinh viên, thanh niên, học sinh Sài Gòn và các tỉnh. Thứ hai là trong các tổ chức của đồng bào, tổ chức công giáo, Phật giáo yêu hòa bình...
'Lãnh đạo'
BBC: Quan hệ giữa Mặt trận dân tộc giải phóng và “Hát cho đồng bào tôi nghe”? Có đúng là phong trào của các ông thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng?
Trong tổ chức của thanh niên và sinh viên, đương nhiên về mặt nguyên tắc, có những tổ chức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng lãnh đạo cái đó. Còn phong trào rộng tự phát, tự ý thức, rồi nó nâng dần tư tưởng lên. Nó gặp nhau ở điểm đó.
BBC: Thời đó ông có liên lạc với những đoàn văn công của Mặt trận dân tộc giải phóng không?
Tôi không liên lạc, nhưng khi ra Hà Nội thì tôi gặp trực tiếp, còn ở trong đó, mình ở trong vùng Sài Gòn mà.
BBC: Có thể in được các ca khúc trên tạp chí hay báo chí ở miền Nam không?
In trên báo của sinh viên thì có. Còn ở đây, các tổ chức như là tờ báo Đối diện của linh mục Nguyễn Ngọc Lan thỉnh thoảng vẫn in những bài đó. Những bài thơ, những bài hát của sinh viên vẫn được in. Và khi in, có khi bị chính quyền Sài Gòn cắt đục, tức là người ta cắt nó đi, nhưng có khi nó vẫn ra được. Do cái thế đấu tranh chính trị giằng co. Khi nào mà thế của phong trào mạnh, người ta in được hết, còn không, cũng vẫn bị kiểm duyệt.
BBC: Khi Việt Nam thống nhất, Đảng Cộng sản muốn thay đổi, muốn quét sạch văn hóa cũ của Sài Gòn, có một phong trào thanh lọc văn hóa của chế độ cũ? Quá trình đó như thế nào?
Văn hóa chính thức, đàn áp trực diện, cổ súy cho chủ trương xâm lăng của Chính phủ Mỹ, Đế Quốc Mỹ, với những sự xuyên tạc, nói không đúng về sự đấu tranh của Mặt trận Giải phóng hay của đồng bào ở Miền Nam, thì cái đó, đương nhiên phải bỏ thôi. Còn những bài thơ, hay những ca khúc, kể cả của những người đi lính Sài Gòn, nhưng họ viết, họ để lại, bây giờ Nhà nước vẫn cho dùng tác phẩm. Chỉ trừ một vài người có những vấn đề mặt chính trị, còn những ca khúc, bây giờ dần dần cũng cho phép duyệt, hát lại những bài hát cũ.
BBC: Trước 1975, chế độ Sài Gòn có muốn dùng âm nhạc để chống cộng không? Họ có các ca khúc loại đó không?
BBC: Ông còn nhớ một vài ca khúc ‘chống cộng’ nào không?
Cái đó bây giờ không nhớ. Hồi trước thì mình biết. Không nhớ rõ. Những bài tình ca thì nhớ, nhưng những bài đó không nhớ.
'Thanh lọc'
BBC: Có vẻ chính quyền Sài Gòn ít thuyết phục người dân đi theo đường lối của họ, trong khi ở miền Bắc lại dùng âm nhạc tuyên truyền nhiều hơn, trực tiếp hơn, ông nghĩ sao?
Chính quyền Sài Gòn cũng dùng âm nhạc, dùng đủ thứ hết, nhưng vì họ không có chính nghĩa, cho nên họ nói và cuối cùng người ta thấy đây là cái tổ chức đi ngược lại đường lối của dân tộc. Người ta không nghe.
BBC: Ông nghĩ gì về nhạc Rock du nhập vào Sài Gòn những năm 1960, 1970?
Bản thân nhạc Rock không có tội tình gì. Nhưng khi đất nước đang lúc có chiến tranh, dân nghèo, chủ trương của Chính quyền Sài Gòn, cũng như người Mỹ bỏ tiền vào cho chính quyền Sài Gòn, muốn đưa một hình thức âm nhạc giật gân, kích động con người quên đi những cái hoàn cảnh mình đang sống. Tức là tạo nên một nền nhạc lai căng, coi như đó là nhạc số một, còn nhạc dân tộc, nhạc đấu tranh, cái đó vứt đi, quên đi. Họ vừa chống cái đó, chống âm nhạc dân tộc, chống âm nhạc của sinh viên, họ xây dựng một nền âm nhạc dùng nhạc Mỹ. Chủ yếu nhạc Mỹ là một nền âm nhạc bác học của nhân loại, trong đó nhạc Rock chỉ là một bộ phận.
"Nhưng nhạc Rock để mình giải trí thì khác, còn khi cổ súy vào, để tất cả đều quay cuồng , say mê, mà quên đi tất cả những thực tế, thì đó là cái không tốt"
Chính vợ ông Thiệu, vợ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tới đó để trao giải thưởng, để gặp gỡ. Tức là chủ trương của nhà nước, rõ ràng, đưa những âm nhạc đó vào để làm cho sinh viên, thanh niên quay cuồng, quên đi những thực tế như là mình mất nước, đang bị đô hộ, đang bị cướp nước, đang bị đói khổ như vậy, quên đi để chạy theo cái xa hoa, mà cái đó phù phiếm. Chứ còn bản thân nhạc Rock tốt, có gì đâu.
BBC: Sau 1975, có vẻ người ta cấm nhạc Rock vì nhạc Rock có quan hệ với chế độ cũ và người Mỹ phải không? Thái độ của miền Bắc đối với nhạc Rock như thế nào, theo ông?
Không, nhạc Rock thì những năm đầu hòa bình, thì ngay cả dân chúng, người ta cũng chán. Rồi các nhà văn hóa, nhà nước, người ta không chủ trương phổ biến cái đó. Nhưng đó là trong vài ba năm đầu thôi, còn sau đó, thì những cái gì tốt của nhạc Rock vẫn du nhập, vẫn tổ chức biểu diễn. Cho nên ở thành phố này là nơi đầu tiên tổ chức những đêm liên hoan nhạc Pop, Rock, khắp cả nước về dự. Người ta không có chống cái đó. Nhưng những năm đầu thì dĩ nhiên vẫn đang còn khó khăn này nọ, thì không khuyến khích thôi, chứ không có cấm.
Copy từ: BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét